Bệnh tích tế bào sau 72 giờ gây nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh học phân tử của chủng virus cường độc KTY PRRS 06 gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Trang 47 - 49)

Hình 4.1. Tế bào Marc-145 chưa gây nhiễm virus

Hình 4.2. Bệnh tích tế bào sau 36 giờ gây nhiễm gây nhiễm

Hình 4.3. Bệnh tích tế bào sau 48 giờ gây nhiễm gây nhiễm

Hình 4.4. Bệnh tích tế bào sau 60 giờ gây nhiễm gây nhiễm

Hình 4.5. Bệnh tích tế bào sau 72 giờ gây nhiễm gây nhiễm

Kết quả nghiên cứu về tốc độ nhân lên và gây bệnh tích tế bào của chủng virus KTY-PRRS-06 trong nghiên cứu của chúng tôi có phần cao hơn so với với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang (2015) về virus nhược độc PRRS Hanvet1.VN trên tế bào Marc-145 và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan (2011) về các chủng PRRS phân lập được tại các vùng phụ cận Hà Nội. Theo chúng tôi nguyên nhân là do chủng virs KTY-PRRS-06 có độc lực cao hơn so với các chủng virus trong nghiên cứu của các tác giả nói trên.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Toan và cs. (2016) nghiên cứu về đặc tính sinh học của chủng virus KTY-PRRS- 06 phân lập tại Việt Nam qua các đời cấy chuyển.

Như vậy, chúng tôi đánh giá sơ bộ về mức độ nhân lên của virus PRRS cũng như sức sống của virus KTY-PRRS-06 được lựa chọn để nghiên cứu, cơ bản chủng virus sau khi gây nhiễm đều có khả năng nhân lên mạnh mẽ, gây ra bệnh tích tế bào và hủy hoại tế bào nhanh chóng, ổn định.

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy phương thức bảo quản virus KTY-PRRS- 06 trong nghiên cứu này là khá tốt, đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Vì vậy, các chủng virus này có thể tiếp tục dùng cho những nghiên cứu tiếp theo.

4.2.2. Kết quả xác định hiệu giá của chủng virus KTY-PRRS-06

Sau khi lựa chọn được chủng virus PRRS dùng để nghiên cứu (bảng 4.3), chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc tính sinh học của chúng qua việc xác định hiệu giá virus.

Chúng tôi chuẩn bị một khay 96 giếng đã phủ tế bào Marc-145 một lớp. Số lượng tế bào trong một giếng của khay được xác định bằng cách đếm 4 giếng đại diện ở 4 góc của khay 96 và tính trung bình. Huyễn dịch virus được pha loãng theo cơ số 10 rồi đem ủ trên bề mặt tế bào một lớp của các giếng theo thứ tự đánh dấu trước (25µl/giếng), mỗi độ pha loãng lặp lại 3 lần. Sau một giờ ủ, chúng tôi bổ sung vào mỗi giếng 100µl dung dịch duy trì DMEM có chứa 10% TBP. Sau đó để khay tế bào đã gây nhiễm virus trong tủ ấm 37°C/5% CO2.

Quan sát CPE qua các thời điểm 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 60 giờ,….sau gây nhiễm. Sau đó, virus được thu hoạch và xác định TCID50 theo phương pháp của Reed-Muench.

* Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của virus trên tế bào

giờ, 120 giờ sau gây nhiễm tiến hành thu hoạch virus chủng KTY-PRRS-06 đời P0. Dịch virus thu được tại mỗi thời điểm được trộn chung thành một mẫu đồng nhất để xác định hiệu giá. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần để có đánh giá trung bình. Kết quả được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Hiệu giá của chủng virus KTY-PRRS-06 tại các thời điểm thu hoạch

Thời điểm thu virus (giờ) 24 36 48 60 72 84 96 108 120 Hiệu giá virus L1 102,5 102,5 103,7 104,5 104,7 102,6 102,3 101,8 101,5 L2 102,2 102,8 103,3 104,4 104,38 102,64 102,5 102,0 101,8 L3 101,99 102,5 103,3 104,2 104,6 102,5 102,2 101,7 101,6 TB 102,23 102,6 103,43 104,37 104,56 102,58 102,33 101,83 101,63

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc tính sinh học và sinh học phân tử của chủng virus cường độc KTY PRRS 06 gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)