Trình độ và năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 81 - 83)

4 \H

4.2.2Trình độ và năng lực

Công cuộc cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công việc trong cơ quan nhà nước không thể biến chuyển tích cực nếu không có đội ngũ cán bộ công chức đủ năng lực và trình độ. Họ là người thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào cuộc sống, xây dựng bộ máy quản lý và các quy định về sử dụng các nguồn lực trong quá trình quản lý. Vì vậy, trình độ, năng lực của cán bộ có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước ở mọi cấp, mọi ngành, không riêng gì cấp cơ sở, và không riêng gì công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Về trình độ và bằng cấp, một trăm phần trăm các cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đều có trình độ văn hóa từ cấp đại học trở lên, trong đó có 31,25% số người có trình độ sau đại học.Tuy nhiên, về năng lực, kết quả phỏng vấn sâu và hỏi ý kiến chuyên gia cho thấy, năng lực làm việc của cán bộ công chức giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo còn khá nhiều bất cập. Việc đầu tiên là tuy họ có trình độ bằng cấp nhưng phần lớn trong số đó chưa được đào tạo bài bản về giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. Thứ hai, việc chưa có một chức danh cụ thể, chưa có mô tả công việc cho việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở dẫn đến việc họ phải làm việc theo kiểu kiêm

nhiệm, sự vụ. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu chuyên nghiệp trong việc thực hiện công việc. Do đó, bản thân họ cũng không chú ý trau dồi kiến thức và kỹ năng phục vụ cho việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo mà chỉ coi đây là các công việc mang tính sự vụ.

Về kỹ năng mềm hỗ trợ, kết quả điều tra còn phản ánh chất lượng cán bộ được chú trọng và nâng cao rõ rệt khi có tới khoảng 90% cán bộ công chức có thể sử dụng tin học văn phòng đáp ứng được nhu cầu công việc trở lên, trình độ tiếng anh chứng chỉ A trở lên và trình độ lý luận chính trị ở mức sơ cấp trở lên. Kỹ năng mềm về tin học giúp họ có khả năng truy cập thông tin, áp dụng các phần mềm theo dõi công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tốt hơn.

Đặc biệt ở cấp lãnh đạo, các cán bộ công chức đều biết ngoại ngữ và đều được đào tạo về chính trị lý luận. Khi họ có trình độ lý luận tốt, họ sẽ có lập trường tư tưởng vững vàng, khả năng truyền đạt, diễn giải thông tin đến các đối tượng liên quan tốt hơn. Tuy nhiên một số ít khả năng sử dụng tin học còn hạn chế, chưa có trình độ lý luận tốt và phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ mẹ đẻ, nêntích cực học hỏi thêm kiến thức ở các nước trên thế giới.

Bảng 4.28. Trình độ của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn

thư khiếu nại tố cáo

Trình độ Cán bộ

chuyên môn Tỷ lệ Lãnh

đạo Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ

Người % Người % Người %

Trình độ văn hóa Đại học 36 69.2 19 67.9 55 68.75 Sau đại học 16 30.8 9 32.1 25 31.25 Tổng 52 100 28 100 80 100 Trình độ lý luận chính trị Chưa có chứng chỉ lý luận 9 17.3 0 0.0 9 11.25 Trình độ sơ cấp 7 13.5 6 21.4 13 16.25 Trình độ trung cấp 35 67.3 16 57.1 51 63.75

Trình độ Cán bộ

chuyên môn Tỷ lệ Lãnh

đạo Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ

Người % Người % Người %

Trình độ cao cấp 1 1.9 6 21.4 7 8.75 Tổng 52 100 28 100 80 100 Trình độ ngoại ngữ Không biết 5 9.6 0 0 5 6.25 Biết một ít và/hoặc chứng chỉ A, B 20 38.5 16 57.1 36 45 Có chứng chỉ tiếng anh C, B1 27 51.9 12 42.9 39 48.75 Tổng 52 100 28 100 80 100 Trình độ tin học văn phòng Biết một ít 0 0.0 3 10.7 3 3.75 Có thể sử dụng phục vụ công việc 6 11.5 18 64.3 24 30 Sử dụng thành thạo 46 88.5 7 25.0 53 66.25 Tổng 52 100 28 100 80 100

Nguồn: Số liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 81 - 83)