Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Phân tắch các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về chất lượng các
4.3.1. Nguồn lực cho quản lý
Nguồn lực cho quản lý gồm có cả nguồn nhân lực và nguồn tài chắnh cho quản lý, việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đòi hỏi phải nguồn nhân lực có trình độ, năng lực phù hợp với chuyên môn; phải có kế hoạch xây dựng dự toán để thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình.
Mặc dù số lượng cán bộ, công chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện đã được sắp xếp đủ theo cơ cấu vị trắ việc làm, trình độ năng lực cũng đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên với địa bàn tương đối rộng, với khối lượng công việc lớn, cộng với máy móc, thiết bị trang bị cho hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật cũng như yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
Bảng 4.17. Trình độ nhân lực cán bộ quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản tại huyện Yên Thủy
TT
Trình độ cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước về xây dựng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Đại học 6 7 7 7
2 Cao đẳng 1 1 1 1
3 Tổng 7 8 8 8
Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2018) Nguồn kinh phắ dành cho công tác quản lý hoạt động xây dựng nói chung, quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng quá hạn hẹp, hàng năm chỉ dựa vào kinh phắ giao dự toán hàng năm, cộng với khoản bổ sung (nếu có) theo yêu cầu nhiệm vụ cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thực tế để thực hiện tốt việc quản lý chất lượng. Cán bộ làm công tác quản lý chất lượng thường bị động về nguồn kinh phắ và trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Bảng 4.18. Kinh phắ dành cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình
ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1
Kinh phắ từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị (Ổn định theo
thời kỳ ổn định ngân sách) 30 30 40 40 2 Bổ sung hàng năm 10 10 15 20
Tổng 40 40 55 60
Trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn cũng thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác, cụ thể:
Năm 2015 Phòng Kinh tế và Hạ tầng được trang bị 4 máy tắnh, 3 thước; Năm 2016-2017 được trang bị thêm 01 máy; Năm 2018 được trang bị thêm 02 máy nâng tổng số máy tắnh cả cơ quan lên con số 7. Trong khi đó những máy móc, thiết bị đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý chất lượng cũng chưa được quan tâm, trong suốt giai đoạn 2015-2018 các loại máy như máy toàn đạc, máy siêu âm bê tông, dụng cụ thắ nghiệm, kiểm nghiệm không được trang bị gây rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Bảng 4.19. Hiện trạng Máy móc, thiết bị phục vụ công việc quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại huyện Yên Thủy
TT Hạng mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Máy tắnh 4 5 5 7
2 Thước 2 2 2 2
3 Thước kẹp 1 1 1 1
4 Máy toàn đạc 0 0 0 0
5 Máy siêu âm bê tông 0 0 0 0 6 Dụng cụ thắ nghiệm,
kiểm nghiệm 0 0 0 0
7 Tổng 7 8 8 8
Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2018) Chắnh vì lẽ đó, khi được thăm dò ý kiến, phỏng vấn, các cán bộ từ cán bộ quản lý đến cán bộ của cơ quan chuyên môn đều không hài lòng, chỉ duy nhất một người được hỏi cho rằng hài lòng với trang thiết bị, phương tiện, máy móc được trang bị cho cơ quan mình, còn 7/8 cán bộ không hài lòng bởi vì họ cho rằng với việc quan tâm, trang bị như thế thì khó có thể đòi hỏi nhiều về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại địa phương.
Bảng 4.20. Mức hài lòng của cán bộ quản lý về trang thiết bị cho tác nghiệp
TT Số cán bộ Mức độ hài lòng
Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
1 8 0 1 7