Công tác kiểm tra nghiệm thu công trình thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, ở cấp huyện là Phòng Kinh tế và Hạ tầng kể từ khi Nghị định số 15/2013/CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chắnh phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng có hiệu lực.
Qua hướng dẫn triển khai thực hiện, ở địa phương bước đầu còn nhiều lúng túng, tuy nhiên dần đi vào nền nếp theo đúng quy định. Qua kiểm tra nhận thấy trách nhiệm của các đơn vị ngày càng được nâng lên, nhất là nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, tư vấn quản lư dự án và chủ đầu tư.
Nhìn chung, thời gian qua, công tác kiểm tra nghiệm thu của Sở Xây dựng, của cơ quan quản lý nhà nước ở cấp huyện đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước là thực hiện đúng quy định. Theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chắnh phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Do đó, đa số các công trěnh sử dụng vốn nhà nước đều được kiểm tra công tác nghiệm thu.
Các đơn vị giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công tŕnh đã căn cứ vào
kế hoạch thắ nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường để thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu đã được xác nhận bằng biên bản; giám sát thi công xây dựng công trình đã căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thắ nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, các chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình đã thỏa thuận về việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ phận công trình xây dựng khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo; Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
Các chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản; Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại đó là, theo quy định thì các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng phải được quản lý chất lượng theo Luật Xây dựng, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Tức là phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế, kiểm tra nghiệm thu, trong quá trình thi công xây dựng phải có đõn vị tý vấn có nãng lực giám sát và hồ sõ nghiệm thu nhý là công trình vốn nhà nước. Tình hình thực tế hiện nay, đối với các công trình này thì chủ đầu tư quan tâm chắnh là giấy phép xây dựng, có giấy phép xây dựng th́ triển khai thi công và đưa vào sử dụng, không báo cáo khởi công, báo cáo hoàn thành cho cơ quan quản lý, do đó cơ quan quản lý không có kế hoạch kiểm tra. Một điều khó nữa là các công trình này đa số là thu hút đầu tư, nếu cơ quan chuyên môn kiểm tra thì dễ gây hiểu nhầm là cán bộ nhà nước làm khó, làm dễ, ảnh hưởng tiến độ xây dựngẦ Nhưng nếu các công trình này có sự cố về chất lượng sẽ thuộc về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước như: công trình dưới 15 tỷ đồng thì thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, công trình trên 15 tỷ đồng thì thuộc về trách nhiệm của các sở chuyên ngành theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý chất lượng công trình.
Công tác kiểm tra nghiệm thu, chủ đầu tư và các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng phải hiểu cho đúng là các cơ quan chuyên môn về xây dựng (các sở quản lý xây dựng chuyên ngành hay Phòng Kinh tế và Hạ tầng ) kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư, của các đơn vị giám sát, thi công, tức là cơ quan chuyên môn kiểm tra tắnh đúng đắn, phù hợp theo quy định sau khi các đơn vị đã nghiệm thu, chứ không phải các cơ quan này kiểm tra trước rồi chủ đầu tư nghiệm thu sau. Hiện nay, nhiều đơn vị còn hiểu nhầm ngược lại là cơ quan chuyên môn kiểm tra cho phép mới được nghiệm thu. Do đó việc kiểm tra nghiệm thu của cơ quan chuyên môn chỉ tập trung vào hồ sơ có tắnh pháp lý là chắnh, để có thể phân định trách nhiệm nếu có sai sót trong thực hiện, việc kiểm tra hiện trường chỉ mang yếu tố đối chiếu phù hợp với hồ sơ. Theo quy định thì "Việc kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế, không làm giảm trách nhiệm của chủ đầu tư về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và trách nhiệm của các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng về chất lượng công trình xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện".
Trên địa bàn huyện năm 2015 có 4/14 công trình( chiếm 28,57% ) không tuân thủ quy định về công tác nghiệm thu, trong đó có 2 công trình: Đường Bảo Hiệu-Hữu Lợi, Trạm Y tế xã Yên Trị không thực hiện đầy đủ nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu công việc; 2 công trình: Trạm Y tế xã Phú Lai, Trạm bơm xã Hữu Lợi không báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Năm 2016 có 5/27công trình (chiếm 18,52%) không tuân thủ quy định về công tác nghiệm thu, trong đó có 3 công trình: Đường bê tông xóm Hạ 2, xã Lạc Sỹ, Nhà sinh hoạt cộng đồng xã Bảo Hiệu, Kênh mương xã Yên Trị không thực hiện đầy đủ nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu công việc; 2 công trình không báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Năm 2017 có 4/18 công trình (chiếm 22,22%) không tuân thủ quy định về công tác nghiệm thu, trong đó có 3 công trình: Đường giao thông nông thôn xóm Hang đi xóm Heo xã Đa Phúc, Trường tiểu học Đa Phúc không thực hiện đầy đủ nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu công việc; 1 công trình không báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Bảng 4.9. Kết quả quản lý chất lượng công tác nghiệm thu xây dựng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Thủy
TT Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số
lượng % lượng Số % lượng Số % lượng Số %
1 Công trình thực hiện quản lý công tác nghiệm thu 14 100 27 100 18 100 26 100 2 Công trình không thực hiện đầy đủ nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu công việc
2 14,3 3 11,11 3 16,67 3 11,54
3
Công trình không báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra công tác nghiệm thu 2 14,3 2 3,17 1 5,55 1 3,85 4 Công trình thực hiện đầy đủ công tác nghiệm thu 10 71,4 22 85,72 14 77,78 22 84,61 Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2018) Năm 2018 có 4/28 (chiếm 22,22%) công trình không tuân thủ quy định về công tác nghiệm thu, trong đó có 3 công trình: Trường mầm non Sơn Ca xã Ngọc Lương, Đường bê tông xă Lạc Lương, Đường Lạc Thịnh - Đa Phúc không thực hiện đầy đủ nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu công việc; 1 công trình không báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Có 70%-90% Nhà thầu giám sát, đơn vị sử dụng công trình, người dân hưởng lợi đánh giá việc quản lý công tác nghiệm thu là tốt và rất tốt, còn lại từ 10- 30% đánh giá ở mức trung bình. Nguyên nhân là do trong quá trình tổ chức nghiệm thu nội bộ, nghiệm thu công việc, nghiệm thu hoàn thành vẫn còn một số tồn tại như thi công chưa đúng thiết kế, cắt bớt khối lượng ẩn nấp, thi công không đảm bảo mác bê tông, độ sụt của cátẦ
Bảng 4.10. Đánh giá của các bên liên quan về công tác quản lý chất lượng công tác nghiệm thu xây dựng tại huyện Yên Thuỷ
ĐVT: %
TT Đối tượng đánh giá Số lượng Mức đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Rất yếu 1 Nhà thầu giám sát 20 30 40 30 0 0 2 Đơn vị sử dụng công trình 20 40 40 20 0 0 3 Người dân hưởng lợi 60 60 30 10 0 0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)