Nội dung các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 32)

2.1.4.1. Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội

Thứ nhất, chương trình phát triển nông nghiệp - thôn: trình này tập trung

vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất lao động, tạo nhiều việc làm. Đồng thời, đầu tư phát triển nông - lâm - thủy sản: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản, mở rộng diện tích nuôi trồng (Trần Thị Thu, 2003).

Thứ hai, chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ: Chương trình này tập trung chủ yếu vào phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế mở,… thu hút hàng triệu lao động làm việc trong khu vực này. Hơn nữa, chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu: qua đó giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997).

Thứ ba, chương trình Mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm:Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1201/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015, với 6 dự án thành phần, nhằm nâng cao khả năng tạo việc làm cho nền kinh tế và đào tạo nghề cho người lao động,…

Thư tư, chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao

động nông thôn: Chương trình này ngoài hỗ trợ vốn còn đi kèm với đào tạo nghề

cho lao động nông thôn theo những lớp học về chuyển đổi kỹ năng, công việc theo (đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, 2009).

Thứ 5, tạo việc làm thông qua các nghề phụ, các làng nghề và khôi phục

các nghề phụ các làng nghề đã có trước đây.

2.1.4.2. Tạo việc làm thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định số lượng lao động trung bình của doanh nghiệp hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là doanh nghiệp vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp (trên 90%). Vì vậy,

các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn cho tổng sản lượng, cũng như tạo việc làm cho nền kinh tế. Chủ trương phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là phương thức hiệu quả nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.

2.1.4.3. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là xuất khẩu sức lao động của con người, do người lao động sử dụng sức lao động của mình bán cho chủ sử dụng lao động nước ngoài, sống và làm việc ở nước ngoài theo hợp động lao động đã ký kết.

Hiện nay, xuất khẩu lao động của Việt Nam được tiến hành thông qua các hình thức sau: Các doanh nghiệp dịch vụ tư nhân, các tổ chức hành chính sự nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài được phép đưa người lao động phù hợp với yêu cầu đi làm việc ở nước ngoài; đưa những công nhân tày nghề vững chắc đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài; Các cá nhân lao động trực tiếp ký kết hợp đồng cá nhân với chủ sử dụng lao động nước ngoài.

Các Tổ chức xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nay có vai trò trong hệ thống dịch vụ việc làm do đảm nhiệm nhiều chức năng như: tìm kiếm đối tác để ký hợp đồng tuyển dụng lao động ở nước ngoài, tuyển chọn lao động trong nước thông qua hồ sơ và phỏng vấn thi tuyển, đào tạo người lao động, đưa lao động ra nước ngoài làm việc và quản lý, đưa họ về nước khi hết hợp đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đóng vai trò trung gian để đưa người lao động có nhu cầu bán sức lao động đến được với người có nhu cầu mua sức lao động, sử dụng ở nước ngoài, đồng thời họ cũng hoàn thiện các thủ tục, các hoạt động dịch vụ để tạo điều kiện tốt nhất cho hai bên sau khi ký kết. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã có những đóng góp quan trọng vào việc tạo lập, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sức lao động, đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo việc làm; phát triển nguồn nhân lực; góp phần vào ổn định xã hội, an ninh, quốc phòng; thực hiện chính sách xã hội; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đóng góp vào ngân sách quốc gia và tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân lao động (Sở Lao động TBXH Hà Nội, 2014).

Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động là một trong những kênh tạo việc làm đem lại hiệu quả và giá trị cao. Ngoài việc học hỏi được kinh nghiệm làm việc từ nước ngoài, người lao động đi làm việc tại nước ngoài có mức lương

cao hơn nhiều so với mức lương từ những công việc tương tự trong nước. Tích lũy thu nhập của người lao động từ nước ngoài gửi về là một trong những nguồn vốn để giúp gia đình họ vững vàng về mặt kinh tế và có điều kiện tạo thêm việc làm và thu nhập, và khi họ trở về nước sẽ có cơ hội để tìm được nhiều công việc phù hợp (Sở Lao động TBXH Hà Nội, 2014).

2.1.4.4. Phát triển thị trường lao động

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, thị trường lao động có vai trò rất quan trọng trong giải quyết việc làm cho người lao động. Thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số hoạt động kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình cũng như nuôi sống gia đình mình. Thị trường lao động dễ dàng chuyển đổi người lao động sang chỗ làm việc thích hợp hơn, năng suất lao động và thu nhập cao hơn.

Thị trường lao động là nguồn thông tin rất quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với tất cả thị trường. Thông tin trên thị trường lao động giúp cho cả người sử dụng lao động cũng như người lao động xây dựng được các kế hoạch hoạt động trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)