Kết quả tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương Tài giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 86)

đoạn 2014 - 2016

Một trong những ưu tiên hàng đầu trong phát kinh tế của huyện Lương Tài là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện góp phần tạo việc làm cho hàng ngàn lao động huyện. Trong thời gian qua, huyện đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo “cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, rút ngắn thời gian giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm kinh phí và thời gian cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ chế thuận lợi cho hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Chính vì vậy

số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Lương Tài đã tăng lên đáng kể, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.19. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: doanh nghiệp Ngành kinh tế Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân

Tổng DN 47 61 82 63

1.Nông, lâm thủy sản 8 12 17 12 2. Ngành CN & XD 18 22 30 23 3. Ngành dịch vụ 21 27 35 28 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài(2016)

Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện trong thời gian qua đều tăng, đã thu hút và giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động huyện Lương Tài mỗi năm. Việc phát triển các doanh nghiệp đồng nghĩa với cơ hội tạo việc làm cho NLĐ, hơn nữa phát triển doanh nghiệp theo ngành kinh tế nào thì cơ hội việc làm của người lao động trong ngành đó lớn hơn. Tuy nhiên, việc thu hút lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nông lâm thủy sản hiện nay tương đối thấp hơn so với các doanh nghiệp ngành khác, cụ thể bình quân những năm qua ngành Nông, lâm thủy sản có số lượng là 12 doanh nghiệp, trong khi đó ở các ngành CN & XD; ngành dịch vụ bình quân là 23 đến 28 doanh nghiệp.

Bảng 4.20. Số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: người Ngành kinh tế Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân

Tổng người 1.235 1.432 1.441 1.369 1.Nông, lâm thủy sản 256 270 286 271 2. Ngành CN & XD 367 462 521 450 3. Ngành dịch vụ 612 700 634 649 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2016)

Qua số liệu thống kê trên cho thấy năm 2014 có 1.235 người lao động được tạo việc làm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đến năm 2016 đã tăng lên là

1.441 người, bình quân là 1.369 người trong đó có 271 người lao động làm việc trong các doanh nghiệp về nông lâm thủy sản; 450 người đuợc tạo việc làm trong các doanh nghiệp về CN & xây dựng; đặc biệt có 649 người được tạo việc làm trong các doanh nghiệp về ngành dịch vụ.

Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng đối với huyện Lương Tài, nhưng quan trọng hơn là huyện cần lựa chọn phát triển các doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động huyện đặc biệt là lao động nông thôn mới thực sự quan trọng và hiệu quả, Bên cạnh đó, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng mang lại cơ hội việc làm cho hàng ngàn người lao động không chỉ trên địa bàn huyện mà còn thu hút lao động ở các địa phương khác tới làm việc. Qua đây cũng thấy rằng các chính sách thu hút đầu tư của huyện đã mang lại hiệu quả trong công tác tạo việc làm cho lao động địa phương. 4.1.3.1. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hình thức tạo việc làm cho người lao động bằng cách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi xuất khẩu lao động tăng lên tùy vào từng năm.

Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một giải pháp tạo việc làm cho lao động với một bên là nhập khẩu lao động và bên xuất khẩu lao động, thông qua con đường này mà người lao động có thể giải quyết được tình trạng thiếu việc làm trước mắt lại đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Hơn thế nữa người lao động đi làm việc theo con đường này sẽ có tay nghề cao hơn, tác phong làm việc công nghiệp, chuyên nghiệp.

Bảng 4.21. Giải quyết việc làm qua chương trình hướng nghiệp, giới thiệu việc làm năm 2016

Chỉ tiêu Năm 2016

SL (người) CC (%)

Tổng số lao động 101 100

Số lao động tham dự chương

trình giới thiệu việc làm 60 59,4

Số lao động đi xuất khẩu 11 10,9

Lao động đi làm việc ở thành phố và các KCN 30 29,7

Điều tra qua chương trình hướng nghiệp năm 2016 với tổng số lao động là 101 người trong đó số lao động tham dự chương trình giới thiệu việc là 60 người chiếm 59,4% trong tổng số lao động .Số lao động đi xuất khẩu lao động là 11 người chiếm 10,9% cơ cấu của tổng số lao động.Số lao động làm việc ở thành phố và các khu công nghiệp là 30 người chiếm 29,7% tổng số lao động.

Khi lao động hết hạn hợp đồng trở về nước có nguồn vốn để tự tạo dựng sự nghiệp với những kỹ năng đã được tích lũy ở nước ngoài.

Để đưa được NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thì các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp có chức năng được đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tìm hiểu thị trường nước ngoài bằng các cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, thu hút NLĐ, đưa NLĐ sang làm việc có thời hạn tại nước ngoài, tại các thị trường khác nhau với yêu cầu của NLĐ khác nhau như yêu cầu về ngành nghề khác nhau, điều kiện làm việc, mức thu nhập, chế độ đãi ngộ… để NLĐ được làm việc tại môi trường hợp lý, phù hợp.

Tại Việt Nam, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động có thể đi theo các hình thức sau:

Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài:

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được cấp giấy phép hoạt động để đưa người lao động sang làm việc ở các nước khác. Các doanh nghiệp tuyển dụng thông qua sở Lao động - TB&XH các tỉnh, thành phố để thực hiện các thỏa thuận đã được ký kết với bên nước tiếp nhận lao động về việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây được coi là một loại hình kinh doanh dịch vụ đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp, vì vậy đã xuất hiện khá nhiều các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, tạo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc tìm nguồn cung sang các nước khác, qua đó cũng phát triển, mở rộng thị trường lao động lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Đây cũng là loại hình được áp dụng nhiều và phổ biến nhất hiện nay.

Mặc dù vậy nhưng việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này NLĐ phải chịu chi phí xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp thường chạy theo lợi nhuận, lợi dụng các hình thức đào tạo để kiếm lời bất hợp pháp, tạo điều kiện phát sinh các hành vi bất chính như trung gian, môi giới gây thiệt hại cho người lao động.

Thông qua doanh nghiệp đưa NLĐ đi lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức tập trung, nâng cao tay nghề: Theo hình thức này thì các doanh nghiệp phải có hợp đồng ký kết với các cơ sở thực tập ở nước ngoài để nhằm đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập, học hỏi kỹ năng, nâng cao tay nghề. Đây là hình thức không tốn kém chi phí nhưng quy mô nhỏ vì hình thức này chỉ dành cho người lao động đang được làm việc tại doanh nghiệp, công ty và hiện công ty đó phải có nhu cầu đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

NLĐ tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân: Với hình thức này NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua tự tìm hiểu hay được họ hàng, người thân giới thiệu hay những NLĐ đã hết hợp đồng làm việc và quay lại làm việc lần tiếp theo. NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hình thức này khi có hợp đồng trực tiếp đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh, thành phố nơi NLĐ thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân và khi làm việc ở nước ngoài thì đăng ký với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại. Đây là hình thức được xem là ít tốn kém mà lại mang đến nhiều lợi ích cho NLĐ khi không phát sinh khoản phí xuất khẩu, mặt khác lại nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính NLĐ.

Thông qua doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư ở nước ngoài: Với hình thức này, thì khi doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam được trúng thầu công trình ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ tiến hành đưa NLĐ của doanh nghiệp mình sang làm việc ở các công trình trúng thầu ở nước ngoài, hoặc đưa NLĐ sang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do cá nhân thành lập ở nước ngoài. Khi làm việc NLĐ đã được ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp và sang làm việc tại nước ngoài thì chỉ làm tại các cơ sở sản xuất do cá nhân thành lập hay các công trình nhận thầu. Khi NLĐ đi làm việc theo hình thức này thì không mất các chi phí xuất khẩu, nguồn thu nhập ổn định, tạo thuận lợi trong công tác quản lý NLĐ.

Hiện nay Huyện ủy - UBND Huyện Lương Tài đã và đang chỉ đạo triển khai các chính sách cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như: Ngân hàng Chính sách xã hội đang thực hiện cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (QĐ 365), Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/ 2009 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 (QĐ 71) và Quyết định số 1465/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc mới triển khai năm 2014.

Phối kết hợp với các công ty để tuyển chọn lao động sang làm việc có thời hạn ở nước ngoài như: Công ty cổ phần Quốc tế Trường Gia TMC; Công ty cổ phần đào tạo và phát triển công nghệ Hà nội; Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Vinacom Việt Nam; Công ty cổ phần Việt Hà - Hà Tĩnh; Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp Quốc phòng; Công ty Cổ phần thương mại phát triển Kỹ thuật và nhân lực Quốc tế; Công ty cổ phần xây dựng và cung ứng nhân lực Quang Trung.

Phần lớn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tập trung ở khu vực nông thôn và ở những gia đình có kinh tế khó khăn, ít có khả năng tìm được việc làm, số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.22. Quy mô, cơ cấu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài giai đoạn 2014 - 2016

Nội dung ĐVT Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016 Số lao động đi làm việc có thời hạn ở

nước ngoài, trong đó: Người 82 110 80

- Nhật Người 15 25 20

- Hàn Quốc Người 30 40 30

- Đài Loan Người 27 30 20

- Các nước khác Người 10 15 10 Cơ cấu lao động đi làm việc có thời

hạn ở nước ngoài, cụ thể: % 100 100 100

- Nhật % 18,3 13,6 25

- Hàn Quốc % 36,6 36,4 37,5

- Đài Loan % 32,9 27,3 25

- Các nước khác % 12,2 13,6 12,5 Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Lương Tài (2016)

Theo kết quả điều tra cung - cầu của huyện Lương Tài, Năm 2014 toàn huyện có 82 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; năm 2015 có thêm 110 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tăng 28 lao động, và năm 2016 là 80 lao động đi nước ngoài, giảm 2 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài so với năm 2014, và giảm 30 lao động so với năm 2015. Tỷ lệ cao nhất vẫn là lao động sang nước Hàn Quốc, sau đó mới đến Đài Loan, nguyên nhân chủ yếu người lao động tập trung đông ở nước Hàn Quốc và Đài Loan là do chi phí để sang làm việc thấp hơn các nước khác, thủ tục đơn giản, ngành nghề đa dạng, hơn nữa thị trường lao động ở Hàn Quốc và Đài Loan đối với người lao động không cao.

Phần đông số lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là người lao động nông thôn, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhân khẩu nhiều, ít có cơ hội tìm được việc làm ổn định tại địa phương nên đi làm việc tại các nước khác là biện pháp giúp họ có được việc làm với mức tiền công tương đối có thể chi trả các khoản nợ ngân hàng và có nguồn thu nhập dôi dư đề làm vốn phát triển kinh tế khi về nước.

Cùng với đó, người lao động đi nước ngoài làm việc còn được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến, phong cách làm việc khoa học, hiện đại nên người lao động đã thay đổi được nhận thức, nâng cao trình độ nghề nghiệp, tích lũy được kinh nghiệm để khi trở về nước có điều kiện mở doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm cho gia đình và cộng đồng. Đây là kiến thức cần có, là tiền đề cho người lao động sau khi hết hợp đồng về nước tham gia lao động sản xuất kinh doanh có năng suất, chất lượng cao hơn.

Hộp 4.2. Ý kiến của phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân về hướng giải pháp tạo vệc làm thông qua xuất khẩu lao động của huyện Lương tài

“Cần cù, chịu khó là những điểm mạnh của người lao động Lương Tài, tuy nhiên cũng như ở đại đa số các vùng miền khác, họ phần lớn là lao động phổ thông. Nhiều người sang đất khách với hành trang quá ít về ngoại ngữ, kiến thức, đặc biệt là pháp luật nước sở tại, nên việc vi phạm, phá bỏ hợp đồng cũng đã xảy ra. Do vậy, cần được các các cấp, các ngành và Sở LĐ-TB&XH đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu lao động.

Nguồn : Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Hiến phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lương Tài phát biểu ( 2016)

Số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài giảm dần là do công tác xuất khẩu hiện nay còn nhiều hạn chế, thông tin chưa được cập nhật rõ ràng và chính xác đến các đối tượng lao động, sự liên kết giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, hiệu quả, lợi ích của công tác xuất khẩu còn hạn chế.

Người lao động đi lao động các nước còn chưa nhận thức đúng về hình thức lao động bên các nước, tình trạng phá hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc vẫn còn tái diễn không những ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước, gây khó khăn trong công tác xuất khẩu lao động. Do vậy, cần phải có những định hướng, chính sách cho người lao động hiểu và nắm rõ được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi đi làm việc có thời hạn ở các nước.

4.1.3.2. Tạo việc làm thông qua phát triển thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)