Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 45)

nước vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh có thể thấy rằng bài học quan trọng nhất cho huyện Lương Tài là cần tập trung phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn, cụ thể như sau:

- Huyện vẫn phải chú trọng tới phát triển ngành nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong các ngành công nghiệp, dịch vụ;

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp vì đây chính là khu vực tạo được nhiều việc làm và việc làm có chất lượng, tăng thu nhập cho NLĐ.

- Thúc đẩy xuất khẩu lao động thông qua chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn để đi XKLĐ, hoặc chính sách hỗ trợ khi NLĐ đi XKLĐ trở về nước.

Bên cạnh đó, trên cơ sở chương trình mục tiêu quốc gia về tạo việc làm, gắn tạo việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tạo nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động như: tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiêp và dịch vụ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư . Khuyến khích người lao động tự do làm ăn, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác theo đúng pháp luật, phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người

Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với phát triển thị trường lao động. Đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Để công tác tạo việc làm đạt hiệu quả cao thì các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần phải xác định tạo việc làm là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cần có chính sách hỗ trợ tạo việc làm hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. 2.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của nhiều đề tài nghiên cứu trong cả nước. Cụ thể:

Tác giả Tăng Minh Lộc - Phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, với bài viết: “Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề”, đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những mặt làm được, thành công của Đề án khi một năm đưa vào triển khai thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện Đề án ở khắp các tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục, chấn

chỉnh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

Tác giả Nguyễn Văn Đại với bài viết: “Một số giải pháp phát triển dạy

nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đăng trên báo Lao động Xã hội.

Tác giả đã đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn ở nước ta. Tuy nhiên, tùy vào từng đặc đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương cụ thể mà có những giải pháp phát triển dạy nghề phù hợp khác nhau.

Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với bài viết: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ hội nhập quốc tế” đăng trên website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tác giả đã nêu ra một số kết quả bước đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động ở nước ta và đề cập đến một số hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những giải pháp mà tác giả đưa ra còn mang tính khái quát và chung chung. Bài viết có tính chất tham khảo hữu hiệu cho những nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở từng địa phương cụ thể.

Tác giả La Thị Duyên (2011), Công tác đào tạo nghề cho lao động

nông thôn theo đề án 1956 tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Khóa luận tốt

nghiệp Đại học khóa QH-2008-X, Khoa Khoa học quản lý, Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN. Tác giả đã chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất những giải pháp nhằm triển khai hiệu quả đề án tại địa phương này.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Ví trí địa lý: Lương Tài (tên cũ là Lang Tài) là một huyện thuộc vùng chiêm trũng của tỉnh Bắc Ninh, cách tỉnh lỵ khoảng 30 Km. (huyện lỵ là Thị trấn Thứa). Huyện có diện tích: 101,2km²; Số dân:105.000 người (2016); Mật độ:1.003 người/km².

Sơ đồ 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lương tài

Nguồn: UBND huyện Lương Tài (2016) Phía Bắc giáp huyện Gia Bình; Phía Nam giáp huyện Cẩm Giàng (Hải Dương); Phía Đông giáp huyện Nam Sách (Hải Dương), Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.

Địa hình: Huyện có địa hình đồng bằng Sông Thái Bình chảy qua phía

màu, dâu tằm, chăn nuôi bò, gia cầm. Nghề thủ công truyền thống là dệt lụa, đúc đồng.

Khí hậu: Lương Tài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng bình quân 125,2mm đến 283,3mm và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa của cả năm.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào.

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ. Nhiệt độ trung bình tháng dao động tờ 23,4 đến 29,90C, nhiệt độ phân bố theo mùa.

Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó có tháng độ ẩm không khí lớn nhất khoảng 88%, thấp nhất khoảng 70%.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Kinh tế huyện Lương tài năm 2016 duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2015. Phường xã trực thuộc huyện bao gồm 13 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Thứa; xã Lâm Thao; xã Phú Lương; Xã Trung kênh; xã An Thịnh; xã Minh Tân; xã Quảng Phú; xã Trừng Xá; xã Bình Định; xã Mỹ Hương; xã Tân Lãng; xã Lai Hạ; xã Phú hòa; xã Trung Chính.

Có thể thấy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau nhiều năm đã đạt được những kết quả tích cực như: Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và các hình thức đầu tư khác, đất đai đã trở thành nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Từ năm 2014 đến năm 2016 diện tích đất tự nhiên không thay đổi với tổng diện tích 10.566,6 ha diện tích đất nông lâm nghiệp thủy sản ổn định với diện tích 6.777 ha diện tích đất phi nông nông nghiệp có xu hướng tăng từ 3.732,6 ha

năm 2016 lên 3.750,5 ha năm 2016, diện tích đất chưa sử dụng giảm từ năm 57,3ha năm 2014 xuống còn 39,3 ha năm 2016.

Bảng 3.1. Phân loại đất đai của huyện lương Tài giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: ha TT Chỉ Tiêu 2014 Năm Năm 2015 Năm 2016

So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân Tổng DT đất tự nhiên 10.566,6 10.566,6 10.566,6 100,00 100,00 100,00 1 Đất nông, lâm nghiệp,Thủ y sản 6.776,8 6.776,8 6.776,8 100,00 100,00 100,00 2 Đất phi nông nghiệp 3.732,6 3.733,0 3.750,5 100,01 100,47 100,24 3 Đất chưa sử dụng 57,2 56,8 39,3 99,31 69,19 84,25 Nguồn: Chi cục thống kê huyện (2016) Kết quả phân tích có thay đổi diện tích các loại đất như trên là hợp lý (giảm diện tích đất chưa sử dụng tăng diện tích đất phi nông nghiệp).

* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện

Các điều kiện về địa hình, đất đai và thời tiết khí hậu của huyện Lương Tài có khả năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây trồng và vật nuôi phong phú, có hiệu quả kinh tế cao, kể cả các loại cây dược liệu quý.

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: %

Ngành Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Ngành nông nghiệp 31,9 29,9 27,6 2. Ngành CN – XD 49,5 51,1 53,2 3. Ngành dịch vụ 18,6 19,0 19,2

Tổng 100,0 100,0 100,0

Đây là điều kiện quan trọng nhằm giảm tính thời vụ trong nông nghiệp, tăng việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn, hơn nữa phát triển giao thông của Lương tài tương đối thuận lợi, đặc biệt là hệ thống chính sách của nhà nước.

Về chuyển dịch kinh tế cho thấy những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Lương Tài có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng cho ngành CN - XD, dịch vụ, trong khi đó giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, cụ thể: Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ trọng ngành CN - XD từ 49,5% (năm 2014) tăng lên 53,2% (năm 2016) cụ thể là 3,7%; Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 31,9% (năm 2014) giảm xuống còn 27,6% (năm 2016) cụ thể là 4.3%; và cuối cùng là tỷ trọng ngành dịch vụ từ 18,6% (năm 2014) tăng lên 19,2% (năm 2016) cụ thể là 0,6 %. * Về dân số lao động của huyện Lương Tài

Huyện Lương Tài có tổng số dân tăng ổn định năm 2014 có 97.513 người và tăng ở năm 2015 (98.250 người ) như năm 2016 dân số 99.718 người. Về giới tính số lượng nam giới luôn thấp hơn số lượng nữ giới khoảng 1%.

Số hộ gia đình tăng dần qua các năm từ 18.716 hộ năm 2014 đến 2016 số hộ có 19.127 hộ .Đáng chú ý về số hộ tăng lên chủ yếu là hộ phi nông nghiệp tăng nhanh 7.482 hộ năm 2014 lên 9.306 hộ trong khi số hộ nôn nghiệp cũng có sự thay nhưng sự thay đổi không nhiều.

Ở bảng 3.3 cho ta thấy dao động giữa 3 năm nghiên cứu cũng có xu hướng tăng từ 48.756 người năm 2014 lên 49.859 lao động 2016. Đáng chú ý là lao động nông nghiệp có xu hướng tăng và giảm lên số lao động phi nông nghiệp.

Bảng 3.3. Về dân số lao động của huyện Lương Tài TT Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%) SL % SL % SL % 2015/2014 2016/2015 Bình quân

Tổng dân số (người) Người 97.513 100 98.250 100 99.718 100 100,756 101,494 106,688

1.Nam Người 47.830 49,08 48.260 49,12 48.492 49,13 100,899 100,480 100,689 2.Nữ Người 49.653 50,92 49.990 50,88 50.726 50,87 100,678 101,470 101,209 II. Hộ gia đình Hộ 18.716 100 18.927 100 19.127 100 101,127 101,056 101,091 1.Hộ NN Hộ 11.234 60,02 9.763 51,58 9.821 51,35 86,905 100,594 93,749 2. Phi NN Hộ 7.482 39,98 9.164 48,42 9.306 48,65 122,481 101,549 112,015 III Số LĐ Người 48.756 100,0 49.125 100,0 49.859 100,0 100,8 101,5 101,15 1. LĐ NN Người 34.321 70,2 33.743 68,7 32.158 64,5 98,6 95,3 96,95 2. LĐ Phi NN Người 14.435 29,8 15.382 31,3 17.701 35,5 106,0 115,1 110,55

Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Nhà nước đã có những chính sách cởi mở, ưu tiên nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân như cho vay vốn tín dụng, chính sách đất đai hợp lý đảm bảo sự ổn định cho người nông dân về quyền sử dụng đất cũng như thuận lợi trong việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai, có chính sách khuyến nông nhằm hướng dẫn cho nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm...Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi Lương tài cũng còn nhiều khó khăn trong việc giải quyết và tạo việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn hiện nay, cụ thể như trình độ dân trí còn rất hạn chế, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng chịu khổ hơn chịu khó còn phổ biến. Một bộ phận lớn dân cư sống theo tâm lý sản xuất nhỏ, không chịu cố gắng vươn lên, trình độ tiếp cận thị trường và khả năng sản xuất hàng hoá kém...Đây là khó khăn rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong thời gian tới cần có những biện pháp hợp lý để từng bước khắc phục vấn đề này thì mới giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu tập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu tập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Được thu thập từ các nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, báo cáo của các ngành, các cấp; các trang thông tin từ mạng Internet; niên giám thống kê của huyện; tài liệu thống kê của xã…. có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Nội dung thu thập số liệu sơ cấp

- Đối với hộ gia đình: thu thập các thông tin chung của hộ như xác định nguồn thu nhập chính của hộ, Đất canh tác, sở hữu đất, lao động canh tác trên đất; Nhu cầu tìm việc làm của thành viên trong hộ (loại công việc muốn tìm kiếm, nơi muốn làm việc).

- Đối với thành viên trong hộ gia đình: Một số thông tin của các thành viên trong hộ từ 15 tuổi trở lên để phân tích nguyên nhân và sự khác biệt, gồm: tuổi, giới tính, quan hệ chủ hộ, trình độ học vấn, tình trạng việc làm và thu nhập.

Chọn điểm điều tra

Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu 3 xã đại diện cho huyện Lương Tài cả về điều kiện tự nhiên, KT - XH và các đặc điểm khác của huyện Lương Tài, đó là xã Tân Lãng; xã Trung Kênh và xã Phú Hòa.

Tác giả chọn 3 xã này với mục đích đánh giá nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn. Với 3 xã có điều kiện tự nhiên, xã hội, mức sống khác nhau thì sẽ có những kết quả khác nhau, làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá, phân tích để đạt được yêu cầu đặt ra cho đề tài.

Chọn mẫu điều tra

Tiến hành phỏng vấn 120 hộ nông dân của 3 xã, mỗi xã lấy số mẫu căn cứ theo tỷ lệ số hộ, số hộ của mỗi xã điều tra được phân theo 3 nhóm: hộ khá (10%), hộ trung bình (30%), hộ nghèo hoặc cận nghèo (60%).

Tiến hành phân loại hộ (khá, trung bình, nghèo hoặc cận nghèo) dựa trên ý kiến đánh giá cho điểm của cá nhân được phỏng vấn về tiêu chí: thu nhập bình quân/ khẩu và tài sản chính của hộ: nhà cửa, trâu, bò, điều kiện sản xuất, vốn, ngành nghề... Cơ cấu hộ được chọn thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thông tin cơ bản về số mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu

Tổng số hộ

Tổng số mẫu

Cơ cấu mẫu Số hộ Tỷ lệ

(%) khá Hộ Hộ trung bình Hộ nghèo, cận nghèo Xã Tân Lãng 1.811 25,2 30 3 9 18 Xã Trung Kênh 2.014 28,1 34 3 10 20 Xã Phú Hòa 3.351 46,7 56 6 17 34 Tổng 7.176 100,0 120 12 36 72

Trên cơ sở phân tổ nhóm hộ như trên, chúng tôi tiến hành điều tra 120 mẫu theo 3 xã: hộ khá là 12, hộ trung bình là 36, nghèo, cận nghèo 78 để nghiên cứu. Với số mẫu lựa chọn như trên có thể đại diễn cho đối tượng nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin 3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

- Xử lý số liệu đã công bố: Sau khi thu thập số liệu sẽ tiến hành kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)