Khái quát chung về tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hải quan tại tỉnh nghệ an (Trang 55 - 58)

Cục Hải quan tỉnh Nghệ An được Tổng cục Hải quan phân công quản lý địa bàn hoạt động Hải quan của tỉnh Nghệ An.

Theo Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2017), tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa.

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An (Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, 2017).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

3.1.1.1. Dân số

Theo Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2017), tổng số dân của tỉnh Nghệ An năm 2017 là 3.113.055 người. Dân cư phân bố không đồng đều, ở vùng miền núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng ven biển mật độ dân cư cao. Mật độ dân số bình quân trong toàn tỉnh năm 2017 là 189 người/km2, trong đó cao nhất là thành phố Vinh (2.912 người/km2) và thị xã Cửa Lò (1.851 người/km2), thấp nhất là huyện Tương Dương (25 người/km2). Cụ thể:

Bảng 3.1. Thống kê dân số tỉnh Nghệ An (2015-2017)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 ĐVT

Dân số trung bình 3.063.900 3.105.500 3.113.055 người

Mật độ dân số 186 188 189 người/km2

Diện tích 16.490 16.481,7 16.490,25 km2

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2017)

3.1.1.2. Khí hậu

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,2oC. Lượng mưa trung bình năm 1.625,8mm. Độ ẩm trung bình năm: 83,6%. Số giờ nắng bình quân năm: 1.541giờ (Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, 2017).

3.1.1.3. Đất đai

Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km². Hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 01 thị xã.

Phía đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh. Phân chia theo nguồn gốc hình thành thì có các nhóm đất như sau:

Bảng 3.2. Thống kê diện tích đất đai tỉnh Nghệ An năm 2017

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất tự nhiên 1.649.025 100,00 1. Đất nông nghiệp 207.100 12,56 2. Đất lâm nghiệp 1.441.925 87,44 - Đất có rừng 745.557 45,21 - Đất không có rừng 696.368 42,23 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2017)

3.1.1.4. Tiềm năng kinh tế

- Tài nguyên Rừng

Toàn tỉnh có 734.973 ha rừng trong đó rừng tự nhiên là 641.960 ha, rừng trồng là 93.013 ha với tổng trữ lượng gỗ là 52 triệu m3. Nghệ An có 1 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Mát (diện tích 91.113 ha) và 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Huống (diện tích 50.000 ha) và Pù Hoạt. Về trữ lượng, các loại tài nguyên rừng Nghệ An vẫn còn là nguồn nguyên liệu khá lớn cho khai thác lâm nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên rừng. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 50 triệu m3 trong đó có tới 425 ngàn m3 gỗ pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét có khoảng trên 1 tỷ cây. Các loại lâm sản quý khác như song, mây, quế, cánh kiến đỏ... là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến, ngành nghề thủ công trong tương lai cho phát triển sản xuất và xuất khẩu. (Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, 2017).

- Tài nguyên Biển

Theo Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2017), Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào. Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương..., nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Bãi tắm Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và sạch nhất trong cả nước, hàng năm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến nghỉ mát và tham quan du lịch. Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò - cảng hàng hoá lớn nhất của vùng và cảng cá Cửa Hội - trung tâm dịch vụ nghề cá của vùng. Cảng Cửa Lò (hiện tại tàu loại 6.000 tấn ra vào thuận lợi) đã được Nhà nước quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai.. Biển Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển du lịch và vận tải biển.

- Tài nguyên Thủy sản

Hải phận Nghệ An rộng 4.230 hải lý vuông, có 6 cửa lạch với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào. Hiện trong toàn tỉnh có khoảng 2.500 ha mặt nước mặn, lợ chuyên nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu). Trong thời gian qua Nghệ An là một tỉnh sản xuất muối lớn

ở miền Bắc, đồng muối Nghệ An có khả năng phát triển 900-1.000 ha với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. Tóm lại: Biển Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản để Nghệ An phát triển về kinh tế - xã hội (Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, 2017).

- Tài nguyên khoáng sản

Nghệ An có 113 vùng mỏ lớn nhỏ và 171 điểm quặng. Đá vôi trữ lượng trên 1 tỷ tấn. Ngoài ra các mỏ đá Anh Sơn, Rèn Rỏi, Kim Nhan…có trữ lượng hàng triệu m3 . Sét xi măng 300 triệu tấn. Sét gốm sứ 300 triệu m3 . Đá bazan 260 triệu m3 . Đá trắng 982 triệu tấn. Thiếc 43.438 tấn. Đá granite 100 triệu m3. Manga tổng trữ lượng hơn 2 triệu tấn. Nghệ An còn có loại khoáng sản quý hiếm như Vàng, đá qúy Rubi và Safia có ý nghĩa kinh tế cao. Nước khoáng với chất lượng tốt ở Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương (Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, 2017).

Với đặc điểm địa bàn, tiềm năng kinh tế của tỉnh Nghệ An nêu trên là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại xuất nhập khẩu phát triển, đặc biệt đối với ngành khai thác, chế biến khoáng sản, gỗ, các sản phẩm từ thiên nhiên như nước ép hoa quả... Vị trí địa lý thuận lợi cùng với những ưu đãi của tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhà máy để sản xuất xuất khẩu linh kiện điện tử, gia công quần áo, đồ chơi trẻ em như Công ty TNHH điện tử BSE, Công ty CP Lâm nghiệp Tháng Năm, Công ty CP bao bì Sabeco, Công ty TNHH Minh Anh Kim Liên... Với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi CBCC Cục Hải quan tỉnh Nghệ An phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu chuyên môn đặt ra (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hải quan tại tỉnh nghệ an (Trang 55 - 58)