Các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Lương Tài gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 75)

giai đoạn 2014- 2016

4.1.2.1. Giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp huyện Lương tài

a. Chương trình phát triển nông nghiệp

Phát triển các ngành nông nghiệp vẫn là nghành chính của huyện Lương Tài bởi diện tích đất nông nghiệp và số lượng lao động tham gia lao động cao (trên 60%), với các cây trồng chủ yếu là cây lúa và cây hoa màu.

Việc chuyển dịch cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản chưa đi hướng chung và định hướng của huyện. Theo đó, chỉ có ngành nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào giá trị sản xuất. Vấn đề đặt ra là cần có sự đầu tư hợp lý nhằm phát huy thế mạnh của kinh tế nông nghiệp của huyện. Tức là phải sắp xếp quy hoạch lại đất đai từng vùng, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.

Bảng 4.12. Các lớp tập huấn khuyến nông của 3 xã điển hình Tên lớp Số lớp

(lớp)

SL (người)

Số người được giải quyết việc làm (người) Cơ sở làm việc Tập huấn về vấn đề chăm sóc kỹ thuật trồng cây màu. 10 790 650 Hộ gia đình các trang trại rau Tập huấn xây dựng mô

hình VAC

7 535 289 Hộ gia đình trang trại

Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm

8 600 356 Trang trại

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Qua số liệu điều tra 3 xã điển hình trong huyện Lương Tài cho thấy về tập huấn chăn nuôi chăm sóc kỹ thuật cây mầu có 10 lớp số lượng người tham gia 790 người trong đó được giải quyết việc làm là 650 người, số còn lại chưa được giải quyết việc làm là chưa nắm vững kỹ thuật ở lớp tập huấn kỹ thuật.

Về tập huấn xây dựng mô hình VAC có 7 lớp số lượng người tham gia là 535 người số người được giải quyết việc làm ở các hộ gia đình và trang trại là 289 người.

Lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm có 8 lớp với số lượng là 600 người nhưng chỉ giải quyết việc làm được 356 người số còn lại chưa được giải quyết việc làm cần phải hướng dẫn lại kỹ thuật để họ đạt được chuyên môn vững mới làm tốt được việc.

Năm 2016 toàn huyện đã gieo trồng được 11.710 ha trong đó diện tích cấy lúa là 9.671 ha với năng suất lúa vụ xuân đạt 66,7 tạ/ha, năng suất vụ mùa đạt 61,4 tạ/ha. Thực hiện 10 ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP (đã được cấp giấy chứng nhận), 01 ha trồng măng tây xanh được cấp giấy chứng nhận VIETGAP. Và 2.039 ha cây màu.

Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản toàn huyện đã có 102 HTX dịch vụ nông nghiệp, 11 HTX chuyên ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong đó có 01 HTX dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi và hoạt động theo luật HTX năm 2012. 09 HTX chuyên ngành thành lập và hoạt động theo luật HTX năm 2012, Năm 2016 có 05 HTX dịch vụ nông nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho các hộ xã viên như An Trụ, Thanh Hà xã An Thịnh; Tam Sơn, Ngọc Cục, Lạng Khê xã Tân Lãng. Có 9 trang trại chăn nuôi và 1 trang trại nuôi trồng thủy sản.

Bảng 4.13. Tình hình chăn nuôi tại huyện năm 2016

Loại con Số lượng (con) Giá trị (tỷ đồng)

Lợn 38.657 114

Trâu bò 2.876 22

Gia cầm 454.000 18

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Tài (2016) Qua số liệu thống kê năm 2016 số lượng lợn 38657 con giá trị đạt 114 tỷ đồng tương tự số lượng trâu bò là 2876 con giá trị đạt được là 22 tỷ đồng, số lượng gia cầm là 0,454 triệu con giá trị đạt 18 tỷ đồng.

Cùng với sự phát triển chung, diện tích đất nông nghiệp của Huyện cũng bị thu hẹp lại, vì vậy nó cũng tác tác động đến tỷ lệ lao động giữa các ngành năm 2014 số lao động tham gia vào ngành nông - lâm nghiệp là 38.490 người chiếm

64% tổng số lao động có việc làm trong toàn huyện; năm 2015 số lao động trong ngành này giảm còn 37.703 người chiếm 60,7% và đến năm 2016 số lao động hoạt động trong ngành chỉ còn 36.054 người chiếm 54,6%. Số lao động trong ngành nông – lâm nghiệp giảm do sự phát triển của nền kinh tế, các ngành công nghiệp và dịch vụ hoạt động với quy mô lớn hơn tạo thêm việc làm ổn định cho người lao động nông thôn.

Nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động nông nghiệp cũng giảm dần và dịch chuyển sang các ngành kinh tế khác. Vì vậy muốn phát triển nông nghiệp để tạo ra việc làm tốt hơn cho người lao động cần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

b. Chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ

Về công nghiệp: Trong thời gian vừa qua, nhằm khai thác hiệu quả lợi thế trong phát triển kinh tế, những năm qua Huyện ủy, UBND huyện đã tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, điển hình như: Cụm công nghiệp Táo Đôi thuộc thị trấn Thứa; Cụm công nghiệp Lâm Bình thuộc xã Lâm Thao;.… Đồng thời tập trung tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế của địa phương, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thân thiện, tin tưởng đối với nhà đầu tư, vận dụng linh hoạt các chính sách, thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò quan trọng của công tác thu hút đầu tư vào địa bàn, để mọi người cùng đồng thuận ủng hộ.

Bảng 4.14. Giải pháp quy mô lao động làm việc trong khu công nghiệp huyện Lương Tài

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 quân Bình 1. Tổng số LĐ làm việc trong cụm CN Người 2.072 2.400 2.700 2.391

Trong đó: - Nam - 540 600 800 646 - Nữ - 1.532 1.800 1.900 1.740 2.Cơ cấu LĐ làm việc trong cụm CN % 100,0 100,0 100,0 100,0 Trong đó: - Nam - 26,06 25,00 29,63 26,90 - Nữ - 73,94 75,00 70,37 73,10 Nguồn: Phòng LĐTB &XH huyện Lương Tài(2016)

Cho đến nay, các cụm công nghiệp đã thu hút lao động làm việc thể hiện qua bảng số liệu trên:

Huyện Lương tài tuy là huyện thuần nông, tuy nhiên ở những năm gần đây quy mô lao động làm việc trong khu công nghiệp của huyện ngày càng tăng cao. Lao động làm việc trong khu công nghiệp năm 2014 là 2.072 người, nhưng đến năm 2016 con số này đã tăng lên đến 2.700 người.

Về dịch vụ: Trong những năm qua, thông qua các phương tiện và dịch vụ thương mại cũng đã thu hút được khá nhiều lao động, tuy nhiên sự biến động qua các năm của ngành dịch vụ không lớn. đó cũng là thách thức lớn với huyện Lương Tài bởi trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm ngày càng gia tăng thì việc phát triển các ngành dịch vụ phải càng được đầy mạnh hơn nữa để góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện.

Hiện nay toàn huyện có gần 400 cửa hàng dịch vụ ăn uống giải quyết cho hơn 1000 lao động có việc làm ổn định, có 2 chợ lớn là chợ Thứa và chợ Đò với tổng số cửa hàng, quầy hàng là 1700, kinh doanh thực phẩm tươi sống là 73 cơ sở. lĩnh vực kinh doanh có 38 cửa hàng, kinh doanh vàng bạc đá quý có 8 cửa hàng, Dịch vụ văn phòng phẩm là 29 cửa hàng, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là 6 cửa hàng.

Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành thương mại - dịch vụ, số lượng lao động thì tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại, số lao động thiếu việc làm có thể tăng lên do không có vốn, chưa được đào tạo và định hướng nghề nghiệp, thêm vào đó lại không có vị trí để phát triển ngành nghề kinh doanh nên vấn đề giải quyết việc làm tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần có các chính sách giúp người lao động có thể thử sức với các ngành này như mở cửa hàng, hàng quán, kinh doanh các loại hình dịch vụ như quán nước, bia, hàng ăn…….

c. Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm

Thông qua hoạt động quản lý quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được đầu tư cho phát triển nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Qua điều tra số liệu giải quyết việc làm thông qua vay vốn tổng số lao động vay vốn là 65 người thì có 5 người vay của tổ chức 80% cơ cấu và 35 người vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp và chính sách chiếm 100% cơ cấu giải quyết được 45 người có việc làm. Số vay bạn bè người thân có 20 người chiếm 30% cơ cấu giải quyết được 30 người có việc làm.

Bảng 4.15. Giải quyết việc làm thông qua hoạt động hỗ trợ vay vốn của lao động điều tra

Nội dung Số lao động vay vốn

Số LĐ được giải quyết việc làm sau khi vay vốn SL (người) CC(%) SL (người) CC(%) Tổng số lao động điều tra 120 100 101 100

Tổng số LĐ vay vốn 65 54 85 84 Nguồn vốn vay Các tổ chức, đoàn thể 5 80 6 - Ngân hàng NN & PTNN và ngân hàng chính sách 35 100 45 - Bạn bè, người thân 20 30 30 -

Người cho vay lãi 5 10 4 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tự điều tra (2016) Việc phân bổ nguồn vốn có 30% vốn của Quỹ được cho vay để phát triển sản xuất nông nghiệp; 15% vốn được cho vay để phát triển sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 55% vốn Quỹ được cho vay khu vực kinh tế phi kết cấu với mục đích hỗ trợ các đối tượng này tự tạo thêm việc làm ổn định. Đối tượng có dự án được vay vốn nhiều nhất là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh thu hút từ 1 đến 2 lao động (chiếm tới 60% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ trong những năm qua), những doanh nghiệp tư nhân chiếm 40% tổng số vốn vay luân chuyển của Quỹ.

Thực tế cho thấy, quỹ quốc gia giải quyết việc làm hầu như không có vốn ứ đọng mà ngược lại nhu cầu vay vốn từ quỹ thường xuyên lớn hơn nhiều so với

khả năng tài chính của quỹ. Do đảm bảo được quy trình chặt chẽ trong các khâu thẩm định, xét duyệt và kiểm tra, việc sử dụng nguồn vốn đã thực sự có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn. Ban chỉ đạo điều hành các cấp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các ngành, hội đoàn thể nêu cao được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện, đặc biệt là công tác thu hồi nợ nên số dự án chây ỳ, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm dần. Tỷ lệ nợ quá hạn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm huyện là 0,18%.

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ kinh doanh về chính sách vốn giải quyết việc làm của huyện Lương tài

“Gia đình tôi có xưởng làm bánh đa tráng đã nhiều năm, những năm trước sản phẩm bán chạy lắm nhưng năm vừa rồi kinh tế khó khăn tiền vốn không luân chuyển được, đọng vốn, rất khó khăn. Gia đình cũng không có vốn để tiếp tục mở rộng sản xuất mặt hàng này. Có nhu cầu vay vốn, may mắn được ngân hàng chính sách Huyện cho vay một khoản để mở rộng xưởng sản xuất, việc kinh doanh lại thuận lợi hơn nhiều, đầu tư thêm quy mô rộng rãi, sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đây nhà tôi thuê 3 lao động, bây giờ đã thuê tới 10 lao động, việc kinh doanh rất tốt” `

Nguồn : Phỏng vấn sâu bà Lê Thị Mai, chủ hộ kinh doanh xã Tân Lãng vay vốn tạo việc làm phát biểu(2016)

Kết quả giải pháp tạo việc làm từ quỹ Quốc gia và việc làm

Theo Sở lao động Thương binh Xã hội Bắc Ninh (2016), quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã phân bổ khoảng 80% nguồn vốn được dành cho vùng xa trung tâm tỉnh nhằm giải quyết việc làm cho lao động vùng nông thôn. Chính sách hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm của Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh bình quân mỗi năm tạo ra khoảng 3.000 - 8.000 chỗ làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế cá thể và hộ gia đình.

Theo kết quả khảo sát, có 20% số hộ có vay vốn thuộc chương trình cho vay giải quyết việc làm. Số việc làm được tạo ra sau khi vay vốn phân theo xã như sau:

Từ bảng trên có thể thấy ở một số xã tạo ra số lượng việc làm khá cao như: ngoài thị trấn Thứa thì các xã phải kể đến đó là: Xã An Thịnh; Xã Quảng Phú; Xã Tân Lãng đây là những xã có nhiều hộ sản xuất kinh doanh theo quy mô

vừa và nhỏ. Tuy nhiên, thời gian gần đây quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được đánh giá cung không đáp ứng đủ cầu.

Bảng 4.16. Số việc làm được tạo ra từ các hộ vay vốn giải quyết việc làm phân theo xã TT Xã Số việc làm (người) Tỷ lệ (%) Tổng 173 1 Thị Trấn Thứa 40 23,12 2 Xã An Thịnh 15 8,70 3 Xã Lâm Thao 10 5,80 4 Xã Minh Tân 9 5,20 5 Xã Mỹ Hương 8 4,60 6 Xã Phú Hòa 12 6,90 7 Xã Phú Lương 8 4,60 8 Xã Quảng Phú 13 7,50 9 Xã Tân Lãng 14 8,10 10 Xã Trung Chính 9 5,20 11 Xã Trung Kênh 11 6,40 12 Xã Trừng Xá 7 4,00 13 Xã Bình Định 6 3,50 14 Xã Lai Hạ 11 6,40

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Như chúng ta đã biết Lương Tài là một huyện kinh tế thuần nông chuyên trồng lúa, ngô, cây ăn quả, cây dâu tằm, chăn nuôi trâu bò, có làng nghề truyền thống (LNTT) phát triển như nghề dệt lụa; Đúc đồng, nhôm; … Với những làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm nay cùng với những thăng trầm của nền kinh tế đất nước. Để theo kịp xu hướng phát triển của cả nước, những năm gần đây làng nghề truyền thống của huyện đã dần được khôi phục trở lại những ngành nghề bị mai một, những nghề đang phát triển thì được đầu tư phát triển hơn.

Nghề làm bánh đa tráng ở các xã Quảng Phú & Tân Lãng… Sự phát triển của các làng nghề này đã đem lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình và đóng góp đáng kể vào thu nhập của địa phương. Các ngành nghề truyền thống thu hút

lao động nông nhàn trong các hộ gia đình vào làm nghề, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi trong nông thôn, việc làm và thu nhập tăng lên, xây dựng kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển công nghiệp - TTCN và thương mại.

Trong những năm qua, qua chương trình Mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm, các hộ làm nghề còn được vay hàng trăm triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Số tiền trên tuy không lớn nhưng giải quyết được một phần nhu cầu về vốn cho các hộ dân. Hiện nay, ở Tân Lãng có khoảng 150 hộ chuyên làm nghề bánh đa tráng, trong đó 5 xưởng sản xuất quy mô lớn. Nghề bánh đa tráng giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động địa phương với thu nhập từ 3,0 đến 5,0 triệu đồng/người/tháng; Chính quyền địa phương đang phối hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh xúc tiến việc mở lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người dân làng nghề, đồng thời khuyến khích các hộ chuyển ra khu sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để từng bước mở rộng quy mô sản xuất và khắc phục ô nhiễm môi trường. Đây là cơ sở quan trọng để các sản phẩm làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)