* Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Kinh tế huyện Lương tài năm 2016 duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2015. Phường xã trực thuộc huyện bao gồm 13 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Thứa; xã Lâm Thao; xã Phú Lương; Xã Trung kênh; xã An Thịnh; xã Minh Tân; xã Quảng Phú; xã Trừng Xá; xã Bình Định; xã Mỹ Hương; xã Tân Lãng; xã Lai Hạ; xã Phú hòa; xã Trung Chính.
Có thể thấy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau nhiều năm đã đạt được những kết quả tích cực như: Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và các hình thức đầu tư khác, đất đai đã trở thành nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Từ năm 2014 đến năm 2016 diện tích đất tự nhiên không thay đổi với tổng diện tích 10.566,6 ha diện tích đất nông lâm nghiệp thủy sản ổn định với diện tích 6.777 ha diện tích đất phi nông nông nghiệp có xu hướng tăng từ 3.732,6 ha
năm 2016 lên 3.750,5 ha năm 2016, diện tích đất chưa sử dụng giảm từ năm 57,3ha năm 2014 xuống còn 39,3 ha năm 2016.
Bảng 3.1. Phân loại đất đai của huyện lương Tài giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: ha TT Chỉ Tiêu 2014 Năm Năm 2015 Năm 2016
So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Tổng DT đất tự nhiên 10.566,6 10.566,6 10.566,6 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông, lâm nghiệp,Thủ y sản 6.776,8 6.776,8 6.776,8 100,00 100,00 100,00 2 Đất phi nông nghiệp 3.732,6 3.733,0 3.750,5 100,01 100,47 100,24 3 Đất chưa sử dụng 57,2 56,8 39,3 99,31 69,19 84,25 Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Kết quả phân tích có thay đổi diện tích các loại đất như trên là hợp lý (giảm diện tích đất chưa sử dụng tăng diện tích đất phi nông nghiệp).
* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Các điều kiện về địa hình, đất đai và thời tiết khí hậu của huyện Lương Tài có khả năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây trồng và vật nuôi phong phú, có hiệu quả kinh tế cao, kể cả các loại cây dược liệu quý.
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: %
Ngành Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Ngành nông nghiệp 31,9 29,9 27,6 2. Ngành CN – XD 49,5 51,1 53,2 3. Ngành dịch vụ 18,6 19,0 19,2
Tổng 100,0 100,0 100,0
Đây là điều kiện quan trọng nhằm giảm tính thời vụ trong nông nghiệp, tăng việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn, hơn nữa phát triển giao thông của Lương tài tương đối thuận lợi, đặc biệt là hệ thống chính sách của nhà nước.
Về chuyển dịch kinh tế cho thấy những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Lương Tài có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng cho ngành CN - XD, dịch vụ, trong khi đó giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, cụ thể: Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ trọng ngành CN - XD từ 49,5% (năm 2014) tăng lên 53,2% (năm 2016) cụ thể là 3,7%; Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 31,9% (năm 2014) giảm xuống còn 27,6% (năm 2016) cụ thể là 4.3%; và cuối cùng là tỷ trọng ngành dịch vụ từ 18,6% (năm 2014) tăng lên 19,2% (năm 2016) cụ thể là 0,6 %. * Về dân số lao động của huyện Lương Tài
Huyện Lương Tài có tổng số dân tăng ổn định năm 2014 có 97.513 người và tăng ở năm 2015 (98.250 người ) như năm 2016 dân số 99.718 người. Về giới tính số lượng nam giới luôn thấp hơn số lượng nữ giới khoảng 1%.
Số hộ gia đình tăng dần qua các năm từ 18.716 hộ năm 2014 đến 2016 số hộ có 19.127 hộ .Đáng chú ý về số hộ tăng lên chủ yếu là hộ phi nông nghiệp tăng nhanh 7.482 hộ năm 2014 lên 9.306 hộ trong khi số hộ nôn nghiệp cũng có sự thay nhưng sự thay đổi không nhiều.
Ở bảng 3.3 cho ta thấy dao động giữa 3 năm nghiên cứu cũng có xu hướng tăng từ 48.756 người năm 2014 lên 49.859 lao động 2016. Đáng chú ý là lao động nông nghiệp có xu hướng tăng và giảm lên số lao động phi nông nghiệp.
Bảng 3.3. Về dân số lao động của huyện Lương Tài TT Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%) SL % SL % SL % 2015/2014 2016/2015 Bình quân
Tổng dân số (người) Người 97.513 100 98.250 100 99.718 100 100,756 101,494 106,688
1.Nam Người 47.830 49,08 48.260 49,12 48.492 49,13 100,899 100,480 100,689 2.Nữ Người 49.653 50,92 49.990 50,88 50.726 50,87 100,678 101,470 101,209 II. Hộ gia đình Hộ 18.716 100 18.927 100 19.127 100 101,127 101,056 101,091 1.Hộ NN Hộ 11.234 60,02 9.763 51,58 9.821 51,35 86,905 100,594 93,749 2. Phi NN Hộ 7.482 39,98 9.164 48,42 9.306 48,65 122,481 101,549 112,015 III Số LĐ Người 48.756 100,0 49.125 100,0 49.859 100,0 100,8 101,5 101,15 1. LĐ NN Người 34.321 70,2 33.743 68,7 32.158 64,5 98,6 95,3 96,95 2. LĐ Phi NN Người 14.435 29,8 15.382 31,3 17.701 35,5 106,0 115,1 110,55
Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Nhà nước đã có những chính sách cởi mở, ưu tiên nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân như cho vay vốn tín dụng, chính sách đất đai hợp lý đảm bảo sự ổn định cho người nông dân về quyền sử dụng đất cũng như thuận lợi trong việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai, có chính sách khuyến nông nhằm hướng dẫn cho nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm...Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi Lương tài cũng còn nhiều khó khăn trong việc giải quyết và tạo việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn hiện nay, cụ thể như trình độ dân trí còn rất hạn chế, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng chịu khổ hơn chịu khó còn phổ biến. Một bộ phận lớn dân cư sống theo tâm lý sản xuất nhỏ, không chịu cố gắng vươn lên, trình độ tiếp cận thị trường và khả năng sản xuất hàng hoá kém...Đây là khó khăn rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong thời gian tới cần có những biện pháp hợp lý để từng bước khắc phục vấn đề này thì mới giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân.