Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nông thôn ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

2.2.2.1. Quan điểm của Đảng

Để tạo được nhiều việc làm, Đảng ta chủ trương "giải phóng lực lượng sản xuất" và "thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần" các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển lực lượng sản xuất, tạo nhiều chỗ làm việc, tăng thu nhập cho người lao động, cụ thể: Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đưa nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp lên một trình độ phát triển mới. Đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, nhằm chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới ngay trên địa bàn các vùng nông thôn. Phát triển lĩnh vực công nghệ cao, tập trung vào những ngành nghề sử dụng nhiều lao động - tạo nhiều việc làm.

2.2.2.2. Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang

Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km và cách thủ đô Hà Nội 50 km theo đường bộ. Phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên, phía Đông giáp huyện Việt Yên, phía Nam giáp vùng đồng bằng châu thổ Yên Phong của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn của Hà Nội, phía Tây Bắc giáp các thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên.

Với lợi thế về địa bàn và giao thông thuận tiện, lại tiếp giáp với các vùng kinh tế lớn trong và ngoài tỉnh, Hiệp Hòa đã sử dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm tìm kiếm, thu hút, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội huyện, đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tạo nhiều chỗ làm việc mới như:

-Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Từ đó, chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong ngành công nghiêp – xây dựng và dịch vụ.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo ra được nhiều việc làm tại chỗ.

-Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nghề dịch vụ để thu hút lực lượng lao động có chất lượng.

-Thực hiện tốt công tác giáo dục - đào tạo nghề cho người lao động, dạy nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

2.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là địa phương nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km.

Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dương luôn coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu với một số chỉ tiêu chính như: Tạo việc làm mới; Nâng cao thời gian lao động ; ... Những kết quả có được do các cấp, các ngành của tỉnh đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Kết cấu hạn tầng phát triển mạnh, đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ. Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên được củng cố, tăng cường. Các trung tâm khuyến nông đã phối hợp với các đoàn thể để mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải công nghiệp, hóa thực phẩm,…thu hút hàng nghìn lượt nông dân tham gia.

Nổi bật trong công tác tạo việc làm ở tỉnh Hải Dương là xuất khẩu lao động. Hải Dương là tỉnh được Bộ LĐTB&XH chọn làm điểm mô hình liên thông giữa địa phương và các công ty xuất khẩu lao động. Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao và kịp thời ban hành nhiều có chế, chính sách phù hợp. Công tác tạo nguồn, đào tạo người lao động được thực hiện tốt. Các thủ tục làm hồ sơ, khám sức khỏe, vay vốn… đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Từ năm 2010 - 2016, toàn tỉnh đã xuất khẩu được trên 23.000 lao động (chiếm 6,6% số lao động được giải quyết việc làm, phần lớn là xuất khẩu sang Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc).

Bên cạnh đó, Hải Dương cũng có những giải pháp trực tiếp giải quyết việc làm mang lại kết quả tích cực như đề án cho vay vốn hỗ trợ việc làm đã tạo việc

làm được cho 16.000 lao động. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp, Hải Dương thực hiện đề án 1956/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ). Chất lượng lao động được cải thiện là một trong những tiền đề lớn giúp Hải Dương “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” giúp cho công tác dạy nghề chung có nhiều chuyển biến rõ rệt.

2.2.2.4. Kinh nghiệm của Tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng. Những năm gần đây, do việc mở rộng các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới cũng như việc thu hút đầu tư diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn (khoảng 5.000 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 70%). Các huyện/thị xã có diện tích thu hồi đất lớn như: Mê Linh, Vĩnh Yên, Phúc Yên,…Vĩnh Phúc được xem là địa phương đạt nhiều kết quả trong tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn (Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc, 213). Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn như sau:

Thứ nhất, do là địa phương có mức độthu hútđầu tư cao nên tỉnh yêu cầu

các doanh nghiệp, dự án phải bố trí việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đặc biệt là làm việc ngay trong các doanh nghiệp đó. Đặc biệt, Vĩnh phúc đã làm tốt công tác khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đào tạo nghề cho lao động và tuyển dụng chính lao động đó vào làm việc. Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động đối với các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạo.

Thứ hai, Vĩnh Phúc luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho

người lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và lồng ghép với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956.

Thứ ba, xuất khẩu lao động được xem là một trong những giải pháp quan

trọng để giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng. Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản để mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh như ban hành Quyết định số 4118/QĐ-UBND về các quy định khuyến khích xuất khẩu lao động như hỗ trợ kinh phí cho người lao động học nghề, học ngoại ngữ để đi lao động có thời hạn nước ngoài là 350.000 đồng/người. Riêng đối với lao động thuộc diện thu hồi đất thì được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người.

Thứ tư, tạo việc làm cho người lao động đã lớn tuổi hoặc có sức khỏe yếu bằng cách dành một phần đất trong các dự án hoặc gần dự án để pháp triển dịch vụ phục vụ công nghiệp, đặc biệt với hộ có diện tích bị thu hồi từ 40% trở lên. 2.2.2.5. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Nam

Hà Nam là địa phương đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế nhằm thu hút lao động vào các khu công nghiệp và tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động. Với mục tiêu phát triển kinh tế để tạo việc làm là định hướng quan trọng nhằm giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định việc làm, tỉnh Hà Nam đã làm tốt công tác này. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra khá nhanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng có sự thay đổi, đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo nghề ngắn hạn, vay vốn tín dụng đã tạo nhiều việc làm thông qua các dự án nhỏ ở địa phương như kinh tế trang trại, kinh tế hộ qua đình, các tổ hợp sản xuất, các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống và dịch vụ nông nghiệp. Công tác XKLĐ cũng được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Qua những năm triển khai công tác xuất khẩu lao động đã có hàng ngàn đoàn viên thanh niên, hội viên được tư vấn giải quyết việc làm và đã tham gia giới thiệu lực lượng lớn lao động đi xuất khẩu các nước như Đài Loan, Quatar, Nhật, Hàn Quốc,… (UBND tỉnh Hà Nam, 2014) 6 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 8.648 người, đạt 55,7% kế hoạch năm (nữ: 4.208 người), trong đó có 434 người đi xuất khẩu lao động và có khoảng 11.120 người có việc làm thêm.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nam đã hỗ trợ tuyển được 429 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 61 lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn hoàn thiện các thủ tục đi xuất khẩu lao động. Đoàn thí sinh của tỉnh tham dự Hội thi Tay nghề quốc gia lần thứ VIII năm 2014 với 03 thí sinh dự thi, kết quả có 02 thí sinh đạt giải ba (nghề Mộc dân dụng và Mộc mỹ nghệ), 01 thí sinh đạt giải khuyến khích nghề Công nghệ ô tô.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định cho vay 2.077 dự án từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm với tổng số tiền 4,644 tỷ đồng, thu hút tạo việc làm cho 2.322 lao động.

Trung tâm Giới thiệu việc làm đã tổ chức khảo sát nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 06 phiên giao

dịch việc làm tại trung tâm và 10 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các địa phương thu hút 538 người tham gia đăng ký tìm việc làm và giới thiệu vào làm việc tại 135 đơn vị, doanh nghiệp. Tiếp nhận, tư vấn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho 900 người lao động, quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 654 người lao động với tổng số tiền chi trả 5,636 tỷ đồng. Tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề cho 2.257 người, duy trì vận hành hoạt động có hiệu quả 02 Wesite: vlhanam.vieclamvietnam.gov.vn; Vieclamhanam.vn; tổ chức đăng tin tuyển dụng của 318 đơn vị, doanh nghiệp và có 31.860 lượt người truy cập để tìm kiếm thông tin việc làm.

Hiện nay Đề án "Đào tạo 1.000 lao động ngành công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản giai đoạn 2014 - 2016" gồm tổ chức dạy tiếng Nhật, văn hóa Nhật và quy trình quản lý chất lượng 5S của Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Thời gian tới, tỉnh rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh sau khi sáp nhập trung tâm dạy nghề cấp huyện và trung tâm giáo dục thường xuyên; triển khai điều tra cung - cầu lao động tại các thôn xóm và khảo sát nhu cầu sử dụng lao động có nghề trong các doanh nghiệp; tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền phổ biến pháp luật về lao động trong các loại hình doanh nghiệp theo Đề án 31; thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm, dạy nghề và thông tin thị trường lao động; chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt công tác tuyển sinh. Các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dạy nghề.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Từ những kinh nghiệm tạo việc làm ở một số huyện, địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)