Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 44 - 49)

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại một số địa phương trong cả nước

2.1.1.1. Tỉnh Bắc Ninh

Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, trong thời gian qua, công tác đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh cả về số lượng, quy mô công trình, tạo bộ mặt đô thị và nông thôn khang trang, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Công tác quản

lư chất lượng công trình xây dựng đã được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, chất lượng các công trình xây dựng được nâng lên, không xảy ra sự cố nghiêm trọng về công trình xây dựng.

Tuy nhiên, thông qua hoạt động thanh, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh cho thấy vẫn còn hạn chế, bất cập, dẫn đến giảm chất lượng một số công trình xây dựng, đặc biệt là công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội do UBND cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư. Công tác lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng còn thiếu sót trong việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, áp dụng định mức, đơn giá, chế độ chắnh sách; việc thẩm tra, thẩm định, phê duyệt còn chưa kịp thời phát hiện được những thiếu sót, bất cập của hồ sơ thiết kế; công tác lập hồ sơ mời thầu, ký kết hợp đồng thi công xây dựng chưa nêu rõ quy cách, yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu thiết bị; năng lực một số đơn vị khảo sát, thiết kế, thẩm tra còn hạn chế (Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2018).

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện yêu cầu các chủ đầu tư công trình xây dựng tăng cường quản lý chất lượng công trình theo đúng quy định của pháp luật; các cơ quan chuyên môn về xây dựng nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế - dự toán, kiểm tra công tác nghiệm thuẦQuy định rõ đơn vị giám sát, thẩm tra là các trung tâm chuyên ngành; thực hiện nghiêm túc quy trình bảo trì công trình xây dựng; tăng cường công tác kiể m tra, xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng công trình xây dựngẦ(Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2018).Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành công trình xây dựng. Kiên quyết không đưa vào sử dụng những công trình chưa hoàn thành. Tiếp tục rà soát, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng, bố trắ đủ cán bộ có chuyęn môn để thực hiện quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn (Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2018).

Hội đồng nhân dân tỉnh tăng cường công tác giám sát nhằm giúp các địa phương làm tốt công tác quản lý chất lượng công trình; giao Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, đề xuất biện pháp xử lý đối với các cá nhân, tập thể có công trình vi phạm, báo cáo UBND tỉnh (Sở Xây dựng Bắc Ninh, 2018).

2.1.1.2. Tỉnh Nam Định

Quản lý chất lượng xây dựng công trình là công tác quan trọng xuyên suốt toàn bộ một dự án, từ khâu thẩm định tư vấn thiết kế, dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đến khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhất là khi tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật gia tăng nhanh chóng để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì việc quản lý chất lượng công trình bảo đảm an toàn, mang tắnh bền vững càng trở lên cấp thiết. Vì thế, thời gian qua, Sở Xây dựng Nam Định đã phối hợp cùng các ban, ngành chỉ đạo các phòng chuyên môn tăng cường kiểm soát về chất lượng xây dựng công trình toàn diện, đầy đủ trên mọi lĩnh vực quản lý.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện tại, hệ thống cơ chế chắnh sách, pháp luật về đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng đã tương đối hoàn chỉnh để quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng; năng lực và sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng đã được nâng cao một bước. Đặc biệt với việc Thông tư 26/2016/TT-BXD ngày 26-10-2016 của Bộ Xây dựng và Quyết định 39/2016/QĐ-UBND ngày 27-9-2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phân cấp mạnh mẽ về quản lý chất lượng công trình cho các địa phương góp phần giảm thiểu áp lực về mặt quản lý Nhà nước cho cấp tỉnh. Trong năm 2017 Sở Xây dựng đã tiến hành thẩm định 48 hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình với tổng giá trị hơn 317 tỷ đồng. Qua thẩm định đã giảm dự toán còn 306 tỷ đồng, cắt giảm hơn 10 tỷ đồng (tương đương 3,38%) góp phần chống thất thoát, lãng phắ ngân sách Nhà nước. Các chi phắ bị yêu cầu cắt giảm ở các dự toán tập trung về phần phá dỡ tạm tắnh, điều chỉnh đơn giá một số loại vật liệu theo công bố giá mới; giảm khối lượng xử lý nền móng, điều chỉnh khối lượng thép móng, chi phắ san lấp mặt bằng, chi phắ quản lý dự án; điều chỉnh lại tỷ lệ biện pháp thi công máyẦ Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình cũng được Sở quan tâm chỉ đạo triển khai toàn diện, theo đúng lộ trình kế hoạch. Thanh tra sở đã triển khai 3 cuộc thanh tra theo kế hoạch gồm dự án cải tạo, nâng cấp nhà giảng đường A4 Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định; cải tạo, nâng cấp mở rộng trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Nam Phong (thành phố Nam Định); xây dựng trụ sở làm việc Phòng Giao dịch Ngân hàng chắnh sách xã hội huyện Hải Hậu. Ngoài ra, Chi cục Giám định xây dựng cũng đã tiến hành thẩm tra 72 hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, với tổng giá trị dự toán tư vấn lập là 57 tỷ 930 triệu động, qua thẩm tra đã cắt giảm

được 2 tỷ 100 triệu đồng. Cùng với đó, Chi cục đôn đốc các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng kiểm tra, rà soát chất lượng các công trình tháp ăng-ten thu phát sóng viễn thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Phòng Công thương các huyện, Phòng Quản lý đô thị Thành phố Nam Định rà soát, cung cấp thông tin về các công trình xây dựng. Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ngành Xây dựng lần thứ 1 năm 2017. Sau khi kiểm tra, thẩm định, Chi cục Giám định xây dựng đã kịp thời ban hành văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư đảm bảo kế hoạch tiến độ dự án. Sắp tới, Chi cục sẽ phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Sở tiến hành kiểm tra chất lượng thi công xây dựng và công tác an toàn lao động của doanh nghiệp đối với 2 công trình gồm xây dựng nhà đa năng, nhà công vụ, các hạng mục phụ trợ Trường THPT An Phúc (Hải Hậu) và xây dựng nhà đa năng, cải tạo lớp học và hạng mục phụ trợ Trường Trung học phổ thông C Hải Hậu.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình cũng còn gặp nhiều khó khăn trong đó có vướng mắc từ văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi phắ cho việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng là một thành phần chi phắ thuộc khoản mục chi phắ khác và được dự tắnh trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình nhưng chưa có hướng dẫn tắnh toán cụ thể. Do đó, Chi cục chưa có đủ cơ sở để thực hiện thu phắ. Hiện, Chi cục đang đề nghị Sở kiến nghị Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn phải đưa chi phắ trên vào dự toán, đồng thời cho phép tạm tắnh chi phắ bằng 35% chi phắ giám sát thi công xây dựng trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác báo cáo quản lý chất lượng công trình, báo cáo khởi công và nghiệm thu công trình còn nhiều thiết sót về hồ sơ, sửa chữa khắc phục còn chậm. Bên cạnh những yếu kém trong khâu thiết kế, khảo sát thì chất lượng thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng từ phắa chủ đầu tư, ban quản lý dự án cũng còn nhiều bất cập. Trong đó, nhiều công trình sau khi khởi công, chủ đầu tư không thông báo về thời gian khởi công; thiếu kinh nghiệm trong kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng trước khi triển khai thi công. Cùng với đó, việc nhà thầu thi công ghi nhật ký không đầy đủ nội dung theo quy định; nghiệm thu vật liệu đầu vào, nghiệm thu hạng mục công việc khi chưa đủ căn cứ; tư vấn giám sát không lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát theo quy định, không tổ chức khảo sát, giám sát xây

dựng... đang gây những trở ngại nhất định trong công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Đơn vị tư vấn thiết kế chưa nắm bắt rõ ràng hướng dẫn về xác định chi phắ bảo trì công trình. Công tác bảo trì công trình chưa được chủ đầu tư, chủ quản lý, sử dụng công trình triển khai đầy đủ trên thực tế. Việc hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật cũng gặp nhiều khó khăn do chủ đầu tư đối với mỗi loại công trình liên tục thay đổi.

Tỉnh ta Nam Định đang tiến gần đến tỉnh nông thôn mới trong năm 2020 với đòi hỏi hạ tầng cơ sở phải hoàn thiện, đồng bộ hơn nữa nên công tác xây dựng luôn được coi trọng, đồng nghĩa với chất lượng công trình phải đảm bảo bền vững, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. Vì vậy, sắp tới, Sở Xây dựng Nam Định sẽ tăng cường siết chặt quản lý chất lượng công trình thông qua công tác sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề, tiến hành kiểm tra các phòng thắ nghiệm xây dựng LAS-XD và đơn vị tư vấn; chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật (Sở Xây dựng Nam Định, 2018).

2.1.1.3. Tỉnh Hà Tĩnh

Trong thời gian qua, Sở Xây dựng Hà Tĩnh đã tiến hành tổ chức kiểm tra, nghiệm thu đối với một số công trình xây dựng trên địa bàn. Qua kiểm tra cho thấy, quá trình triển khai thực hiện còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình như hồ sơ quản lý chất lượng thực hiện chưa đạt yêu cầu, một số công trình chất lượng thi công chưa đảm bảo yêu cầu đặt raẦ

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, đảm bảo việc tuân thủ quy định của pháp luật và nâng cao chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng đã đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện một số nội dung quan trọng.

Đối với chủ đầu tư, cần thực hiện nghiêm túc quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 31, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng.

Các cơ quan cấp phát vốn và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư chỉ thực hiện công việc cấp phát vốn và thẩm tra hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình khi công trình hoàn thành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nêu tại Khoản 2, Điều 32, Nghị định 46/2015/NĐ-CP) kiểm tra công tác nghiệm thu và có văn bản chấp thuận việc nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; Đồng thời, cơ quan, đơn vị sử dụng công trình chỉ tiếp nhận công trình vào sử dụng khi công

trình hoàn thành đã được cơ quan có thẩm quyền (nêu tại Khoản 2, Điều 32, Nghị định 46/2015/NĐ-CP) kiểm tra công tác nghiệm thu và có văn bản chấp thuận việc nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

Quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản số 881/SXD-QLHĐXD ngày 24/6/2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý thi công xây dựng công trình; Văn bản số 1222/SXD- QLHĐ&GĐXD ngày 6/6/2018 hướng dẫn một số nội dung quản lý chất lượng trong thi công công trình xây dựng của Sở Xây dựng.

Đặc biệt, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc các nội dung hướng dẫn tại Văn bản số 1005/QLHĐ&GĐXD; phối hợp với Sở Xây dựng tập huấn các nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)