Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã được công bố từ các nguồn như: các văn bản, website, sách, tạp chí, bài viết, các nghiên cứu có liên quan, số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết từ các bộ phận, đơn vị trong ngân

hàng thư viện, viện nghiên cứu của các trường đại học trong và ngoài nước và

được thu thập từ các nguồn tài liệu tại Chi nhánh như:

Tài liệu liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh.

Tài liệu từ phòng nhân sự để có cái nhìn khái qt về cơ cấu và trình độ

nguồn nhân lực của chi nhánh.

Số liệu trên báo cáo tài chính để thấy được tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong những năm vừa qua.

Chiến lược, mục tiêu trong thời gian tới của Chi nhánh trong việc phát triển kinh doanh nói chung và nguồn nhân lực nói riêng.

Ngồi ra, đề tài còn tham khảo thêm một số nguồn tài liệu từcác văn bản, quy chế, nội quy của Chi nhánh liên quan tới quá trình tuyển dụng, lương, chế độ đãi ngộ… để phục vụ cho việc đánh giá đầy đủ cả về mặt định tính và định lượng trong cơng tác quản lý nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Những số liệu liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của

đề tài được thu thập từ việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến của toàn bộ

nhân viên làm việc tại Chi nhánh, và một bộ phận khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh, dựa vào những số liệu này sẽ giúp có một cái nhìn khái qt nhất về

những vấn đề đang diễn ra trong quá trình quản lý nguồn nhân lực tại Chi nhánh mình từđó có thể rút ra được những nội dung cần phát huy hay cách khắc phục những hạn chếnày để từ đó hồn thiện hơn cơng tác quản lý nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

- Đối tượng khảo sát

+ Về phía ngân hàng: trong q trình khảo sát, tác giả thực hiện khảo sát 60 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các chi nhánh NHNo&PTNT trong tỉnh Phú Thọ, trong đó, nhóm cán bộ quản lý là 8 người, và nhân viên làm việc là 52

người. Hình thức phỏng vấn là phát phiếu khảo sát trực tiếp

+ Về phía khách hàng, tác giả thực hiện phỏng vấn 90 khách hàng có phát sinh các giao dịch với các chi nhánh NHNo&PTNT trong tỉnh Phú Thọ một cách

thường xuyên trong vòng 01 năm gần đây, các khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các khách hàng đến giao dịch tại các chi nhánh NHNo&PTNT trong tỉnh Phú Thọ, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tác giảđã khảo sát đầy đủ

90 khách hàng. Các phiếu khảo sát được đưa tới tận tay các khách hàng, sau khi

đã có thơng tin về thời gian khách hàng đã phát sinh các giao dịch tại Chi nhánh có lớn hơn 01 năm hay không

Như vậy, bằng việc thu thập số liệu sơ cấp từ nhân viên của Chi nhánh và khách hàng của chi nhánh sẽ cho thấy bức tranh về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh cũng như thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh dưới quan điểm của khách hàng.

- Nội dung khảo sát

+ Các thông tin chung vềđối tượng phỏng vấn (tuổi, giới tính, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc…).

+ Thực trạng nguồn nhân lực của ngân hàng trên các giác độ về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực làm việc, kỹnăng mềm, sức khỏe, thái độ

làm việc, thái độ phục vụ khách hàng.

+ Các giải pháp ngân hàng đã thực hiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, các thuận lợi, các vấn đề bấp cập, khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

+ Các giải pháp đề xuất, các mong muốn, đề nghị liên quan tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)