Khái quát chung về Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hải quan tại tỉnh nghệ an (Trang 58 - 63)

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Ngày 19-5-1956, Bộ Thương nghiệp ban hành Nghị định 161/BTN-ND- TC thành lập Chi sở Hải quan Nghệ An (trụ sở đặt tại Bến Thủy, Vinh). Có thể nói, đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của Hải quan Nghệ An ngày nay. 60 năm qua, Hải quan Nghệ An đã luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn. Trong những ngày đầu mới thành lập, bộ máy, tổ chức của Chi sở Hải quan Nghệ An gồm: Văn phòng Chi sở, phòng Hải quan Mường Xén, Đội Kiểm mã thuốc phiện với tổng quân số 25

người. Lúc bấy giờ ở Hà Tĩnh chưa thành lập lực lượng Hải quan riêng nên Chi sở Hải quan Nghệ An phải đảm trách luôn cả địa bàn Hà Tĩnh. Với địa bàn trải dài từ Nghệ An tới Hà Tĩnh nên nhiệm vụ của Chi sở Hải quan Nghệ An khá nặng nề vừa làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu vừa đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới và trong nội địa (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2016).

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là một trong những tỉnh của Khu 4 bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt nhất. Cán bộ chiến sĩ Chi sở Hải quan Nghệ An đã thực hiện chủ trương của ngành, với khẩu hiệu tất cả cho tiền tuyến “bám tàu, bám hàng, bám cửa khẩu”, vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để làm thủ tục cho hàng hoá NK qua cảng Bến Thuỷ và XK qua cửa khẩu Nậm Cắn (ở phía Tây Nghệ An, trên tuyến biên giới Việt - Lào) để chi viện cho chiến trường miền Nam. (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2016).

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Cách mạng nước ta bước vào giai đoạn mới: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tổ chức Hải quan hai miền Bắc, Nam cũng được hợp nhất thành Cục Hải quan Trung ương thuộc Bộ Ngoại thương. Lúc này, Chi sở Hải quan Nghệ An được đổi tên thành Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh. Đơn vị đã nhanh chóng củng cố và phát triển hệ thống tổ chức các cửa khẩu biên giới, cảng biển và các Đội kiểm soát lưu động trong nội địa (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2016).

Năm 1984, khi Tổng cục Hải quan được thành lập thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh đã được bổ sung lực lượng từ Quân đội, Công an chuyển sang, tăng cường cho các cửa khẩu, các Đội kiểm soát chống buôn lậu. Nhờ đó, trong thời gian này, hàng vạn tấn hàng hoá mậu dịch đã được làm thủ tục thông qua cửa khẩu Nậm Cắn để chi viện cho nước bạn Lào anh em. Tại cảng Bến Thủy và cảng Cửa Lò, các máy móc thiết bị, vật tư phân bón, xăng dầu, lương thực đã được làm thủ tục tại cảng Bến Thuỷ và cảng Cửa Lò để phát triển kinh tế sau chiến tranh, đồng thời làm thủ tục xuất khẩu cho các hàng hoá nông sản của Nghệ An đến với các nước xã hội chủ nghĩa. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm kg thuốc phiện và lượng hàng hoá buôn lậu trị giá hàng tỷ đồng, góp phần vào việc giữ trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan Nghệ Tĩnh đã có bước phát triển ở một tầm cao mới, trong công tác xây dựng lực lượng Hải quan, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương thời kỳ đó. Chỉ tính riêng thời kỳ 1981-1985, hoạt

động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu Nghệ Tĩnh như Nậm Cắn, Cầu Treo, Bến Thuỷ ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại. Công tác đấu tranh chống buôn lậu cũng được đơn vị tăng cường trên các tuyến đường bộ, đường biển và cả trong nội địa (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2016).

Tháng 6-1992, Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 107/TCHQ-TCCB về việc tách Hải quan Nghệ Tĩnh thành 2 đơn vị là Hải quan Nghệ An và Hải quan Hà Tĩnh. Đến năm 1994, Hải quan Nghệ An được đổi tên thành Cục Hải quan tỉnh Nghệ An (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2016).

Trong những năm qua, ngành Hải quan bước vào giai đoạn đổi mới một cách toàn diện, mạnh mẽ, triển khai các kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hoá ngành Hải quan theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đã tập trung củng cố về tổ chức bộ máy và đội ngũ CBCC; tăng cường đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị; làm thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh nhanh chóng, thuận tiện; để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Song song với đó, đơn vị thực hiện các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại như chủ động điều tra, nắm tình hình, xác định đối tượng, địa bàn trọng điểm, tăng cường phòng, chống các loại tội phạm ma túy góp phần giữ gìn an ninh kinh tế (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2016).

Một trong những thành tích nổi bật của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An là trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An luôn chủ động, tích cực kiểm tra, kiểm soát ở những khu vực, địa bàn, đối tượng trọng điểm. Trong 5 năm trở lại đây, Hải quan tỉnh Nghệ An đã làm tốt công tác kiểm soát ngăn chặn các loại tội phạm ma túy, buôn bán vũ khí, hàng hóa… qua biên giới. Hải quan tỉnh Nghệ An đã phối hợp hiệu quả với các lực lượng chức năng trên địa bàn bắt giữ hàng chục vụ án ma túy, pháo và hàng hóa…(Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2017).

Song hành với lịch sử dân tộc và sự phát triển của ngành Hải quan, Hải quan tỉnh Nghệ An tự hào đã trải qua chặng đường phát triển 63 năm, hiện nay tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An với 12 đơn vị thuộc và trực thuộc (trong đó có 5 Chi cục Hải quan, 02 Đội Kiểm soát Hải quan; và 05 đơn vị thuộc Khối các đơn vị tham mưu thuộc Cục). Đến nay, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đã triển khai thành công thủ tục Hải quan điện tử tại 100% các Chi cục Hải quan trực thuộc (Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, 2018).

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An ngày đầu mới thành lập gồm 02 cơ sở trực thuộc và 01 Phòng Nghiệp vụ. Qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, đến nay, tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Nghệ An ổn định và không ngừng nâng cao về chất lượng. Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Nghệ An luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, số thu nộp ngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể:

Bảng 3.3. Số thuế theo chỉ tiêu được giao và số thuế thu được của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An (2013 – 2017) Năm Số thu thuế đạt được (tỷ đồng) Số chỉ tiêu thu thuế được giao (tỷ đồng) Trong đó Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Cùng kỳ năm trước (%) Thuế XK (tỷ đồng) Thuế NK (tỷ đồng) Thuế TTĐB (tỷ đồng) Thuế GTGT (tỷ đồng) Thu khác (tỷ đồng) 2013 927,30 720 97,90 203,10 34,20 582,80 9,30 129,00 153,20 2014 1.189,50 900 65,70 329,70 94,00 681,00 19,10 132,00 128,30 2015 1.007,60 920 62,50 89,40 47,00 592,70 16,00 109,50 84,70 2016 1.118,60 970 81,30 00,00 53,70 769,80 13,80 115,30 111,00 2017 1.536,90 960 169,40 171,70 33,50 1.155,50 6,80 160,00 137,39 Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Nghệ An (2013-2017) Tính đến thời điểm 31/12/2017, số lượng NNL của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An là 246 người, trong đó công chức giữ chức vụ Lãnh đạo là 85 người, công chức thừa hành là 161 người. Số lượng NNL của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

Hiện nay, thực hiện theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An gồm 12 đơn vị thuộc và trực thuộc (trong đó có 05 Chi cục Hải quan, 02 Đội Kiểm soát Hải quan, và 05 Phòng tham mưu thuộc Cục). Cụ thể:

* Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An bao gồm:

- Thứ nhất, Khối cơ quan chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động

của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An, là nơi xây dựng các chiến lược dài hạn và trung hạn về phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan. Các bộ phận của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An bao gồm: Ban Lãnh đạo Cục (01 Cục Trưởng và 03 Phó Cục trưởng) và các phòng chức năng tham mưu bao gồm:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - Cục Hải quan tỉnh Nghệ An (2018) 1. Văn phòng Cục; 2. Phòng Tổ chức Cán bộ- Thanh tra; 3. Phòng Nghiệp vụ; 4. Phòng Tài vụ - Quản trị; 5. Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm; Chi cục HQCK Thanh Thủy Chi cục HQCK Cảng Cửa Lò P. Nghiệp vụ Cục trưởng

Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng

P. Tổ chức cán

bộ - Thanh tra P. CBL &XLVP Chi cục HQCKQT Nậm Cắn Đội KSHQ Đội KSPC ma túy Văn phòng P. Tài vụ quản trị Chi cục HQ Vinh Chi cục KTSTQ

- Thứ hai, Khối các đơn vị Chi cục trực thuộc Cục có 05 đơn vị: 1. Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn;

2. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Lò; 3. Chi cục Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy;

4. Chi cục Hải quan Vinh (Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu); 5. Chi cục kiểm tra sau thông quan.

- Thứ ba, 02 đơn vị Đội kiểm soát: 1. Đội Kiểm soát Hải quan

2. Đội Kiểm soát phòng, chống Ma túy

Mỗi bộ phận chức năng này đều có nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, độc lập với nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau và chịu sự quản lý, giám sát của cấp trên theo sự phân công nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành hải quan tại tỉnh nghệ an (Trang 58 - 63)