Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Các giải pháp đã được thực hiện để nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của
PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ
Cơng tác hoạch định nguồn nhân lực
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo chi nhánh đã xác định phải luôn chú trọng công tác quy hoạch nhân lực. Công tác này được thực hiện theo năm, theo giai đoạn gắn liền với các chiến lược kinh doanh, mục tiêu kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
Chiến lược NNL được tích hợp với chiến lược của tổ chức. Quan niệm này dựa trên việc coi NNL như là năng lực cốt lõi của công ty yếu tố tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty. Mặt khác các hoạt động NNL cũng cần có sự kết hợp nhau để hợp lực tạo ra khả năng bảo đảm sự thành đạt mục tiêu của tổ chức.
Khi sự phát triển nguồn nhân lực tạo ra năng lực cốt lõi và điều này lại cung cấp các cơ sở đầu vào cho các nhà quản trị chiến lược hoạch định ra các chiến lược mới theo đuổi các mục tiêu có tính thách thức cao hơn.
Bảng 4.11. Quy hoạch nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017
Nhân lực
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Lao động hiện có Nhu cầu nhân lực Lao động hiện có Nhu cầu nhân lực Lao động hiện có Nhu cầu nhân lực Nhân lực quản lý 113 114 117 118 118 119 Nhân viên 567 568 598 600 618 620 Tổng 680 862 715 718 736 739
Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong những năm NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ đều thực hiện công tác hoạch định phát triển NNL, tuy nhiên qua tìm hiểu tác giả được biết cơng tác này vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Công tác tuyển dụng nhân sự
Hoạch định nguồn nhân lực chỉ trở thành hiện thực khi quá trình thu hút, tuyển chọn nguồn nhân lực được thực hiện một cách khoa học. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết phải căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ hiện nay, nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm bao nhiêu người và các yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng cử viên.Việc tuyển dụng lao động do Hội sở chính thực hiện: Từ khâu khảo sát nhu cầu tuyển dụng, Đăng Thông báo tuyển dụng, Tổ chức thi tuyển, Công bố kết quả tuyển dụng. Việc tuyển dụng được thực hiện cơng khai trong tồn quốc nên có thể nới quá trình tuyển dụng nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ nói riêng và các chi nhánh khác nói chung được thực hiện khách quan, cơng khai, minh bạch. Nhờ có chính sách thu hút nhân lực tốt nên ngân hàng luôn nhận được nhiều sự ủng hộ và hồ sơ dự tuyển trong những năm qua.
Bảng 4.12. Sốlượng hồsơ ứng tuyển vào NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ
ĐVT: Hồ sơ
Chỉ tiêu đánh giá Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng hồ sơ ứng tuyển 150 156 160
- Lượng hồ sư ứng tuyển vị trí quản lý 35 43 45
- Lượng hồ sư ứng tuyển vị trí nhân viên 115 113 115
2. Nhu cầu tuyển dụng 40 35 26
Lượng hồ sơ ứng tuyển từ năm 2015 -2017 tăng nhanh chóng là do ngân hàng triển khai nhiều hình thức nộp hồ sơ như: nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại ngân hàng, nộp hồ sơ qua email tuyển dụng và nộp hồ sơ trực tiếp trên website tuyển dụng của ngân hàng. Nguồn tuyển dồi dào, tỷ lệ sàng lọc lớn là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tìm ra những nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu công việc.
Qua bảng 4.13 ta nhận thấy: hiệu quả công tác tuyển dụng qua các năm được thể hiện rất rõ qua sự thay đổi về số lượng người lao động. Năm 2015 tăng 40 người, năm 2016 tăng 35 người, năm 2017 là 26 người. Số lượng lao động tuyển dụng có sự giảm dần qua các năm. Nhưng số lượng hồ sơ tuyển dụng lại tăng các năm. Đây là kết quả đáng mừng cho NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ trong công tác tuyển dụng.
Bảng 4.13. Hiệu quả công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Nội dung ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Số hồ sơ nhận được hồ sơ 150 156 160
2. Thi tuyển lần 1 hồ sơ 108 109 108
3. Thi tuyển lần 2 hồ sơ 82 80 80
4.Thi tuyển lần 3 hồ sơ 60 58 55
5. Thử việc người 45 39 33
6. Số người được tuyển dụng người 40 35 26
7. Chi phí tuyển dụng/người đồng/người 2.890.000 3.015.000 3.250.000
Nguồn: NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2017)
Cũng nhận thấy rằng, để trở thành một nhân viên NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ ứng cử viên cần phải vượt qua những vịng thi rất khó để chứng tỏ khảnăng của họ. Từ sự thi cử khó như vậy sẽ chọn ra những nhân sự tốt cho NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ, cũng như đảm bảo được chất lượng nhân sự cho ngân hàng. Tuy nhiên chất lượng nhân sự cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tuyển dụng. Theo tác giả được biết thì nguồn tuyển dụng cho các vị trí của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ chủ yếu là lao động trên
địa bàn tỉnh phú Thọ.
Chi phí tuyển dụng cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ ngân hàng ngày càng quan tâm đầu tư cho công tác tuyển dụng.
Sắp xếp, bố trí lao động hợp lý là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Các cán bộ được bố trí đúng người, đúng việc thì năng suất và hiệu quả làm việc sẽ cao. Bên cạnh đó, các cơ hội thăng tiến trong cơng việc sẽ tạo được động lực phấn đấu cho các cán bộ nhân viên. Khi sắp xếp, bố trí lao động, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng ba vấn đề: “Thứ nhất, bố trí đúng người, đúng việc để các cán bộ nhân viên vận dụng tốt kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của mình trong công việc, phát huy được năng lực. Thứ hai, tạo ra môi trường làm việc tốt nhất để mọi cán bộ nhân viên phát huy tối đa năng lực của mình. Thứ ba, đem đến những cơ hội thăng tiến trong tương lai
cho các cán bộ nhân viên có trình độ năng lực tốt”. Quan điểm trên thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ đối với việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực làm việc và thể hiện sự đãi ngộ đối với những cán bộ nhân viên có trình độ cao, chất lượng. NHNo&PTNT
chi nhánh tỉnh Phú Thọ có các chính sách tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và chế độ cho các CBNV tiềm năng. Một loạt chính sách phục vụ cho việc thăng tiến của cán bộ nhân viên tiềm năng được ban hành như: chính sách quy hoạch cán bộ nguồn; chính sách giảm, tiến tới bỏ hẳn sự kiêm nhiệm nhiều vị trí của cán bộ lãnh đạo, tạo cơ hội cho các cán bộ lớp dưới; chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo; chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm công bằng và minh bạch. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọchỉ tuyển dụng khi có nhu cầu, ln tuyển đúng người đúng việc, tuyển dụng đề bạt thăng tiến dựa vào năng lực chứ không dựa vào quan hệ. NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ xây dựng cho mình bộ hồ sơ năng lực nhân viên tương đối hoàn chỉnh, đây là cơ sở để thực hiện các chính sách nhân sự trong NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ. Do đó, việc bố trí, sử dụng lao động ln được thực hiện công khai, minh bạch, dễ dàng nhận được sự đồng thuận của toàn thể cán bộ nhân viên.
Sử dụng nguồn nhân lực, là kết quả của cả quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực mà khơng sử dụng tốt, khơng đúng vị trí sẽ không phát huy được hiệu quả của việc đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo mà khơng có kế hoạch sử dụng sẽ gây lãng phí về kinh tế, nhân lực thiếu an tâm học tập, nâng cao trình độ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực. Cái khó của cơng tác cán bộ là khéo dùng cán bộ, nó thể hiện ở chỗ khi sử dụng đánh giá đúng cán bộ, bố trí đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm, đặt người đúng việc. Vì việc mà đặt người chứ khơng phải vì người mà đặt việc. Do vậy cơng tác bố trí,
sắp xếp nguồn nhân lực cần phải biết kết hợp các thế hệ cán bộ, giữa trẻ và già. Dưới đây là một số ý kiến đánh giá về cơng tác bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực
của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
Bảng 4.14. Đánh giá về hoạt động bố trí, sắp xếp nhân lực tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Diễn giải Số lượng (n=60)
(người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số 60 100
- Phù hợp 48 80,0
- Chưa phù hợp nhưng không cần thay đổi 8 13,33
- Chưa phù hợp và cần thay đổi 4 6,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Theo kết quả khảo sát điều tra của tác giả về việc đánh giá mức độ phù hợp với công việc được giao của nguồn nhân lực, trong 60 CBNV tham gia trả lời có 80% ý kiếncảm thấy cơng việc của mình đã phù hợp với năng lực, 13,33% cảm thấy chưa phù hợp tuy nhiên không cần thiết thay đổi, 6,67% cảm thấy chưa phù hợp và cần phải thay đổi. Trong số 6,67% cảm thấy chưa phù hợp và cần phải thay đổi chủ yếu là cán bộ nhân viên trẻ dưới 30 tuổi. Qua số liệu trên có thể thấy: việc sắp xếp, bố trí lao động trong NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là tương đối hợp lý. Tuy nhiên cịn một số vị trí việc làm chưa phù hợp với trình độ chun mơn cũng như năng lực của một số cán bộ nhân viên. Điều này đòi hỏi lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ cần phải điều chỉnh trong thời gian tới.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Công tác đào tạo và phát triển được ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ xem là nhiệm vụ trọng tâm giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp cho ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh: tăng năng suất,
tăng sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm - dịch vụ và tiết kiệm thời gian.
Thông qua đào tạo giúp nguồn nhân lực phát triển hơn: nâng cao chuyên
môn, cải thiện kỹnăng và tác phong làm việc của nhân viên.
Quy trình thực hiện đào tạo của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ như sau:
Sơ đồ 4.1. Quy trình thực hiện đào tạo NNL tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ
Xác định nhu cầu đào tạo: là xem cán bộ nhân viên còn thiếu về kiến thức và thiếu những kỹnăng gì so với yêu cầu của cơng việc. Để xác định nhu cầu đó, ngân hàng thường sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như: trao đổi với
người quản lý bộ phận, quan sát nhân viên thực hiện công việc, dùng bảng câu hỏi để phỏng vấn nhân viên.
Ngân hàng phát sinh nhu cầu đào tạo trong các trường hợp: tuyển nhân sự
mới, nhân viên thuyên chuyển sang công việc khác, nhân viên được thăng tiến lên chức vụcao hơn, ngân hàng ứng dụng công nghệ mới vào công việc, khi đến thời điểm định kỳtái đào tạo cho nhân viên, khi nhân viên thực hiện công việc
không đạt kết quảmong đợi do thiếu kỹnăng phù hợp.
Ngân hàng sẽưu tiên đào tạo cho những nhu cầu đào tạo cấp bách và quan trọng trước. Quyết định lựa chọn kiến thức và kỹ năng sẽđào tạo cho nhân viên
để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Xác định danh sách nhân viên yêu cầu
được đào tạo.
Lập kế hoạch và chuẩn bị đào tạo:Xác định mục tiêu của kế hoạch đào tạo bằng cách trả lời các câu hỏi: nhân viên tiếp thu được kiến thức và kỹnăng gì khi tham gia đào tạo? Cơng việc của cán bộnhân viên được cải tiến như thế nào so với
trước khi đào tạo? Và lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp cho từng khóa đào tạo. Đa
số ngân hàng chọn hình thức đạo tạo tập trung và ngắn hạn, giúp cho cán bộ nhân viên có thể nắm bắt và áp dụng kiến thức vào công việc ngay sau khóa học.
Thực hiện kế hoạch:
Tổ chức đào tạo theo đúng kế hoạch đề ra ban đầu.
Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Đánh giá kết quả đào tạo:
Đánh giá tính thực hành của khóa học, mức độ hiểu và tiến bộ của học
viên sau đào tạo, thông qua việc:
Xác định nhu cầu đào tạo Lập kế hoạch và chuẩn bị đào tạo Thực hiện kế hoạch Đánh giá hiệu quả đào tạo
Đề nghịngười học đánh giá khóa học bằng bảng hỏi khảo sát.
Đánh giá năng suất, doanh thu, sản lượng, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, mức độ sai sót, thời gian và chi phí thực hiện công việc của cán bộ nhân viên sau
đào tạo.
Mặt khác, ngân hàng cũng tạo mọi điều kiện cho cán bộ nhân viên ứng dụng kiến thức và kỹnăng vào cơng việc của mình.
Ngân hàng tập trung nhiều vào các lớp mang tính nghiệp vụ chun mơn
cao như: các khóa đào tạo kỹnăng TCBS bởi đây là phần mềm quản lý tín dụng
địi hỏi mọi cán bộ nhân viên cần phải hiểu và sử dụng thành thạo; các khóa học nghiệp vụ ngân hàng, quản lý rủi ro, kỹnăng giao tiếp và chăm sóc khách hàng ln được quan tâm bởi đây là nghiệp vụ các cán bộ tín dụng, giao dịch viên, kế
tốn, ngân quỹ, quản lý rủi ro, các cấp quản lý,... cần phải nắm rõ và khơng được phép sai sót. Vì thế ngân hàng tổ chức khóa học liên quan đến nghiệp vụ chuyên
môn hơn so với những kỹnăng hỗ trợ khác.
Bảng 4.15. Sốlượng các khóa đào tạo NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọgiai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: lớp Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ
Kỹ năng giao tiếp và chăm
sóc khách hàng 2 3 4 150,00 133,33 141,42
Kỹ năng sử dụng TCBS 2 3 3 150,00 100,00 122,47
Kỹ năng thuyết trình 1 2 3 200,00 150,00 173,21
Kỹ năng thiết kế khóa học 1 1 2 100,00 200,00 141,42
Kỹ năng quản lý thời gian
và hiệu quả công việc 1 2 2 200,00 100,00 141,42
Kỹ năng lãnh đạo 1 1 1 100,00 100,00 100,00
Nghiệp vụ ngân hàng 3 4 5 133,33 125,00 129,10
Nghiệp vụ đánh giá hiệu
quả công việc 1 1 2 100,00 200,00 141,42
Nghiệp vụ quản trị rủi ro
ngân hàng 1 2 3 200,00 150,00 173,21
Tổng 13 19 25 146,15 131,58 138,68
Ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ là đối tác lâu dài của
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng, Học viện Tài chính trong vấn đề giảng viên hướng dẫn các khóa học nghiệp vụ chun mơn ngân hàng trong suốt những năm qua. Giảng viên đều là những người học vị cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và giảng dạy.
Chính sách đãi ngộ đối với người lao động
Để nâng cao chất lượng nhân lực thì cơng tác đãi ngộ người lao động
đóng vai trị quan trọng. Bởi người lao động được đãi ngộ tốt mới đảm bảo sức khỏe để làm việc và có tài chính trong cơng tác học tập nâng cao trình
độ. Ngồi ra khi được đãi ngộ tốt họ sẽ có động lực làm việc gắn bó hơn với tổ chức.
Thu nhập của lao động tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ được tính theo cơng thức sau: Thu nhập = Lương theo kết quả công việc + Phụ cấp - Bảo hiểm
Lương theo kết quả công việc = Lương cơ bản + Lương theo doanh số Trong đó: Lương cơ bản tính theo hệ số cấp bậc công việc
Lương theo doanh số: tính theo % kết quả hồn thành cơng việc
Cách tính lương của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Phú Thọ mang đặc
trưng của cách tính lương trong hệ thống nhân hàng. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên kết quả kinh doanh ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của