Trong quá trình thực hiện các Hợp đồng xây dựng ở địa phương có rất nhiều tranh chấp có thể phát sinh bởi các nguyên nhân khác nhau. Nếu các tranh chấp này đã được dự liệu ngay trong hợp đồng thì khi phát sinh các bên sẽ có cơ chế giải quyết, nhưng nếu tranh chấp này chưa được dự liệu trong hợp đồng thì sẽ dẫn tới việc giải quyết kéo dài và gây thiệt hại cho các bên.
Thực tiễn ở địa phương tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng thường phát sinh do nhiều nguyên nhân như: các tranh chấp liên quan đến thiết kế; các yêu cầu bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng bị chậm trễ, không đúng thiết kế hoặc không bảo đảm chất lượng; bồi thường trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng; yêu cầu liên quan đến bảo hiểm công trình, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồngẦ
- Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo đúng hợp đồng: Khi các nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thi công theo hợp đồng nhưng Chủ đầu tư lại không tiến hành thanh toán đầy đủ khối lượng mà nhà thầu đã thi công hoặc có thể tìm cách gây khó khăn, chậm trễ thanh toán gây ra các thiệt hại kinh tế cho nhà thầu.
- Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình: Trong lĩnh vực thi công xây dựng vấn đề tiến độ và chất lượng công trình là các yếu tố quan trọng thường được quy định chặt chẽ tại các hợp đồng thi công xây dựng giữa nhà thầu và Chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thi công do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, điều kiện về vốn, nhân lực dẫn đến nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về mặt thời gian hoặc chất lượng công trình. Điều này dẫn tới phát sinh tranh chấp giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công về việc phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường vi phạm hợp đồng.
Bảng 4.13. Kết quả giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Thủy
TT Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 công trình thực hiện quản lý về tranh chấp 14 100 27 100 18 100 26 100 2 công trình tranh chấp
về tiến độ thi công 3 21,43 3 11,11 4 22,22 5 19,23 3
công trình tranh chấp về nghiệm thu, thanh toán
2 14,28 4 14,81 1 5,56 1 3,85
4 Công trình không xảy
ra tranh chấp 11 64,29 20 74,01 13 72,22 22 76,92 Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2018) - Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: Trong quá trình thi công xây dựng có thể do nhiều lý do khác nhau mà một trong hai bên đã tiến hành chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng sẽ xảy ra thiệt hai cho bên còn lại. Khi quyền và lợi ắch của
một bên bị xâm phạm thì hệ quả tất yếu đó là tranh chấp sẽ xảy ra giữa các bên về yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng.
Giai đoạn 2015-2018 có 23/85 công trình xảy tranh chấp trong hoạt động xây dựng, chiếm 24,7%, trong đó: Tranh chấp về tiến độ thi công là 16 công trình, chiếm 18,82%; tranh chấp về nghiệm thu, thanh toán là 5 công trình, chiếm 5,88%.
Thực tế trong quá trình thực hiện dự án, công trình việc tranh chấp trong xây dựng vẫn xảy ra ở một số dự án, công trình. Từ 70-80% các nhà thầu xây lắp, nhà thầu giám sát đánh giá công tác quản lý tranh chấp xây dựng là tốt và rất tốt, 20-30% đánh giá công tác này ở mức trung bình. Tuy nhiên lại có tới 80% các chủ đầu tư đánh giá công tác quản lý tranh chấp xây dựng là tốt và rất tốt, chỉ 20% chủ đầu tư đánh giá công tác này ở mức trung bình, không có chủ đầu tư nào đánh giá ở mức yếu và rất yếu. Điều này chứng tỏ một thực tế đó là mặc dù vẫn tồn tại tranh chấp trong hoạt động xây dựng nhưng đa số các bên có liên quan đều tự giải quyết được và hài lòng với việc quản lý về tranh chấp xây dựng.
Bảng 4.14. Đánh giá của các bên liên quan về công tác quản lý tranh chấp xây dựng tại huyện Yên Thuỷ
ĐVT: % TT Đối tượng đánh giá Số lượng Mức đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu 1 Nhà thầu xây lắp 20 40 40 20 0 0 2 Nhà thầu giám sát 20 35 35 30 0 0 3 Chủ đầu tư 5 60 20 20 0 0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)