các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, tính chất cơ lý và thành phần hóa học.
Các giống đậu tương được phân tích là các giống đang được trồng, sử dụng phổ biến tại Việt Nam, gồm DT22, DT26, DT31 và DT51; và các loại hạt được nhập khẩu từ Mỹ (MY) và Trung Quốc (TQ) đang được sử dụng tại các cơ sở sản xuất đậu phụ tại Hà Nội.
4.1.1. Đặc tính về hình thái, và tính chất cơ lí của một số loại hạt đậu tương
Đặc tính về hình thái, cơ lí của các giống đậu tương thể hiện qua các thông số hình dạng, màu vỏ, trọng lượng 1000 hạt và độ trương nở của hạt thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Đặc tính về hình thái, tính chất cơ lí của một số giống đậu tương Giống Giống đậu Hình dạng Màu vỏ Khối lượng 1000 hạt (gam) Độ trương nở (%) DT22 Bầu dẹt Vàng đen 132,71±1,74d 120,5±2,12a DT26 Bầu dẹt Vàng nhạt 185,13±7,01bc 120,5±0,71a DT31 Tròn Vàng 197,40 ± 0,11a 121±2,83a DT51 Tròn Vàng nhạt 190,45±2,13b 96,55±2,12b MY Tròn Vàng 175,25±1,54c 131±1,41a TQ Tròn Vàng tươi 185,52±4,53bc 126,5±4,95a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ ở mũ khác nhau thì khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 0,05
Kết quả từ bảng 4.1 cho thấy về hình dạng, bốn loại đậu tương có hình dạng tròn là DT31, DT51, MY và TQ. Hạt đậu tương của hai giống DT22 và DT26 có dạng hình bầu dục. Về đặc điểm màu vỏ, đậu tương TQ có màu vàng tươi khác với các loại đậu tương khác có màu vỏ màu vàng hoặc vàng nhạt.
Chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt cho ta đánh giá sơ bộ về chất lượng hạt, cùng một loại hạt, nếu khối lượng 1000 hạt càng lớn thì hạt sẽ có chất lượng tốt hơn. Ở đây, có sự khác nhau tương đối lớn về giá trị này ở các giống khác nhau. Hạt đậu
tương giống DT31 có khối lượng 1000 hạt cao nhất là 197,40 gam và nhỏ nhất là đậu tương DT22 với 132,71 gam.