Quan điểm và định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 96)

Quan điểm: Tạo việc làm cho lao động nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục được các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh theo dõi, quản lý. Song, với một huyện là thuần nông cùng với sự đô thị hóa diễn ra nhanh chóng như hiện nay thì vấn đề tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn cần được coi là quan điểm xuyên suốt, nhằm làm giảm mạnh áp lực về việc làm cho địa phương, hướng tới phát triển bền vững. Do vậy cần coi khu vực nông thôn là khu vực đặc biệt quan trọng và cần ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề về tạo việc làm. Muốn khu vực này có thể đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương cần coi tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo việc làm cho lao động nông thôn cần được thực hiện qua các hình thức trực tiếp và gián tiếp. Thúc đẩy phát triển hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho quá trình tạo việc làm được thực hiện thuận lợi, tránh được các bất cập về kỹ năng, trình độ, tác phong, kỷ luật,... Nâng cao chất lượng nhân lực lao động nông thôn cần được thực hiện liên tục và lâu dài, do khu vực này chiếm tỷ trọng lớn và cần thời gian để thay đổi những thói quen trong quá khứ về tư duy nông nghiệp - nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở khu vực nông thôn để

thay đổi nhận thức về đào tạo con người góp phần tạo việc làm bền vững, phát triển kinh tế nông thôn.

Tạo mọi điều kiện để tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đối với từng loại đối tượng lao động, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích kịp thời trong vấn đề việc làm. Hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh, khuyến khích tự tạo việc làm,... Thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước.

Mục tiêu: Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân khu vực nông thôn góp

phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế và có được việc làm. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội giúp địa phương có cơ chế hỗ trợ đối với người dân lao động nông thôn, giảm thiểu các gánh nặng về y tế, giáo dục,... Trong đó, những vấn đề về tăng tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cần phải được thực hiện một cách triệt để và kịp thời.

Cụ thể đến năm 2020, cơ cấu lao động nông nghiệp 33%; công nghiệp, xây dựng 46% và dịch vụ là 21%; Tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 2.000 đến 3.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%.

*Định hướng

Thứ nhất, cần nghiên cứu triển khai các hướng dẫn cụ thể của Luật Việc làm đã được ban hành. Trong đó, Chính quyền địa phương không chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hướng phát triển việc làm hướng tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động;

Thứ hai, cần gắn kết các chương trình việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phát triển thị trường lao động đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh;

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ học nghề, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên đối với các đối tượng người nghèo;

Thứ tư, phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và đảm bảo việc làm tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ người lao động;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)