Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số Cục Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hải quan tại tỉnh nghệ an (Trang 48)

quan trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là một Cục Hải quan địa phương có nhiều đặc điểm tương đồng với Cục Hải quan tỉnh Nghệ An như đều năm trên địa bàn vừa có cửa khẩu đường bộ, vừa có cửa khẩu đường biển, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế địa bàn kiểm soát Hải quan rộng lớn và có địa hình đi lại khó khăn.

Theo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh (2017), Cục đã đạt được những kết quả nhất định:

- Kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) trong 5 năm giai đoạn 2013-2017 không ngừng tăng trưởng, đạt 13.922 triệu USD.

- Thu thuế XNK và thu khác theo đúng quy định của pháp luật, nộp ngân sách kịp thời hàng năm luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu. Số thu nộp ngân sách trong 5 năm 2013-2017 đạt 16.804 tỷ đồng. Tỷ trọng thu của Hải quan Quảng Ninh trong tổng thu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chiếm từ 60-62%, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại rất được chú trọng, tập trung lực lượng quản lý địa bàn, kịp thời đấu tranh bắt giữ xử lý các vụ buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trong 5 năm đã bắt giữ 5.095 vụ trị giá 62,445 tỷ đồng.

Những kết quả mà Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đạt được là nhờ việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về nghiệp vụ, về công tác tổ chức bộ máy, phát triển NNL. Đây là những kinh nghiệm quý báu các Cục Hải quan địa phương, đặc biệt là Cục Hải quan tỉnh Nghệ An. Theo Quyết định số 1919/QĐ- TCHQ ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, biên chế của Cục Hải quan Quảng Ninh có 465 người trong đó có 397 CBCC và 68 nhân viên hợp đồng lao động làm việc theo chế độ quy định tại Nghị định 68/CP/2000, có 20 đơn vị thuộc và trực thuộc (08 đơn vị phòng ban tham mưu giúp việc Cục trưởng và 12 đơn vị Hải quan cửa khẩu và tương đương), có 36 Đội (Tổ) công tác thuộc Phòng, Chi cục và tương đương.

Theo Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh (2017), đội ngũ công chức giữ chức vụ lãnh đạo: 117 đồng chí chiếm 25%, hầu hết đều qua đào tạo cơ bản và trưởng thành trong thực tiễn, có bề dày kinh nghiệm và khả năng quản lý điều hành. Đội ngũ công chức thừa hành: 75% có đủ trình độ, kỹ năng đáp ứng và hoàn thành nhiệm vụ theo vị trí chức danh công việc được phân công.

Về các nhóm chuyên sâu: Số lượng công chức chuyên trách, chuyên sâu có 119 người chiếm 25,6% biên chế, được lựa chọn trong số công chức có năng lực, trình độ và khả năng phát triển bố trí trong các công việc sau: đăng ký tờ khai, kiểm tra giá thuế, kế toán thuế, kiểm tra sau thông quan, đấu tranh chống buôn lậu, phòng chống ma tuý, thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới và chống hàng giả (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Về lực lượng kiểm tra sau thông quan: Chi cục kiểm tra sau thông quan hiện có 16 CBCC chiếm 3,5% biên chế toàn Cục, trong thời gian tới, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC làm công tác kiểm tra sau thông quan; bổ sung biên chế cho lực lượng kiểm tra sau thông quan (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Về đội ngũ làm công tác tin học: hiện có 22 người chiếm 4,73% (HĐLĐ68: 18 người, công chức: 04 người). Trong đó, 01 trung cấp, 08 cao đẳng và 13 đại học, chủ yếu tập trung tại Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin, còn tại các đơn vị chưa bố trí chuyên trách mà do công chức kiêm nhiệm (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Với NNL như trên, trong những năm qua Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp về tổ chức bộ máy, về quản lý NNL, về đào tạo, bồi dưỡng NNL để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu công việc của đơn vị. Cụ thể là:

Thứ nhất, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành rà soát lại tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh để thực hiện hoặc kiến nghị điều chỉnh, sắp xếp hoặc thành lập mới tổ chức bộ máy cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ và yêu cầu nhiệm vụ mới tránh sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chủ trương gọn nhẹ và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ công chức chuyên trách, chuyên sâu được quản lý thống nhất ở một số lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản như: quản lý kỹ

năng lãnh đạo, quản lý Hải quan hiện đại, phân loại, xuất xứ hàng hoá, xác định trị giá Hải quan, thu thuế và quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thông tin tình báo, quản lý rủi ro, sở hữu trí tuệ, kiểm soát chống buôn lậu, phòng chống ma tuý…(Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Thứ ba, tổ chức triển khai thực hiện việc bố trí, sắp xếp và cơ cấu lại các đơn vị tham mưu giúp việc Cục trưởng, các Chi cục Hải quan, các Đội Kiểm soát Hải quan theo đề án tái cơ cấu lại tổ chức Hải quan được duyệt và vận hành hoạt động hiệu quả (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Thứ tư, tiến hành rà soát, đánh giá, cơ cấu lại đội ngũ CBCC theo ngạch công chức gắn với chức danh công việc để làm cơ sở cho việc bố trí, phân công công tác phù hợp, quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ. Rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ CBCC theo yêu cầu chức danh công việc; Tiến hành phương án điều chỉnh, sắp xếp lực lượng làm công tác thu thập, xử lý dữ liệu, lực lượng kiểm tra sau thông quan, phù hợp với lộ trình áp dụng mô hình quản lý mới; Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện việc bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ đối với CBCC trên cơ sở yêu cầu chức danh công việc (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Thứ năm, tập trung nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc hệ thống các quy chế, quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan về công tác quản lý CBCC như: phân cấp, phân quyền, tuyển dụng, sử dụng, quản lý... (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Thứ sáu, tin học hoá trong quản lý nhân sự theo hướng tự động hóa một số công việc quản lý nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu quản lý nguồn nhân lực khi triển kha tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức; áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 về quản lý nguồn nhân lực (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

Thứ bảy, tổng rà soát, đánh giá sát thực lại đội ngũ CBCC theo các tiêu chí: bằng cấp đào tạo, khả năng, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức... xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo và triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược đào tạo của ngành Hải quan. Tổ chức đào tạo lại để có đội ngũ CBCC được chuẩn hoá theo chức danh và hoàn chỉnh theo hướng chuyên sâu như chọn cán bộ gửi các trường chính quy trong nước, tham gia các khoá học nâng cao, các lớp tập huấn chuyên đề của ngành tổ chức, chủ động tự tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho CBCC tại Cục Hải quan tỉnh và tại các

đơn vị cơ sở, xây dựng phương án đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp tự kèm cặp bồi dưỡng tại các đơn vị cơ sở để cập nhật chế độ chính sách mới, đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc hàng ngày, đồng thời khuyến khích CBCC tự học tập để nâng cao trình độ (Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, 2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, là nơi thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc bằng đường bộ. Với vị trí địa lý như vậy, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải qua các cửa khẩu đường bộ như Cửa khẩu Hữu Nghị, Cửa khẩu Tân Thanh, Cửa khẩu Chi Ma, Cửa khẩu Cốc Nam (Bộ Tài chính, 2016).

Theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, tổng số CBCC của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tính đến hết năm 2017 là 389 người. Trong giai đoạn từ 2013-2017 tổng chỉ tiêu tăng thêm 44 người (Bình quân tăng 9 người/năm). Cục Hải quan Lạng Sơn đã tiến hành phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị theo nguyên tắc ưu tiên cho các Chi cục Hải quan trực thuộc để đáp ứng yêu cầu gia tăng về quy mô khối lượng công việc và bố trí cho các đơn vị mới thành lập, đơn vị đó thực hiện chia tách để đảm bảo lực lượng cán bộ khi vận hành tổ chức, bộ máy mới.

Trong giai đoạn 2013 - 2017, trình độ nhân lực của Cục Hải quan được Ban Lãnh đạo Cục đặc biệt chú trọng nên được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ cán bộ Đại học và trên Đại học được tăng lên rõ rệt qua từng năm, số lượng cán bộ được cử đi học và đào tạo các khoá học ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ cũng được Ban Lãnh đạo Cục quan tâm, tạo điều kiện tối đa cả về vật chất và thời gian (Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, 2017).

Theo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (2017), toàn Cục có 20 người là cử nhân Tin học và 295 người là tin học văn phòng. 12 người là cử nhân tiếng Anh và 241 người là có trình độ tiếng anh giao tiếp. Ngoại ngữ khác có 12 cử nhân và 41 giao tiếp. Nhìn chung cán bộ của Cục đa số là có trình độ về Tin học và ngoại ngữ. Tuy nhiên do đặc điểm về địa lý và quản lý các cửa khẩu thông thương với Trung Quốc nên ít sử dụng đến tiếng Anh, chủ yếu là tiếng Trung, mà trình độ

tiếng Trung của CBCC thì còn hạn chế do vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Theo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (2017), trong giai đoạn 2013 -2017 Cục đã có 3.520 lượt CBCC, nhân viên được đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó: có 156 CBCC được cử đi đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ (đào tạo Thạc sĩ, Đại học) và tham gia chương trình quản lý Nhà nước; có 1.268 lượt CBCC tham gia các Hội nghị, Hội thảo và các lớp đào tạo tập huấn do Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, các Bộ, Ngành khác tổ chức; và 2.096 lượt CBCC, nhân viên tham gia tập huấn do Hải quan tỉnh tổ chức. Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã phát huy tác dụng và đạt được kết quả nhất định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của đơn vị.

Theo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn (2017), Về công tác quy hoạch cán bộ luôn được Lãnh đạo của Cục Hải quan Lạng Sơn xác định đây là một trong những công việc nội dung quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị. Do đó công việc này luôn được quan tâm chú ý, biểu hiện:

+ Trong quy hoạch sử dụng cán bộ, đã luôn cố gắng bố trí sử dụng CBCC đúng chuyên môn được đào tạo; bố trí luân chuyển cán bộ một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công việc; chú ý đến quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo.

+ Quy hoạch về cơ cấu nhân sự, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã chú ý tuyển dụng, bố trí tương đối hợp lý cả về cơ cấu giới tính và bố trí công việc phù hợp với giới tính. Cơ cấu lứa tuổi cũng được quan tâm chú ý, xét trên cả phương diện tuổi và trình độ chuyên môn. Cơ cấu các chuyên ngành đào tạo cũng được quan tâm trong công tác cán bộ.

Về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ: Đây là nội dung chủ yếu của chất lượng nguồn nhân lực của một tổ chức nói chung và Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Đây cũng là nhân tố quyết định để hoàn thành nhiệm vụ của Hải quan. Do đó, công tác này luôn được Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn chú ý quan tâm. Trong quá trình tuyển dụng công chức luôn chú ý các chuyên ngành phù hợp với chuyên môn nghiệm vụ Hải quan như là chuyên ngành Hải quan trong các trường đại học, chuyên ngành tài chính kế toán… bên cạnh đó có các chế độ để khuyến khích, tạo điều kiện để các CBCC tự nguyện, chủ động học tập, nâng cao trình độ của bản thân, như là các chứng chỉ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về: thuế, giá, phân loại hàng hoá,… Đồng thời, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng đã thực hiện đánh giá CBCC tương đối khách quan, kịp thời, chủ yếu căn cứ trên trình độ

chuyên môn nghiệp vụ. Do đó đã động viên, khuyên khích CBCC không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ và có ý thức trau dối kiến thức của bản thân, hăng say và yên tâm công tác (Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, 2017).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cục Hải quan tỉnh Nghệ An trong điều kiện hiện nay

Qua kinh nghiệm các nước trong việc phát triển nhân lực, chúng ta thấy rõ ràng rằng nhân lực đóng một vai trò và vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của chính ngành đó. Đối với ngành Hải quan, hiệu quả của việc quản lý và nâng cao nhân lực chính là chất lượng đội ngũ CBCC của Hải quan mang tính chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ mới.

Bài học kinh nghiệm rút ra là:

-Về cơ cấu tổ chức bộ máy

Ngành Hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh Nghệ An nói riêng cần phải cải tiến mạnh mẽ, theo mô hình hiện đại, xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành có tính đến chiến lược phát triển đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

-Về công tác tuyển dụng

Tổ chức thi tuyển công chức với các hình thức tuyển khác nhau để lựa chọn được những người giỏi nhất trong số những ứng viên tham gia dự tuyển. Thi tuyển cạnh tranh, công khai và công bằng. Đối với công chức Lãnh đạo nên qua thi tuyển, có trắc nghiệm tâm lý về khả năng lãnh đạo và cần được đào tạo trước khi bổ nhiệm. Tuyển chọn và sử dụng cán bộ cần dựa trên một quy trình minh bạch và cạnh tranh một cách công khai cho từng vị trí. Các ứng viên tham gia thi tuyển phải trải qua nhiều vòng như đánh giá hồ sơ, đánh giá kỹ thuật và kỹ thuật tâm lý dựa trên các bài thi hay đánh giá tổng hợp qua tiến hành phỏng vấn. Việc tuyển dụng không chỉ áp dụng với cán bộ thừa hành mà cả với các vị trí quản lý cấp cao.

-Về công tác đào tạo, bồi dưỡng

Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo hợp lý nâng cao trình độ mọi mặt của công chức và cần có những khóa học đào tạo ban đầu, đào tạo dài hạn, và sau đó chú trọng mở các khóa đào tạo ngắn hạn vài ngày, một vài tuần nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc cho công chức. Chương trình tài liệu được xây dựng theo nhu cầu đào tạo, theo yêu cầu và vị trí công tác của người học. Tập trung, ưu tiên

cho đào tạo cán bộ nguồn trước khi đề bạt, bổ nhiệm. Giáo viên tham gia đào tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hải quan tại tỉnh nghệ an (Trang 48)