Yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm và thực hiện các giải pháp tạo việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 38)

làm cho lao động nông thôn

2.1.5.1. Các yếu tố khách quan * Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

(1) Các nhân tố tự nhiên: Thu nhập của lao động nông thôn một phần rất lớn là thu từ nông nghiệp, do đó các yếu tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến thu nhập của lao động nông thôn.

- Vị trí địa lý: Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như mua sắm các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những vùng nông thôn sâu, cách xa các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, sản xuất thuần nông là chính, trình độ sản xuất hạn chế dẫn tới thu nhập thấp.

- Điều kiện về đất đai, địa hình: Những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi) có địa hình hiểm trở bị chia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và thuỷ lợi. Việc áp dụng máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún. Vì vậy, năng suất lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao lưu kinh tế và tiếp cận với thị trường, với các thông tin về văn hoá, khoa học kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập.

- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống mà cơ thể và môi trường là một thể thống nhất. Do vậy các điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Các vùng có khí hậu thuận lợi, điều kiện tưới tiêu thuận lợi sẽ có năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ngược lại những vùng có nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu, khan hiếm nguồn nước sẽ khó khăn trong phát triển sản xuất và từ đó ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của dân cư.

*Điều kiện kinh tế xã hội

Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm chi phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ đó hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Hệ thống điện, thông tin giúp cho người dân có khả năng trang bị máy móc kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao. Hệ thống trường học, bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và đào tạo nhân lực. Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã

hội tác động một cách tổng hợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư.

Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất là yếu tố quan trọng. Để phát triển kinh tế phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất và làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Với trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Với các hộ gia đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng. Do vậy, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần phải giúp đỡ người nông dân có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho người nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần cung cấp vốn cho nông dân qua nhiều hình thức để mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập.

Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc. Mỗi địa phương có những phong tục tập quán riêng, có truyền thống văn hoá riêng. Mỗi dân tộc cũng có những truyền thống, những phong tục tập quán riêng. Có những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội và ngược lại cũng có những phong tục tập quán, lạc hậu trở thành vật cản cho sự tiến bộ xã hội. Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày, trong làm ăn kinh tế, trong khuyến học... là những truyền thống tốt đẹp. Có những làng xã người dân xây dựng thành các nhóm, hội kinh doanh rất hiệu quả, có làng khuyến khích người dân làm kinh tế và báo cáo kết quả trong ngày hội làng... đã có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cũng có những hủ tục như ma chay cưới xin linh đình, công việc xong trả nợ hàng năm mới hết. Các tệ nạn mê tín dị đoan... thói quen sống và làm việc mang tính tự nhiên không tính toán... là lực cản vô cùng to lớn cho sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, các giải pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn cần xem xét kỹ đến các yếu tố về phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, từ đó mỗi giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả.

- Tư liệu sản xuất trong nông nghiệp là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồn lực sinh học và các phương tiện hoá học.

Diện tích đất canh tác, mặt nước càng lớn thì tài nguyên nông, lâm, thuỷ sản càng nhiều, tiềm năng khai thác và phát triển ngành nghề càng lớn, khả năng tạo việc làm trong nông thôn, nông nghiệp càng cao. Tuy nhiên, diện tích đất đai, mặt nước là đại lượng hữu hạn, và ngày càng có xu hướng bị co hẹp. Tài nguyên nông, lâm, thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng do sự khai thác quá mức của con người. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm đang trở nên khó khăn và phức tạp khi lao động xã hội ngày một tăng lên (Trần Ngọc Diễm, 2002).

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc… là các yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra việc làm và nâng cao hiệu qủa việc làm. Ví dụ, khi nắm bắt được nhiều thông tin, sự lựa chọn về sản xuất cái gì, làm như thế nào, với công nghệ nào cũng dễ dàng hơn, nếu thông tin liên lạc phát triển…Hơn nữa, việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các cộng đồng dân cư sẽ thu hút dân cư, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, từ đó thu hút sự đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp, do đó, gián tiếp tạo môi trường phát triển việc làm trong từng cộng đồng (Trần Ngọc Diễm, 2002).

Vốn là nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương thông qua các hoạt động đầu tư. Vốn vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu cho phát triển kinh tế doanh nghiệp, kinh tế hộ. Nhu cầu về vốn cho đầu tư sản xuất là nhu cầu tất yếu, nó càng quan trọng hơn đối với những hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất (Trần Ngọc Diễm, 2002).

Nhà nước tạo ra những cơ chế thuận lợi để người lao động có thể tiếp cận được thông tin về nhu cầu của người sử dụng lao động để họ có thể có những đầu tư hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng lao động của mình. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những lao động mà họ cần, tránh lãng phí trong đào tạo.

Mỗi người lao động có thể chủ động tận dụng mọi nguồn tài chính (gia đình hay các tổ chức xã hội) để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo thêm nhiều cơ hội để có thể tiếp cận với những việc làm có thu nhập cao hơn (Vũ Quỳnh Anh, 2009).

Để tạo việc làm cho người lao động nói chung và người lao động nông thôn nói riêng, vấn đề quan trọng nhất là nhà nước phải tạo điều kiện, môi trường cần thiết, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, để người lao động có cơ hội tìm kiếm và tự tạo việc làm. Trên phương diện chủ trương, chính sách phát triển của Nhà nước, các ảnh hưởng đối với vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn qua các nội dung như: Các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển của Đảng, Nhà nước thông qua chính quyền địa phương đều có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng tạo việc làm cho người lao động (chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách phát triển khu vực kinh tế phi chính thức, chính sách xuất khẩu lao động,...); Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng tạo việc làm cho người lao động (chính sách tiền lương, tiền công, chính sách di dân,...); ảnh hưởng của chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo đó ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm cho khu vực này.

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương hay các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ đưa ra hành lang pháp quy, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể. Ví dụ: chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, bộ luật lao động… tạo nền tảng cho khuôn khổ pháp luật của thị trường lao động (Nguyễn Tiệp, 2006).

Các cơ chế chính sách kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định tới vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Để người lao động có cơ hội tìm kiếm và tự tạo việc làm. Trên phương diện chủ trương, chính sách phát triển của Nhà nước. Chính phủ đưa ra hành lang pháp quy, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể. Ví dụ: chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách phát triển kinh tế nhiều

thành phần, bộ luật lao động… tạo nền tảng cho khuôn khổ pháp luật của thị trường lao động (Nguyễn Tiệp, 2006).

* Các cơ sở đào tạo nghề tại địa bàn huyện

Một trong những phương pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn lao độnglà hệ thống giáo dục của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng phải hiện đại, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và phù hợp với đối tượng người học. Đào tạo nghề được xem như là giải pháp gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ dân trí,... ở nông thôn nước ta hiện nay.

* Sự phối hợp giữa các bên trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Sở Lao động Thương binh và Xã hội là đầu mối phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền, tăng cường tư vấn nghề nghiệp để định hướng cho lao động nông thôn. Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tuyển chọn lao động nông thôn vào làm việc sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề,...

2.1.5.2. Các yếu tố thuộc về gia đình và bản thân người lao động * Độ tuổi

Lao động nông thôn là những người trong độ tuổi lao động không phân biệt giới tính và những người trên độ tuổi, dưới độ tuổi có thể tham gia lao động ở khu vực nông thôn, bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam quy định độ tuổi lao động từ 15 - 60 tuổi đối với nam và từ 15 - 55 tuổi đối với nữ (Lương Trung Hậu, 2011).

* Giới tính

Mức độ mất cân bằng giữa nam và nữ, quy định tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ còn nhiều vướng mắc trong thực tế, nhiều chính sách trong lĩnh vực lao động - việc làm chưa được lồng ghép giới đầy đủ và hiệu quả.

* Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động. Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động, vì vậy, chất lượng của nguồn lao động quyết định hiệu quả của hoạt động lao động. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực cho phát triển. Do đó, trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn cho nông dân, phát triển mạnh giáo dục ở các vùng nông thôn để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao.

* Sức khỏe

Sức lao động: Tạo việc làm cho người lao động là sự kết hợp của ba phía Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. Để tạo ra được việc làm cho người lao động cần chú trọng đến sự đáp ứng về chất lượng và số lượng lao động cho thị trường lao động. Chất lượng ở đây bao gồm cả thể lực và trí lực (trình độ chuyên môn- kỹ thuật, các loại kỹ năng mềm, ý thức lao động…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)