Thức chấp hành của đơn vị thi công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tắch các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về chất lượng các

4.3.3. thức chấp hành của đơn vị thi công

Ý thức chấp hành của các đơn vị thi công là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình và hiệu quả của dự án đầu tư, theo quy định trách nhiệm của đơn vị thi công là rất lớn, nó cũng được quy định rõ ràng trong các hợp đồng xây dựng, tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công công trình của các đơn vị thi công:

Các đơn vị thi công lập hệ thống quản lý chất lượng không phù hợp với quy mô công trình, trong đó không quy định hoặc quy định không rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Việc bố trắ nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan có lúc được thực hiện chưa đầy đủ dẫn tới chất lượng một số công trình chưa thực sự đảm bảo.

Việc tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình; việc lập và phê duyệt biện pháp thi công không quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công.

Thực hiện các công tác kiểm tra, thắ nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng.

Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng.

Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.

Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do ḿnh thực hiện; chủ tŕ, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.

Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.

Các đơn vị thi công phần lớn trong quá tŕnh thi công đều không báo cáo kịp thời với chủ đầu tư khi có yêu cầu báo cáo về tiến độ thi công công trình, cụ thể: Năm 2015 có 13/14 (chiếm 92,86%) số công trình; năm 2016 có 25/27 (chiếm) 92,59% số công trình; năm 2017 có 17/18 (chiếm 94%); năm 2018 là 100%.

Bảng 4.23. Kết quả quản lý về tiến độ các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Yên Thủy

TT Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Đơn vị thi công 14 100 27 100 18 100 26 100 2 Đơn vị báo cáo kịp thời với chủ đầu tư 01 7,14 02 7,41 01 5,56 0 0

3

Đơn vị không lập hệ thống quản lý chất lượng và không báo cáo kịp thời chủ đầu tư về tiến độ thi công

13 92,86 25 92,59 17 94,44 26 100

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)