Giám sát cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tắch các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về chất lượng các

4.3.5. Giám sát cộng đồng

- Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định.

- Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư: Quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tắch chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xă hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xă, ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy tŕnh, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;

- Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án trong các trường hợp sau: Phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa - xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng; Chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; Phản ánh với các cơ quan nhà nước về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng và kiến nghị biện pháp xử lý.

- Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch liên quan và kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: Chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;

- Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ắch của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án;

- Phát hiện những việc làm gây lãng phắ, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; - Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã: Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ắt nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn; Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện; Hướng dẫn Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng; Hướng dẫn, động viên cộng đồng tắch cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của Nghị định này; Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ điều kiện của xã, bố trắ địa điểm làm việc để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của Ủy ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng: Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lư có thẩm quyền về những kiến nghị của ḿnh; Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.

Năm 2015 và 2017 có tới 50% số công trình không tổ chức giám sát cộng đồng hoặc có thành lập Ban giám sát cộng đồng nhưng hoạt động không hiệu quả; Năm 2016 có 77,79% số công trình tổ chức tốt việc giám sát cộng đồng; năm 2018 con số này là 69,23%.

Bảng 4.25. Tình hình giám sát cộng đồng đối với các công trình xây dựng cơ bản tại huyện Yên Thủy

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Công trình phải giám sát cộng đồng 14 100 27 100 18 100 26 100 2 Công trình không tổ chức giám sát cộng đồng 3 21,43 4 14,81 4 22,22 3 11,54 3 Công trình có thành lập Ban giám sát cộng đồng nhưng không hoạt động 4 28,57 2 7,40 5 27,78 5 19,23 4 Công trình chấp hành tốt về giám sát cộng đồng 7 50 21 77,79 9 50 18 69,23 Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2018) 4.3.6. Các yếu tố khách quan

Thứ nhất là ảnh hưởng của thời tiết: Đặc điểm nền đất, cây cối, địa hình địa phương mức độ chia cắt vùng đất, độ dốc, đất trượt; điều kiện nước mặt và nước ngầm; Giải pháp thi công như thế nào phản ảnh được việc khai thác tốt điều kiện tự nhiên thuận lợi, khắc phục các bất lợi do tự nhiên địa phương tác động sẽ tạo điều kiện cho công trình có được chất lượng tốt. Đặc điểm nổi trội của khắ hậu nhiệt đới ẩm là mùa hè nhiều mưa, mùa đông lạnh và khô hơn, thời tiết ẩm

ướt và ấm trong mùa đông lạnh khô, tạo ra một chế độ mưa phong phú quanh năm. Các giải pháp thi công trong điều kiện nhiệt đới ẩm phải được xem xét và đề cập suốt toàn bộ tiến trình thi công công trình, dự án.

Thứ hai là việc sắp xếp, bố trắ nguồn vốn, giải phóng mặt bằng: Việc bố trắ sắp xếp nguồn vốn có ảnh hưởng quan trọng tới tiến độ và chất lượng của dự án. Nếu công trình được bố trắ đủ vốn thì sẽ tạo điều kiện cho Chủ đầu tư, các nhà thầu tổ chức thi công thuận lợi, không kéo dài dự án, đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình. Bên cạnh đó việc tổ chức giải phóng mặt bằng tốt cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công công trình.

Bảng 4.26. Một số nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng các công trình xây dung cơ bản trên địa bàn huyện Yên Thủy

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Tổng số công trình triển khai thực hiện 14 100 27 100 18 100 26 100 2 Số công trình bị ảnh hưởng tới tiến độ thi công do thời tiết 5 35,71 12 44,44 8 44,44 11 42,31 3 Số công trình chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng 2 14,29 2 7,41 1 5,56 3 11,54 4 Số công trình được bố trắ đủ vốn theo tiến độ hợp đồng 7 50 13 18,15 9 50 12 46,14 Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2018) Từ bảng 4.25 ta nhận thấy số công trình bị ảnh hưởng tới tiến độ thi công do thời tiết và giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ không nhỏ, năm 2015 có tới 5/14 công trình (chiếm 35,71 %) số công trình bị ảnh hưởng tiến độ do thời tiết; Năm 2016 là 12/27 công trình (chiếm 44,44 %) số công trình bị ảnh hưởng; Năm 2017 là 8/18 công trình (chiếm 44,44%) còn năm 2018 là 11/26 công trình (chiếm 42,31%).

Nguyên nhân giải phóng mặt bằng chậm làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công thì không lớn lắm, cụ thể: Năm 2015 có 2/14 công trình (chiếm 14,29%) số công trình bị ảnh hưởng tiến độ thi công do giải phóng mặt bằng; năm 2016 là 2/27 công trình (chiếm 7,41%); Năm 2017 là 1/18 công trình (chiếm 5,56%) còn năm 2018 là 3/26 công trình (chiếm tỷ lệ 11,54%).

Việc sắp xếp, bố trắ nguồn vốn là yếu tố quan trọng, quyết định tới tiến độ thi công công trình trên địa bàn, cụ thể: Năm 2015 có 7/14 công trình (chiếm 50%) số công trình được bố trị đủ vốn theo tiến độ hợp đồng; Năm 2016 là 13/27 công trình (chiếm 48,14%); Năm 2017 là 9/18 công trình (chiếm 50%); Năm 2018 là 12/26 công trình (chiếm 46,14% ).

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THUỶ, TỈNH HOÀ BÌNH

Một là: Uỷ ban nhân dân huyện, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng phải xác định chất lượng công trình xây dựng là vấn đề quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư dự án, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và trách nhiệm của mình đối với nhân dân; trên cơ sở đó xác định và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng; lựa chọn hình thức quản lý dự án theo đúng quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chắnh phủ; không ngừng nâng cao năng lực, trách nhiệm trong tổ chức quản lý thực hiện dự án; lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với quy mô, loại công trình để thực hiện dự án; tăng cường công tác kiểm tra hiện trường để theo dõi, kiểm soát tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động; kiên quyết xử lý những nhà thầu vi phạm về tiến độ, chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động theo quy định, giải quyết các tồn tại, vướng mắc và những kiến nghị của nhà thầu nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho nhà thầu thực hiện tốt các cam kết về tiến độ, chất lượng công trình xây dựng. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựngtriển khai đồng bộ các biện pháp, các quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng;

Hai là: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là Luật Xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/52015 của Chắnh phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chắnh phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chắnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chắnh phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình và các quy định khác có liên quan về quản lý chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực xây dựng;

Ba là: Tăng cường công tác quản lý về khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng, giám sát thi công công trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Hàng năm xây dựng kế hoạch mở các lớp tập huấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác khảo sát, thiết kế cho các cán bộ, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.

Tổ chức xây dựng, hướng dẫn quy trình quản lý, nội dung kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề, hoạt động sai chứng chỉ hành nghề, hoạt động không có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn; Phối hợp quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, tổ chức kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế theo các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định.

Đối với Chủ đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện, có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc khảo sát, thiết kế xây dựng, lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế có tư cách pháp nhân, đủ năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm phù hợp theo quy định.

Tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, nhiệm vụ thiết kế, giám sát chất lượng khảo sát, thiết kế xây dựng; Khuyến khắch việc sử dụng các chuyên gia, các đơn vị tư vấn có trình độ cao.

Các tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế công trình xây dựng trên địa bàn huyện có trách nhiệm: Thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn; Chỉ giao việc chủ trì khảo sát, thiết kế cho cá nhân của tổ chức mình nếu người đó có chứng chỉ hành nghề và năng lực hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật; Nghiên cứu áp dụng hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành để đảm bảo chất lượng toàn diện về kỹ thuật, mỹ quan công trình và hiệu quả sử dụng; Khẩn trương chấn chỉnh về tổ chức và hoạt động để đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng; đảm bảo chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tư vấn.

Về công tác giám sát tác giả: Đơn vị tư vấn thiết kế phải chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm thiết kế của mình; tăng cường công tác giám sát tác giả, phối hợp kịp thời với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ thiết kế và những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công; tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi chủ đầu tư yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)