Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.4. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của ngân
4.4.1. Định hướng trong nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của ngân hàng
Việc xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, quản lý phục vụ cho sự nghiệp phát triển là yêu cầu cấp thiết và là một đòi hỏi khách quan. Chiến
cho NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ có đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu, giúp cho Chi nhánh hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững; đồng thời, chiến lược phát triển nguồn nhân lực là cơ sở
quan trọng để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch đội ngũ nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Nhiệm vụđặt ra đến năm 2020 là xây dựng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ trở thành Ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh
hướng tới việc nâng cao chất lượng nhân lực dựa theo xu hướng ngành trong đó:
Bán lẻlà xu hướng tất yếu từnăm 2013. Ngân hàng tạo sự khác biệt hóa dịch vụ
bằng việc đổi mới kênh phân phối, sản phẩm dẫn dắt thị trường và tối ưu hóa
quản trị, vận hành; Ngân hàng thích nghi nhanh với sự thay đổi bằng việc củng cố hệ thống quy trình chặt chẽ, công nghệ quản trị tự động cao, hợp tác với đối tác chiến lược; Quản trị Ngân hàng theo mục tiêu chiến lược kết hợp Quản lý nghiệp vụ tập trung tại hội sở và quản lý kinh doanh tựđộng bằng cơng nghệ.
Theo đó, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ xác lập xu hướng nhân sựnhư sau:
Nhân lực chuyên gia và quản lý cấp trung tiếp tục khan hiếm, sàng lọc nhân sựlà xu hướng tất yếu. Ưu tiên phát triển nguồn lực nội bộ, giữ nhân sự chủ
chốt. Tiêu chuẩn hóa năng lực nhân sự theo các chứng chỉ ngành quốc tế như OMEGA, CPA, CFA. Nâng cao năng suất lao động theo tiêu chuẩn KPIs ngành.
Trảlương theo hiệu quảlao động
Chú trọng văn hóa doanh nghiệp, là cơ sở tạo sự phát triển bền vững. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ những năm tới cần chú ý hoàn thiện theo hướng sau:
Với chiến lược kinh doanh “Tái cơ cấu - Hiệu quả - Bền vững”, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ thực thiện mục tiêu nhân sự theo chiến
lược: Duy trì và phát triển nguồn nhân lực theo thông lệ tốt và phù hợp, đảm bảo thực hiện thành công chiến lược 2015 – 2020 và dài hạn tạo nền tàng phát triển bền vững cho NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
Phát triển nguồn nhân lực định hướng theo tôn chỉ phát triển của tổ chức, xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng. Coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của NHNo&PTNT chi nhánh
tỉnh Phú Thọ.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải có chính sách và bước đi cụ thể
cho từng giai đoạn, định hướng theo mục tiêu phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Trọng tâm trước mắt là đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực hoạch định chính sách, đội ngũ tác nghiệp và đội ngũ nhân lực phục vụ hội nhập, hợp tác quốc tế.
Xây dựng đội ngũ nhân lực cao có khả năng trở thành những chuyên gia trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.
Tăng năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực, nâng cao kỹnăng
thực hiện công việc.
Tăng năng lực quản trị điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên.
Hướng phát triển của các nhóm nhân lực chủ chốt của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ:
Tăng cường năng lực quản trị điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý: là khối cán bộ chủ chốt nên chất lượng công tác của đội ngũ của họ có ý nghĩa
quyết định đối với sự thành cơng hay thất bại của tổ chức; vì vậy hướng phát triển của họ là tăng cường năng lực lãnh đạo và năng lực quản trị điều hành nguyên tắc tổng thể và viễn cảnh của tổ chức. Người lãnh đạo cần có tầm nhìn xa trong dự báo và phán quyết vấn đề, có nhận thức về viễn cảnh phát triển của tổ
chức và có năng lực xây dựng chiến lược cho sự phát triển cũng như khả năng
quản trị nguồn nhân lực một cách tối ưu. Trong điều kiện nền kinh tế đang
chuyển dần theo hướng thương mại hóa và tiền tệ hóa, hoạt động của hệ thống ngân hàng khơng chỉ có ý nghĩa phục vụ mà nó cịn là tín hiệu cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; Thành công của phát triển ngân hàng cũng là thành công của đổi mới kinh tếvà ngược lại.
Đối với đội ngũ cán bộ cán bộ nhân viên khối nghiên cứu hoạch định chính sách cần phát triển khảnăng chuyên môn và khả năng cá nhân đểđạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn cao, kỹnăng thành thạo, có khả năng trở thành những chuyên gia hàng đầu cho từng lĩnh vực hoạt
động ngân hàng, tiến tới có những chuyên gia tầm cỡ khu vực. Nguồn nhân lực
này đóng vai trị chủ đạo triển khai những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời họ là nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng viên kiêm chức để thực hiện đào tạo bồi dưỡng
cho các nhóm cơng chức khác.
Tăng cường năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực ở nhóm nghiệp vụ tác nghiệp, nội dung đào tạo gắn với khảnăng chuyên môn và các kỹ năng thực hiện công việc.
Nâng cao khảnăng ngoại ngữcho đội ngũ công chức trong NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Đây là điều mang tính chất bắt buộc cả về ngắn hạn và cả dài hạn. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, thị trường tiền tệ không chỉ giới hạn ở thị trường nội địa mà vươn ra ngoài biên giới quốc gia, đến với thị trường
các nước trong khu vực và quốc tế; Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp của tất cảđối tác tham gia thị trường. Hoạt động kinh doanh tiền tệ hiện đại ngày nay có rất nhiều nghiệp vụ sử dụng các chuẩn mực và thuật ngữ bằng tiếng Anh và đã trở
thành thông dựng quốc tế nên thành thạo ngoại ngữlà điều bắt buộc đối với đội ngữ nhân lực của một ngân hàng hiện đại.
Định hướng hoạt động phát triển của nguồn nhân lực:
Để giải quyết yêu cầu phát triển nguồn nhân lực theo các định hướng nêu trên, bản thân công tác phát triển nguồn nhân lực cần được tiến hành theo
phương thức khoa học hiện đại của khoa học quản lý nhân sự tiên tiến. Một trong những phương pháp đã được tiếp cận ở NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là
phương pháp quản lý nhân sựtheo quan điểm tổng thểđịnh hướng viễn cảnh. Viễn cảnh phát triển của tổ chức là tôn chỉ định hướng cho phát triển nguồn nhân lực. Các chức năng quản trị phát triển nguồn nhân lực không chỉ hướng tới mục tiêu chung mà có sự liên kết và bổ trợ với nhau. Đây là phương
thức phát triển có tính bền vững do các chức năng của quản lý nhân sựđược triển khai trong một quy trình đồng bộ, theo trình tựnhưng có liên hệ và tác động qua lại với nhau.
Trong quy trình trên, chức năng đánh giá nhân sự là hoạt động quan trọng nhất, làm cơ sở cho các chức năng khác của quản lý nhân sự. Công tác đánh giá được bắt đầu từ khâu tuyển dụng, các ứng viên dự tuyển được đánh giá tiềm năng
của họ từđó bố trí vào những vị trí phù hợp với mức lương phù hợp. Kết quả tuyển dụng là những ứng viên có khảnăng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của tổ chức. Cơng
tác đánh giá thành tích, hiệu quả, kết quảlao động được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn chức danh mà vị trí đó đảm nhận. Kết quảđánh giá là cơ sởđể áp dụng mức lương, thưởng phù hợp với chất lượng và hiệu quả thực hiện cơng việc, bố trí
vào vị trí mới nhiều hoặc ít thách thức hơn, đồng thời cũng là cơ sở để phát triển nhân viên theo cách thức và điều kiện phù hợp với tiềm năng của họ.
4.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ
4.4.2.1. Hoàn thiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
Đây là công việc vô cùng quan trọng, quyết định đến thành công trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, dựa trên việc phân tích rất kỹ về mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức.Việc xây dựng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển là một yêu cầucấp thiết nhằm đảm bảo cho NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ có định
hướng phát triển, với các mục tiêu cụ thể trên mọi lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, chiến lược phát triển nguồn nhân lực là cơ sở quan trọng để NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Căn cứ tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ để tiến hành hoạch định nguồn nhân lực, nội dung cơ bản của chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo các bước sau:
Xác định tổng cầu về nhân lực: dự báo khối lượng công việc đáp ứng các mục tiêu trung gian và mục tiêu chiến lược, từ đó dự báo nhu cầu nhân lực với các mục tiêu đó.
Xác định nguồn cung nhân lực, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Phân tích quan hệ cung - cầu nhân lực, khảnăng điều chỉnh phù hợp với thời kỳ phát triển.
Lựa chọn các giải pháp, xây dựng chính sách, thiết kế chương trình và kế
hoạch thực hiện.
Xác định các bước triển khai Phân công trách nhiệm và kinh phí.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với chính sách sử dụng nhân tài hay nhân lực chất lượng cao, vì nếu khơng có một chính sách phù hợp và hiệu quả thì sẽ khơng tạo và duy trì được nguồn nhân lực cần thiết cho các giai
đoạn phát triển của tổ chức. Với nguồn lực tài chính có giới hạn nên cần thiết phải có chính sách sử dụng, phát triển một cách hợp lý cho từng nhóm nhân lực
khác nhau; trọng tâm là đội ngũ nhân lực chủ chốt: công chức lãnh đạo, điều hành, quản lý; công chức làm nghiên cứu hoạch định chính sách; cơng chức thuộc khối tác nghiệp.
4.4.2.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng cơng tác tuyển dụng
Để có được đội ngũ cán bộ làm việc tốt, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ cần: đẩy mạnh công tác tuyển chọn cán bộ thông qua thi tuyển có cạnh tranh rộng rãi, cơng khai, nghiêm túc và công bằng nhằm từng bước trẻ hố, chun mơn hóa, thật sự nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Nâng cao trình độ chuyên sâu, đa dạng, phong phú, khả năng dự báo và khai thác đề tài, nâng cao
trình độ, nghiệp vụ Ngân hàng; xây dựng chế độ “thu hút nhân tài” nhằm tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có khảnăng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
Việc tuyển dụng nhân sựđược thực hiện trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt, đảm bảo đúng cơ cấu và tiêu chuẩn; công khai nhu cầu, tiêu chuẩn, cách thức thi tuyển. Thực hiện việc tuyển
lao động theo vị trí cơng việc.
Tuyển dụng nhân lực đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; có kiến thức, kỹnăng và đạo đức nghề nghiệp tương xứng với yêu cầu của Ngành là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Công tác tuyển dụng vừa là giải pháp, đồng thời là điều kiện để thực hiện các giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nội dung các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến công tác tuyển dụng, gồm: xác định quy mô nhân lực cần tuyển dụng; xác định
cơ cấu nhân lực tuyển dụng theo chuyên ngành đào tạo; lựa chọn đối tượng và
phương thức tuyển dụng.
Cơng tác tuyển dụng có ý nghĩa rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng nguồn nhân lực trong toàn hệ thống. Nâng cao công tác tuyển dụng đồng
nghĩa với việc giảm bớt thời gian, tiết kiệm chi phí quản lý. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao thì ngay từ khâu đầu vào cần phải có sự lựa chọn đúng đắn theo nguyên tắc “Tìm người vì việc, sử dụng người đúng năng lực”, tránh hiện
tượng tuyển dụng hình thức và sai nguyên tắc, dẫn đến hậu quả cán bộ sau khi
được tuyển dụng không đảm nhận được nhiệm vụ, đơn vị phải đào tạo lại, mất chi phí lớn mà chất lượng, hiệu quả công việc lại không cao.
Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển dụng phải được xuất phát từ yêu cầu thực hiện công việc. Xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn. Quy định rõ những biện pháp kiên quyết để việc thi tuyển viên chức được cơng khai hố về
chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn người cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Có như vậy thì các kỳ thi tuyển chọn phải xuất phát từ mục đích thực hiện cơng việc, phải được đưa ra trên cơ sở những tiêu chuẩn trong bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ nhân viên.
Về cơ chế và chính sách tuyển dụng: tuyển dụng nhân lực là hoạt động phát triển nhân sự chiều rộng. Thành công của công tác tuyển dụng là lựa chọn
được những ứng viên có trình độ học vấn, có khả năng phù hợp yêu cầu đồng thời có tiềm năng để đáp ứng xu thế phát triển của tổ chức. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là một tổ chức có uy tín về tính chất lao động, đó là cơng
việc ổn định có hàm lượng trí tuệ cao (công việc nghiên cứu), môi trường cứng và mềm vềlao động có thểxem là ưu việt hơn các cơ quan hành chính khác. Vấn
đềđặt ra là cách thức để tuyển chọn được những người có năng lực, có tiềm năng
phát triển và gắn bó lâu dài với sự nghiệp phát triển của ngân hàng. Như vậy, cần có chính sách tuyển dụng khoa học thể hiện được tính thực tiễn và đặc thù của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Đồng thời cần điều chỉnh phương pháp
và quy trình thi tuyển theo hướng đặt hiệu quảlên đầu, giảm bớt các thủ tục hành chính trong thi tuyển. Yếu tố quyết định lựa chọn hay từ chối một ứng viên là
năng lực của họ thể hiện qua: nhân cách, khả năng chuyên môn, khả năng giao
tiếp và khả năng lãnh đạo.Trong điều kiện thị trường lao động chưa hoàn hảo
nhưhiện nay các ứng viên giỏi và có đầy đủ tiềm năng như mong muốn khơng có nhiều nên khi tuyển chọn cần phải đặt thứ tựưu tiên cho từng loại tiêu chuẩn và áp dụng thống nhất các tiêu chí tuyển chọn thì mới đảm bảo được độ tin cậy và hiệu quả của công tác tuyển dụng. Dựa trên kết quả quy hoạch công chức để lựa chọn những người có tiềm năng và cho phép họ có chương trình tranh cử với những phương án riêng.
4.4.2.3. Về bố trí sắp xếp nguồn nhân lực
Bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực có vai trị rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Nếu bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với công việc được giao thì kỷ cương được đảm bảo, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cao, cán bộ trưởng thành lên nhanh; ngược lại nếu bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực khơng phù hợp với cơng việc (cơng việc u cầu cao mà bố trí cán bộnăng lực khơng đáp ứng
được) thì sẽ dẫn tới kỷcương không đảm bảo, công việc yêu cầu không cao mà bố
trí sắp xếp nguồn nhân lực thừa thì sẽlãng phí năng lực.
+ Bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực phải xuất phát từ yêu cầu công việc, trên
cơ sở công việc mới tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, làm việc có hiệu quả, có uy tín. Mạnh dạn bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực trẻ có đủ tiêu chuẩn, đã được rèn luyện trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt vào các
cương vị lãnh đạo. Bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực phải đảm bảo tính ổn định,