Chảy máu dưới nhện có rất nhiều biến chứng, mỗi một biến chứng lại có cơ chế bệnh sinh, biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau. Sau đây chúng tôi chỉ nhận xét một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân CMDN do vỡ phình động mạch não giữa.
Trong 54 bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu: Biến chứng co thắt mạch não chúng tôi gặp 18 trường hợp chiếm 33,3%, và biến chứng này thường xảy ra sau ngày thứ 3 của bệnh, đỉnh cao là từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 11, chúng tôi gặp 1 bệnh nhân đến ngày thứ 16 của bệnh còn biến chứng co thắt mạch não, 1 bệnh nhân đến sớm trước 3 ngày gặp co thắt mạch bởi khối máu tụ lớn khe Sylvius ( Fisher độ IV ). Tỷ lệ này phù hợp với nhận định trên và một số nghiên cứu của các tác giả trong nước như: của Lê Văn Thính co thắt mạch não thứ phát là 47%[25], của Vừ Hụng Khụi là 36,7%[15], của Trần Văn Tích
là 37,5%[27]. Do đó việc theo dõi sát về lâm sàng, thực hiện cỏc xột nghiờm cần thiết (đặc biệt là Doppler xuyên sọ) để phát hiện sớm co thắt mạch não và điều trị tích cực là rất cần thiết.
Hình 4.1. Hình ảnh co thắt mạch não sau chảy máu dưới nhện BN: Nguyễn Văn T, 48t, I60/
Chúng tôi gặp 7/54 bệnh nhân có biến chứng chảy máu não tái phát (13%) trong đó chủ yếu xảy ra trong tuần đầu của bệnh, có 4 bệnh nhân biến chứng này xảy ra trong 3 ngày đầu. Có duy nhất 1 bệnh nhân chảy máu tái máu tái phát theo Lê Văn Thính là 27% [25], theo Phạm Thị Hiền là 29,5%[13], theo Võ Hồng Khôi là 16,7% [15]và Trần văn Tích là 20% [27]. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ chảy máu tái phát là 13% thấp hơn các nghiên cứu trước đó. Điều đó cho thấy trong những năm gần đây đó cú sự tiến bộ trong chẩn đoán nguyên nhân và điều trị những bệnh nhân CMDN. Trong 54 bệnh nhân của chúng tôi, tất cả đều được chụp phim cắt lớp vi tính nhiều dãy đầu dò sớm nhất có thể để chẩn đoán nguyên nhân, khi có kết quả chẩn đoán các bệnh nhân được chuyển đi điều trị nguyên nhân hoặc phối hợp điều trị nguyên nhân ngay (trừ những trường hợp không cho phép).
Hình 4.2. Hình ảnh chảy máu tái phát BN: Phạm Thanh Ng, 48t, I60/
Biến chứng tràn dịch não trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 13/54 trường hợp ( 24,1%). Đây là biến chứng nặng của chảy máu dưới nhện. Theo Ropper AH và cộng sự, tràn dịch não có thể xảy ra cấp tính do máu tràn vào trong các não thất làm tắc nghẽn đường lưu thông dịch não-tủy, hoặc bán cấp do viêm dính màng nhện làm mất chức năng tiêu thấm dịch não-tủy của các hạt Pacchioni [74]. Tràn dịch não là một biến chứng cấp cứu cần phải được phát hiện sớm và xử trí kịp thời để tránh tăng áp lực trong sọ, thoát vị não dẫn đến tử vong. Kết quả của chúng tôi phù hợp với Đặng Hồng Minh, biến chứng tràn dịch não là 26,8% chủ yếu xảy ra trong gian đoạn bán cấp [20], cao hơn trong nghiên cứu của Võ Hồng Khôi gặp 6,7%.
Hình 4.3. Hình ảnh biến chứng tràn dịch não BN: Trần Văn H, 39 t, I60/
Biến chứng hạ Natri máu gặp 16/54 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 29,6%, toàn bộ bệnh nhân có biến chứng này đều xảy ra sau 3 ngày đầu của bệnh, nguyên nhân thường do hội chứng bài tiết hormon chống bài niệu không phù hợp (SiADH) hay hội chứng tăng bài tiết muối của não (CSWS) [66]. Chẩn đoán hạ natri máu dựa vào xét nghiệm sinh hóa mỏu cú natri giảm dưới 135 mm/l và trên lâm sàng bệnh nhân đang ổn định trở nên xấu dần do tình trạng phự nóo. Xử trí hạ natri máu trong CMDN tùy thuộc vào nguyên nhân. Kết quả này trong nghiên cứu của Lê Văn Thính là 17%[25], của Võ Hồng Khôi là 13,3%[15], của Panayiotis N là 34%[66], Citerio và cộng sự là 29% [35]. Vì vậy, việc làm xét nghiệm điện giải đồ thường xuyên để phát hiện sớm hạ natri máu và xử trí sớm rất quan trọng.
Động kinh trong CMDN chiếm tỷ lệ không cao (từ 1,5% đến 25% theo nhiều tác giả), có thể chỉ là cơn cục bộ, cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát hoặc cơn toàn thể. Cơn có thể xuất hiện ngay sau cơn đột quỵ nóo, trong quá trình điều trị hoặc là di chứng sau này [66]. Chúng tôi chỉ gặp 3 bệnh nhân có cơn co giật, toàn bộ là cơn toàn thể, trong đó có 1 trường hợp xảy ra trong 24 giờ đầu, 1 trường hợp xảy ra trong hai tuần tiếp theo, 1 trường hợp xảy ra sau tuần thứ hai. Trong 3 trường hợp nói trên, có 2 trường hợp xảy ra trên bệnh nhân có biến chứng chảy máu não tái phát. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Võ Hồng Khôi [15], Lê Văn Thính [25], Lee KC [50], Linn FHH và cộng sự [52]. Như vậy, điều trị biến chứng động kinh ở bệnh nhân CMDN là cần thiết để tránh những biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là chảy máu não tái phát.
Tóm lại qua nghiên cứu chúng tôi thấy: CMDN do vỡ phình động mạch não giữa thường xảy ra ở người lớn tuổi ( tuổi trung bình là 56±9,6), lứa tuổi hay gặp nhất là từ 45 đến 64 tuổi (77,8%). Bệnh có xu hướng cân bằng giữa nam (51,8%) và nữ (48,1%), trên những bệnh nhân thường có tiền sử bình thường không phát hiện bệnh gì đặc biệt trước đó (37,8%), tăng huyết áp (41,5%) và nhức đầu (28,3%) là hai yếu tố nguy cơ thường gặp nhất. Khởi
phát bệnh đột ngột (100%) trong lúc nghỉ ngơi và sinh hoạt bình thường (66,7%) với các triệu chứng hay gặp là nhức đầu (100%), nôn và buồn nôn (68,5%), kớch thớnh vật vã (51,8%), không sốt ngay từ đầu là một triệu chứng âm tính quan trọng (96,3%), kiểu khởi phát bệnh thường gặp là nhức đầu và không có rối loạn ý thức (51,8%). Trong giai đoạn toàn phỏt cỏc triệu chứng thường rõ ràng, hội chứng màng não thấy ở tất cả các trường hợp với các dấu hiệu thường gặp như nhức đầu (81,5%), nôn và buồn nôn (59,3%), cứng gáy (92,6%), Kernig (57,4%), vạch màng não (31,5%), táo bón (29,6%). Tăng huyết áp (61,1%), sốt ( 53,7%), rối loạn cơ tròn (51,8%) là các triệu chứng thường gặp, gõy khú khăn cho điều trị. Triệu chứng thần kinh khu trú thường có (51,8%), nếu có thỡ cỏc triệu chứng thường là liệt nửa người (37%), rối loạn ngôn ngữ (22,2%),là các triệu chứng gợi ý rất quan trọng cho vị trí phình động mạch não giữa. Phân loại lâm sàng theo Hunt-Hess, độ II thường gặp nhất (48,1%).