Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 66)

4.1.1.1. Tình hình dân số

Huyện Lương Tài có tổng số dân tăng ổn định, dân số trong huyện được phân bổ ở 13 xã và 1 thị trấn Theo số liệu niên giám thống kê năm 2015 của tổng cục thống kê huyện, tổng dân số toàn huyện là 975.13 người và tăng ở năm 2015(98.250 người ) như năm 2016 dân số 99.718 người trong khi số hộ nông nghiệp cũng có sự thay nhưng sự thay đổi không nhiều

Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số huyện Lương Tài giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: người Khu vực 2014 2015 2016 So sánh (%) SL % SL % SL % 15/14 16/15 Bình quân Tổng 97.513 100 98.250 100 99.718 100 100,8 101,5 106,7 TT 8.465 8,4 8.377 8,5 8.942 9,0 99,0 106,7 102,85 NT 89.048 91,3 89.873 91,5 90.776 91,0 101,0 101,0 151.5

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2016) Kết quả phân tích ở bảng 4.1 cho thấy:

Ở Lương Tài phân bố dân số nông thôn chiếm 90% về ở thành thị chiếm 10% , và tuân theo xu hướng làm ở thành thị tăng nhanh từ 8.465 người năm 2014 lên 8.942 người năm 2016 số liệu ở nông thôn có xu hướng tăng nhưng không nhiều.

Huyện đã chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn để có nhiều cơ hội việc làm hơn, chất lượng lao động huyện Lương Tài được nâng cao sẽ thu hút đầu tư vào huyện nhằm phát triển kinh tế huyện và cũng tăng thêm việc làm mới cho lao động địa phương, ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bảng 4.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động huyện Lương Tài 2014 - 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) SL % SL % SL % 15/14 16/15 Bình quân Trình độ CMKT 48.756 50,0 49.125 50,0 49.859 46,3 100,7 101,5 101,1 Sơ cấp nghề 16.942 17,4 20.094 20,5 38.751 36,0 118,6 192,8 155,7 Trung Cấp 3.465 3,5 4.361 4,4 4.998 4,7 125,8 114,6 120,2 Cao đẳng 1.967 2,0 2.715 2,8 3.054 2,8 138,0 112,5 125,3 Đại Học Trở lên 1.891 2,0 2.698 2,7 2.976 2,7 142,7 110,3 126,5 Chưa qua ĐTCMKT 24.491 25,1 19.257 19,6 8.000 7,5 78,6 41,5 60,1 Nguồn: Phòng LĐTB - XH huyện Lương Tài (2016)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.2 cho thấy trình độ chuyên môn ở huyện Lương Tài số các hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật biến động trong khoảng 49,125 người năm 2015 lên 49.859 năm 2016.

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông thôn Khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng giúp nông dân nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tạo ra ngành nghề mới nhằm nâng cao thu nhập. Qua phỏng vấn trực tiếp nông dân ở 3 xã điều tra (xã Tân Lãng; xã Trung Kênh và xã Phú Hòa), kết quả cụ thể được thể hiện ở dưới bảng sau:

Bảng 4.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động

Chỉ tiêu Hộ Cơ cấu (%)

Xem chương trình khuyến nông trên TV 74 61,6 Nghe trương trình khuyến nông trên đài TNVN 18 15,0 Tham gia các lớp tập huấn 15 12,5 Đọc báo và các tạp chí chuyên ngành 10 8,3

Khác 3 2,6

Tổng số 120 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Kết quả bảng trên thấy rằng những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông thôn cụ thể như sau: Khi được hỏi, có 74/120 hộ (chiếm 61,6%) trả lời có xem chương trình khuyến nông trên ty vi. Tuy nhiên, mức độ xem không thường xuyên, còn các hộ nghe đài cũng vậy. Đây là một hạn chế của các hộ nông dân khi sử dụng phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế qua tìm hiểu, người nông dân rất ít khi xem chương trình khoa học, chương trình truyền bá chính sách và pháp luật. Với sách báo chuyên ngành, chỉ có 8,3% số người được hỏi trả lời là có đọc. Nhiều người trong số này là cán bộ đã nghỉ làm việc ở các cơ quan nhà nước trở về nông thôn. Những người làm nông dân thực sự thì tỷ lệ này còn thấp hơn.

4.1.1.2. Tình hình việc làm của lao động nông thôn ở huyện Lương Tài

Theo số liệu thống kê huyện số người không có việc làm cũng chỉ giảm vào năm 2015 sau đó vào năm 2016 số người không có việc lại tăng lên đáng kể, kết quả không như trong kế hoạch, lý do này có thể chính sách tạo việc làm của năm 2016 không đạt được hiệu quả như kế hoạch, hơn nữa năm 2016 kinh tế của huyện gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước. Tỷ lệ người không có việc làm còn khá cao và chủ yếu là lao động nông nghiệp, tập trung ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân là do tỷ lệ lao động nông thôn chưa được đào tạo nhiều về chuyên môn kỹ thuật nên khả năng tìm kiếm việc làm cũng như tạo việc làm còn hạn chế.

Bảng 4.4. Thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Lương Tài 2014 - 2016 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So Sánh SL % SL % SL % 15/14 16/15 Bình quân Tổng LĐ 48.756 100,0 49.125 100,0 49.859 100,0 100,7 101,5 101,1 Lđ có việc làm 43.125 88,5 44.214 90,0 45.211 90,7 102,5 102,2 102,4 Lđ chưa có việc làm 5.631 11,5 4.911 10,0 4.648 9,3 87,2 94,6 90,9 Nguồn: Phòng LĐ & thương binh - XH Lương Tài (2016)

Số liệu ở bảng trên cũng cho thấy số người có việc làm của huyện Lương Tài có xu hướng tăng lên qua các năm và tăng ở mức độ không nhiều, gần như không có sự biến động lớn, tổng lao động tăng lên từ 48.756 người năm 2014 lên 49.125 người năm 2016 trong đó số người có việc làm cũng tăng lên 88,5% năm 2014 đến 90,7% năm 2016 và kết quả là số lao động không có việc làm giảm dần. a. Việc làm phân theo khu vực

Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, dân cư sống ở khu vực nông thôn có xu hướng chuyển dần ra sinh sống và làm việc ở đô thị. Hơn nữa, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thành lập và phát triển ở các khu đô thị hoặc ven đô nhiều hơn là ở các khu vực nông thôn do thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và giao thông đi lại.

Kết quả về thực trạng việc làm phân theo khu vực trong giai đoạn 2014 - 2016 cho thấy:

Số lao động có việc làm theo khu vực có sự biến động rõ nét giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Số lao động có việc làm ở khu vực thành thị tăng cao hơn còn số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn lại giảm dần trong giai đoạn này, cụ thể: Năm 2014 số lao động có việc làm ở khu vực thành thị từ 45,9% nhưng đến năm 2016 đã tăng lên là 50,9% người.

Bảng 4.5. Lao động phân theo khu vực giai đoạn 2014 - 2016 Lao động có việc làm Đơn vị

tính 2014 2015 2016

1. Phân theo khu vực 48.756 49.125 49.859

+ Thành thị (người) Người 22.367 23.164 25.391 + Nông thôn (người) Người 26.380 25.961 24.468 2. Cơ cấu việc làm theo khu vực 100 100 100

+ Thành thị % 45,9 47,2 50,9

+ Nông thôn % 54,1 52,8 49,1

Nguồn: Phòng LĐ & thương binh - XH Lương Tài (2016)

b. Việc làm phân theo ngành kinh tế

Sự chuyển dịch lao động có biến động lớn nhất ở hai ngành nông nghiệp và CN - XD. Đây là một xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như công tác tạo việc làm cho NLĐ huyện đặc biệt là lao động nông thôn trong những năm qua. Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năm 2014 có 34.321 NLĐ làm việc trong ngành nông nghiệp (chiếm 70,4% tổng số).

Bảng 4.6. Lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị

tính 2014 2015 2016

1. LĐ đang làm trong các ngành 48.756 49.125 49.859 Nông nghiệp Người 34.321 33.743 32.158 CN - XD Người 11.126 11.129 11.154 Dịch vụ Người 3.309 4.253 6.547

2. Cơ cấu LĐ theo ngành 100 100 100

Nông nghiệp % 70,4 68,7 62,5

CN - XD % 22,8 22,6 24,4

Dịch vụ % 6,8 8,7 13,1

Nguồn: Phòng LĐ & thương binh - XH Lương Tài (2016) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện trong những năn qua

cho thấy cơ cấu lao động chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đây là một sự chuyển dịch tích cực.

Công nghiệp là ngành ngày càng thu hút lao động huyện làm việc đồng nghĩa với việc ngày càng tạo ra nhiều chỗ làm và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động do huyện đã thực hiện rất nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Cơ cấu việc làm đã có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ sang ngành công nghiệp xây dựng, điều đó được giải thích bởi chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.. Dịch vụ là ngành có đóng góp số lao động làm việc là thấp nhất.

c.Thời gian lao động phân theo ngành nghề

Trong điều kiện của nông thôn, thời gian lao động có khả năng thực hiện của một lao động trong năm là 280 ngày. Mặc dù tỷ suất sử dụng thời gian lao động ở các xã điều tra có sự chênh lệch không nhiều, trung bình ở các điểm điều tra đạt tỷ suất sử dụng thời gian lao động.

Để đánh giá mức độ sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn, chúng ta phân tích số liệu điều tra ở bảng dưới đây:

Bảng 4.7. Mức sử dụng thời gian lao động phân theo ngành nghề

Chỉ tiêu

Xã Tân Lãng Xã Trung Kênh Xã Phú Hòa Số lượng/ lao động (người) Số ngày/lao động (ngày) Số lượng/ lao động (người) Số ngày/lao động (ngày) Số lượng/ lao động (người) Số ngày/lao động (ngày) 1. Ngành nông nghiệp 3215 165,71 3515 174,67 3375 151,47 2. Ngành TTCN- DV 1750 172,67 1625 182,20 1815 173,31 3. Ngành TM – DV 1915 166,48 1703 173,1 1725 181,42 4. Lao động khác 920 101,3 815 83,5 895 115,3 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Kết quả điều tra ở bảng 4.7 cho thấy. Ngành TTCN- DV có xu hướng có số ngày lao động đạt cao nhất từ 173 ngày đến 182 ngày. Ngành nông nghiệp có xu hướng, có số ngày lao động đạt thất nhất từ 151 ngày đến 174 ngày.

Đây thực sự là hiện tượng rất lãng phí nguồn lao động. Qua thực tế này ta thấy vấn đề tạo việc làm ở nông thôn là hết sức cấp bách.

* Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo mức thu nhập.

Yếu tố quan trọng nữa là họ có khả năng quản lý và tổ chức lao động trong gia đình chặt chẽ và hiệu quả. Trong khi đó các hộ nghèo không có các điều kiện này, họ phải làm những công việc làm mang lại lợi ích thấp. Từ đây cho thấy muốn tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần có những giải pháp ưu tiên các hộ nghèo một cách hợp lý.

Việc xem xét so sánh giữa các hộ có mức thu nhập khác nhau là điều cần thiết để tìm thấy sự khác biệt của các hộ nông dân, kết quả được trình bày dưới bảng sau:

Bảng 4.8. Thời lao động phân theo mức thu nhập của các hộ nông dân

Loại hộ Trung bình (ngày) Ngày LĐ/năm (ngày/người) Xã Tân Lãng Xã Trung kênh Xã Phú Hòa 1. Số ngày LĐ/ năm + Hộ khá 189,61 190,62 187,90 190,31 + Hộ trung bình 161,87 164,25 158,97 162,38 + Hộ nghèo 124,62 123,69 120,97 129,21 2.Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%)

+ Hộ khá 0,68 0,68 0,67 0,68 + Hộ trung bình 0,58 0,59 0,57 0,58 + Hộ nghèo 0,45 0,44 0,43 0,46

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua số liệu điều tra ở bảng trên thấy rằng, tỷ suất sử dụng lao động trung bình ở điểm điều tra giữa hộ khá và hộ nghèo có sự chênh lệch rất cao. Thực tế có thể thấy các hộ khá có hai ưu thế cơ bản là, họ có nguồn vốn tích lũy từ ban đầu từ đó có khả năng giao lưu kinh tế và văn hóa rộng hơn.

* Thời gian lao động phân theo hướng sản xuất của hộ

Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ cao. Phương hướng sản xuất của hộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và lao động của hộ. kết quả được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.9. Thời gian lao động phân theo hướng sản xuất các hộ nông dân

Loại hộ Trung bình (ngày) Ngày LĐ/ năm (ngày/người) Xã Tân Lãng Xã Trung kênh Xã Phú Hòa 1. Ngành nghề + Thuần nông 152,18 165,71 141,35 149,47 + Kiêm ngành nghề 179,73 172,67 187,20 179,31 + Phi nông nghiệp 179,56 166,48 182,78 189,42 2.Tỷ suất sử dụng ngành nghề (%)

+ Thuần nông 0,55 0,59 0,51 0,54 + Kiêm ngành nghề 0,64 0,62 0,67 0,64 + Phi nông nghiệp 0,64 0,60 0,65 0,68 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua số liệu điều tra ở bảng trên ta thấy các hộ thuần nông có tỷ suất sử dụng thời gian lao động rất thấp, các hộ có hướng kiêm ngành nghề & phi nông nghiệp có tỷ suất sử dụng thời gian lao động cao. Điều đó cho thấy việc đào tạo nghề và phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

* Thời gian lao động bình quân phân theo diện tích đất nông nghiệp

Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được, do đó việc đánh giá và so sánh các hộ có diện tích đất khác nhau là điều cần thiết. Tuy nhiên, sự so sánh này cũng có một hạn chế vì nó chính xác với các hộ có cùng phương hướng sản xuất. Còn các hộ kiêm ngành nghề và phi nông nghiệp có thể có ít đất nhưng họ vẫn có nhiều việc làm.

Bảng 4.10. Thời gian lao động phân theo diện tích đất nông nghiệp

Nhóm hộ

Trung bình (ngày)

Số ngày làm việc/lđ /năm của hộ dân tại các xã điều tra Xã Tân Lãng Xã Trung kênh Xã Phú Hòa 1. Nhóm hộ + Nhiều đất 193,78 196,14 190,68 194,52 + Trung bình 138,10 136,51 123,67 154,12 + Ít đất 113,99 115,64 105,97 120,36 2.Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ (%)

+ Nhóm nhiều đất 0,692 0,70 0,68 0,69 + Nhóm trung bình 0,493 0,49 0,44 0,55 + Nhóm ít đất 0,407 0,41 0,38 0,43 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua kết quả điều tra cho thấy các hộ nhiều đất vẫn có tỷ suất sử dụng thời gian lao động cao nhất (0,692%), Điều đó cho thấy số lượng hộ kiêm ngành nghề và phi nông nghiệp trong nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp. Vậy vấn đề đặt ra yêu cầu cấp thiết phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp trong nông thôn, nhất là trong điều kiện mật độ dân cư đông và diện tích nông nghiệp bình quân đầu người thấp như hiện nay.

* Thu nhập của lao động nông thôn ở huyện Lương Tài

Tình hình việc làm của huyện Lương Tài có ảnh hưởng nhất định đến thu nhập của người lao động huyện, đặc biệt là lao động nông thôn. Nhìn chung, thu nhập của người lao động tăng lên qua các năm. Từ 21,35 triệu đồng vào năm 2014 tăng lên 23,18 triệu đồng vào năm 2015, tăng lên 23,66 triệu đồng vào năm 2016; tăng cao nhất là lao động làm việc trong ngành dịch vụ, sau đó là ngành công nghiệp, nông nghiệp là ngành tăng chậm nhất và có mức thu nhập thấp nhất. Nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa tạo cơ hội, điều kiện cho NLĐ có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho NLĐ. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11. Thu nhập bình quân của người lao động huyện Lương Tài giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)