Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Những năm 40 và 50 của thế kỷ XX, đời sống của nông dân Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, nông dân thiếu việc việc trầm trọng. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn chính phủ Nhật Bản đã tiến hành một số việc sau:

Thứ nhất, cải cách ruộng đất và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Cải cách ruộng đất đã khuyến khích người nông dân đầu tư thêm nhiều lao động vào ruộng đất chính họ sở hữu. Để tăng sản lượng, số ngày làm việc bình quân một vụ trên diện tích gieo trồng được tăng lên. Bên cạnh đó, thâm canh tăng vụ, hợp lý hoá cơ cấu cây trồng đã hạn chế được tình trạng thiếu việc làm theo thời vụ.

Thứ hai, các chính sách và chương trình hỗ trợ nông thôn khác nhau như: Chương trình tưới tiêu, cung cấp tín dụng và trợ giá nông nghiệp, đưa giáo dục

nông học vào trường phổ thông, hình thành các trung tâm nghiên cứu và trạm ứng dụng thử nghiệm phục vụ nông dân. Những chương trình này đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân. Sức mua ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo điều kiện để phát triển kinh tế phi nông nghiệp, từ đó thu nhập của các hộ nông dân đã không ngừng tăng lên. Một nguyên nhân thành công của Nhật Bản trong việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp là mở rộng các dịch vụ ngành nông nghiệp, bán lẻ và phân phối các lĩnh vực, nền kinh tế thoát khỏi áp lực của di dân và cạnh tranh quốc tế.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Theo tác giả Đinh Trọng Vân (2014) Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, dân số năm 2010 là 1,39 tỷ người do vậy vấn đề giải quyết việc làm được ưu tiên hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ước khoảng hơn 8% cộng thêm 200 triệu nông dân không có việc làm. Ước tính mỗi năm Trung Quốc cần tạo ra 20 triệu việc làm mới để ngoài việc đáp ứng công ăn việc làm cho những người đến độ tuổi lao động, còn thu nhận 8 triệu người đã mất việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Biện pháp có hiệu quả nhất giải quyết vấn đề thất nghiệp - ngoài khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - là sử dụng vốn trong nước để tạo ra nhiều việc làm hơn ở khu vực dịch vụ tư nhân. Mặc dù khu vực dịch vụ chỉ chiếm 1/3 GDP của Trung Quốc, nhưng lại sử dụng tới 85% việc làm được tạo ra trong 5 năm qua. Trung Quốc có các chính sách lớn về giải quyết việc làm như:

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn bằng các biện pháp tích cực như: Đánh giá đúng tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ, Trung Quốc tăng cường bồi dưỡng kiến thức (quản trị, công nghệ, marketing,…) cho các doanh nghiệp nhỏ; Đồng thời, khuyến khích tự tạo việc làm, tạo điều kiện cho các sinh viên tốt nghiệp đại học thành lập các doanh nghiệp nhỏ trong trường để bồi dưỡng ý thức lập nghiệp cho sinh viên; Đối với những người thất nghiệp ở thành phố và những công nhân viên chức bị giảm biên chế, hướng dẫn thành lập ra các doanh nghiệp nhỏ do nhà nước trả lương và quản lý lao động (Đinh Trọng Vân, 2014).

Thực hiện các chính sách đô thị hóa thích hợp: Qua chính sách này từng

bước nâng cao trình độ đô thị hóa góp phần tạo việc làm trong thành phố một cách tự nhiên đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế-xã hội cũng như việc chuyển đổi tình hình kinh tế và việc làm theo hướng tích cực tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục: Phát triển giáo dục nhằm nâng cao

tố chất con người, cải thiện chất lượng nguồn lao động đồng thời lấy việc học tập để thay thế và trì hoãn thời gian tham gia thị trường lao động của LLLĐ mới, từ đó giảm sức ép về tạo việc làm của nhóm lao động này (Đinh Trọng Vân, 2014).

Nhà nước Trung Quốc cũng tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triển bằng cách thực hiện các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, hạn chế các ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nông thôn nhằm tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp ở nông thôn. Do vậy, các doanh nghiệp nông thôn có cơ hội phát triển và tạo được nhiều việc làm hơn (Đinh Trọng Vân, 2014).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Với dân số khoảng 27,5 triệu người (năm 2009), các ngành phi nông nghiệp phát triển mạnh tạo nhiều việc làm cho lao động khu vực nông thôn. Lực lượng lao động ở Malaysia được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp do vậy áp lực thiếu việc làm từ khu vực nông nghiệp không lớn. Hiện tại Malaysia đang có nhu cầu nhập khẩu lao động từ bên ngoài do thiếu lao động. Đạt được thành tích đáng kể trong việc giải quyết dư thừa lao động, Malaysia đã thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính sách giải quyết việc làm hiệu quả cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn như:

Mở rộng sản xuất nông nghiệp ở những vùng đất mới: Chính sách này đã

giải quyết được khá nhiều việc làm cho lao động dư thừa nông thôn bằng các biện pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn, vật tư, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm,... tại những vùng đất mới khai thác.

Thực hiện liên kết các bên, từ nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và

chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp: Chính phủ Malaysia đã có

những biện pháp khuyến khích sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương với các tổ chức doanh nghiệp chế biến, hộ nông dân nhằm chuyển giao nhanh chóng và hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp lao động đã qua đào tạo - tạo nhiều

việc làm nhằm phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến trong nông thôn (Khuyết danh, 2014b).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)