Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 91)

* Điều kiện tự nhiên

Hoạt động tạo việc làm cho người lao động nông thôn huyện Lương Tài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: mức thu nhập của người dân, đặc tính của hộ gia đình,… Người lao động chấp nhận làm một công việc nào đó hay

không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố quan trọng là mức thu nhập mà một người muốn đi làm hay là một mức thu nhập tối thiểu để người đó chấp nhận hy sinh thời gian nghỉ ngơi, học tập, làm nội trợ, chăm sóc con cái,... để đi làm.

Như vậy, việc làm được tạo ra phải đảm bảo một mức thu nhập hợp lý cho người lao động. Tiếp đến, tạo việc làm còn phụ thuộc vào các đặc tính nhân khẩu học như: tuổi, giới tính của người lao động.

*Điều kiện kinh tế xã hội

Phát triển kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm cho nền kinh tế nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, do vậy cơ cấu lao động khó dịch chuyển. Phát triển công nghiệp là thế mạnh và là nơi thu hút nhiều lao động nhưng chưa thực sự năng động;

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn như nội dung đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn nhưng có thể thấy các chương trình đào tạo cho nông dân cũng đã mang lại thu nhập cao từ nông nghiệp; có cơ hội việc làm phi nông nghiệp;

Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế hiện nay, đầu tư có vai trò tích cực trong tạo việc làm, các địa phương trong cả nước đều có xu hướng mở rộng thu hút đầu tư với các ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội;

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn còn thấp, còn thiếu kỹ năng trong nghề nghiệp đó cũng là những hạn chế trong tìm kiếm việc làm;

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tay nghề cho người lao động vẫn được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế về ngân sách, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu trong xã hội;

Việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã tạo ra nhiều việc làm trong xã hội nhưng việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ phía địa phương còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa các ngành, mức độ tập trung vốn còn thấp;

Thông tin thị trường lao động đã giúp người lao động có được việc làm và được tạo việc làm hoặc tự tạo việc làm.

*Yếu tố giải pháp về cơ chế chính sách

a. Một số văn bản liên quan đến tạo việc làm của nhà nước

Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày ngày 27 tháng 11 năm 2009 về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 với quan điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Một trong những mục tiêu đề án nhằm hướng đến là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Quyết định số 1201/2012/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015. Mục tiêu nhằm hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là ở khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2015.

Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới. Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn. Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.

b. Các chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Về việc làm: Một số văn bảnđược ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết việc làm.

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khoá XVII: Số 128/NQ - HĐND số17 ngày 24/4/2014 về việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; số 175/2015/NQ - HĐND17 ngày 24/4/2015 về việc bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn theo Nghị quyết số 128/NQ-HĐND17;

Căn cứ Nghị quyết số 31/2016/NQ - HĐND sô18 ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh

Căn cứ QĐ số 30/1012/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 về ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Căn cứ QĐ số 39/QĐ-UBND ngày 31/1/2013 về việc điều chỉnh mức phụ cấp đối với nhân viên thú y cấp xã và quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với cộng tác viên thú y thôn, khu phố;

Căn cứ QĐ số 53/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 về ban hành quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

*Về dạy nghề

Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 13/7/2010 về triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Kế hoạch 813/HD-LS ngày 24/5/2011 của Liên sở: LĐTB&XH - Tài chính về việc hướng dẫn triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 QĐ-TTg.

Công văn số 2545-CV/HNDTW ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam về việc báo cáo kết quả hoạt động dạy nghề và dịch vụ hỗ trợ nông dân để phục vụ các hội nghị chuyên đề Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh.

Quyết định số 673/QĐ –TTg ngày 10/5/2011 về việc “Hội nông dân Việt nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2010 - 2020;

*Về chính sách tạo việc làm

Các chính sách tạo việc làm ở các cấp có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tạo việc làm cho người lao động. Các chính sách về việc làm được ban hành tương đối đầy đủ như: Các chính sách chung về việc làm quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động về việc làm, trách nhiệm của Nhà nước về việc làm,...; Chính sách hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho người lao động thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dự án cho vay giải quyết việc làm...; Chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua cho vay tín dụng, bồi dưỡng kiến thức, nghề nghiệp trước khi đi lao động ở nước ngoài,.... là những yếu tố chính và cơ bản nhất, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

Tuy nhiên nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm bao giờ cũng thấp so với nhu cầu thực tế của xã hội. Hiện tại, số vốn này mới chỉ đáp ứng cho một phần nhỏ nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mong muốn của chúng tôi là các cấp, ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa tới chương trình cho vay giải quyết việc làm để tạo điều kiện bổ sung, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp phát triển, thiết thực tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

*Các cơ sở đào tạo nghề tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương Tài Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách chỉ tiêu tạo việc làm cho lao động nông thôn. Nắm được quy mô, cơ cấu lao động khu vực nông thôn. Thu thập số liệu về tình trạng việc làm của lao động nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò tham mưu kịp thời cho lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh trong việc ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.

Ủy ban Nhân dân huyện hằng năm chỉ đạo cấp xã khảo sát đối tượng lao động có nhu cầu học nghề và hỗ trợ vốn,… báo cáo với Ủy ban nhân dân để lên kế hoạch đào tạo và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.

đào tạo, có những ưu tiên đối với lao động trên địa bàn huyện, đặc biệt là lao động nông thôn, Các cơ sở đào tạo nghề phối hợp với các doanh nghiệp, tạo sự liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động. Tạo cơ chế liên kết giữa doanh nghiệp và các trường nghề trên địa bàn để có kế hoạch đào tạo và dạy nghề trong từng năm, từng giai đoạn đào tạo những ngành nghề để khai thác những thế mạnh của huyện.

Nông thôn huyện Lương tài đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xóa đói nghèo, tăng thu nhập cho nông dân ở khu vực nông thôn, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn trong huyện hiện nay.

Tuy nhiên, Đầu tư cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn hạn chế: Mặc dù đầu tư cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong những năm qua đã tăng đáng kể, nhưng so với nhu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay việc đầu tư còn hạn chế, chưa tương xứng nên đã ảnh hưởng tới kết quả công tác đào tạo nghề, nhất là việc mở mang những ngành nghề mới theo xu thế nhu cầu của thị trường lao động.

Đào tạo nghề, giúp lao động có tay nghề hướng đến mục tiêu có việc làm ổn định là hướng đi chính trong chương trình giải quyết việc làm của tỉnh hiện nay.

*Sự phối hợp giữa các ban ngành giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Tuy nhiên nhiều nơi chưa có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo công tác dạy nghề, chương trình giải quyết việc làm. Mặt khác nhận thức về nghề nghiệp của đại bộ phận dân cư còn bị hạn chế, phần lớn người dân coi học nghề là con đường cuối cùng để mưu sinh, công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa được coi trọng, học sinh còn lung túng khi lựa chọn cho mình nghề để học, bậc học phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)