Cho đến nay ở Việt Nam hai phương pháp điều trị phình động mạch não đang được áp dụng phổ biến là phẫu thuật kẹp cổ tỳi phỡnh và can thiệp nội mạch. Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các bệnh nhân sau khi có kết quả
chụp mạch đều được điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch ngay, trường hợp đặc biệt bệnh nhân được điều trị nội khoa, việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc rất nhiều yếu tố: đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân: như tiền sử các bệnh lí kèm theo, độ Hunt-Hess đánh giá trên bệnh nhân, các biến chứng nào đang gặp trên bệnh nhân như co thắt mạch, gión nóo thất.v.v. Và dựa vào đặc điểm hình ảnh học của bệnh nhân, độ Fisher, kích thước vị trí khối máu tụ, mức độ chèn ép phự nóo mà khối máu tụ gây ra, đặc điểm về tỳi phỡnh mạch, số lượng, vị trí, kích thước tỳi phỡnh động mạch, và đặc biệt là kích thước cổ tỳi phỡnh động mạch não. Tuy nhiên không thể bỏ qua điều kiện về kinh tế của từng gia đình bệnh nhân và tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân và gia đình.
Trong 54 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu có 26 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật chiếm 48,1%, 17 bệnh nhân được điều trị nút mạch chiếm 31,5%, 7 bệnh nhân sau khi phát hiện tỳi phỡnh tiếp tục điều trị nội khoa không can thiệp phẫu thuật hay can thiệp mạch chiếm 13% trong đó có 2 bệnh nhân tuổi quá cao gia đình xin không can thiệp, 3 bệnh nhân gia đình không đồng can thiệp, 2 bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê quỏ sõu, rối loạn thực vật, hô hấp tuần hoàn tử vong sau khi gia đình xin ra viện, 4 bệnh nhân có chỉ định can thiệp đã chuyển đến cơ sở tiếp nhận để can thiệp phình mạch nhưng chưa kịp can thiệp - tử vong, trong đó có 3 bệnh nhân chảy máu tái phát trong khi chờ can thiệp chiếm 7,4%.