Thực trạng điều kiện pháp lý trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 50 - 59)

4 \H

4.1.1Thực trạng điều kiện pháp lý trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu

nại tố cáo tại quận Long Biên

Luật

Theo kết quả điều tra, luật giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được cán bộ công chức cấp cơ sở đánh giá là tốt. Tất cả các cán bộ công chức được điều tra đều cho rằng luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã đầy đủ, và đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ. Các quy định của luật thì khá rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về luật giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (%)

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Luật về giải quyết đơn

thư khiếu nại, tố cáo đã

đầy đủ 42.5 57.5 0 0 0 1.575 Tốt

Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo quy định

rõ chức năng nhiệm vụ 47.5 52.5 0 0 0 1.525 Tốt Các quy định của luật về

giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rõ ràng, dễ

hiểu 40 45 12.5 2.5 0 1.775 Tốt

Các quy định của luật về giải quyết đơn thư khiếu

nại, tố cáo dễ thực hiện 25 52.5 22.5 0 0 1.975 Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra

Dường như không có sự khác biệt nhiều trong quan điểm đánh giá đối vớiluật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo giữa cán bộ chuyên môn thực hiện với cán bộ lãnh đạo. Chỉ có sự chênh lệch nhỏ giữa người lãnh đạo với cán bộ chuyên môn thực hiện trong quan điểm về “các quy định của luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo là rõ ràng, dễ hiểu” khi cán bộ lãnh đạo cho rằng quy định đã rõ ràng, tốt; còn cán bộ chuyên môn thì cho rằng quy định ở mức khá tốt với một số cán bộ vẫn đánh giá các quy định đôi khi chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp.

Bảng 4.2. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về luật giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (%)

Tiêu chí

Lãnh đạo Cán bộ chuyên môn

Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận

Luật về giải quyết đơn thư

khiếu nại, tố cáo đã đầy đủ 1.50 0.53 Tốt 1.60 0.50 Tốt Luật về giải quyết đơn thư

khiếu nại, tố cáo quy định rõ

chức năng nhiệm vụ 1.50 0.53 Tốt 1.53 0.51 Tốt Các quy định của luật về

giải quyết đơn thư khiếu nại,

tố cáo rõ ràng, dễ hiểu 1.70 0.67 Tốt 1.81 0.81

Khá tốt Các quy định của luật về

giải quyết đơn thư khiếu nại,

tố cáo dễ thực hiện 2.00 0.47 Khá

tốt 1.97 0.76

Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra

Văn bản dưới luật

Văn bản dưới luật bao gồm pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, quyết định, quy chế, thông tư do các cơ quan nhà nước ban hành áp dụng cho đối tượng, sự việc cụ thể. Văn bản dưới luật ban hành kịp thời là điều kiện thực thi và hoàn thiện luật và hiến pháp do Quốc hội ban hành. Kết quả điều tra cho thấy, khác với luật về giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được đánh giá là tốt và khá tốt, về cơ bản, các văn bản dưới luật giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được đánh giá chỉ ở mức đảm bảo thực hiện công việc. Phần lớn cán bộ công chức được điều tra cho rằng các quy định khá đầy đủ,ban hành kịp thời, quy định khá rõ ràng chức năng

nhiệm vụ, dễ hiểu và dễ thực hiện. Tuy nhiên,vẫn còn khoảng 30% số cán bộ được điều tra cho rằng các văn bản dưới luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cần được nghiên cứu bổ sung đầy đủ hơn để đảm bảo dễ thực hiện hơn cho những người thực thi là cán bộ thi hành và nhân dân.Các cán bộ này cho rằng văn bản luật chưa được tốt lắm và khó thực hiện.

Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về các văn bản dưới luật giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (%)

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Các văn bản dưới

Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố

cáo đã đầy đủ 10 25 37.5 18 10 2.925 Bình thường (đảm bảo) Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính

kịp thời 12.5 30 35 20 2.5 2.7

Bình thường

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo quy định rõ chức năng nhiệm vụ 20 27.5 25 23 5 2.65 Bình thường Các quy định trong các văn bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rõ ràng, dễ hiểu 17.5 25 30 15 13 2.8 Bình thường Các quy định trong các văn bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo dễ thực

hiện 12.5 27.5 22.5 25 13 2.975

Bình thường

Có sự chênh lệch trong quan điểm giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn khi đánh giá về các văn bản dưới luật. Trong khi cán bộ lãnh đạo đánh giá thấp hơn văn bản dưới luật so với cán bộ chuyên môn về tính đầy đủ, tính kịp thời và và quy định khá rõ về chức năng nhiệm vụ cần thiết thì cán bộ chuyên môn đánh giá thấp hơn cán bộ lãnh đạo về đặc điểm rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Lý giải cho điều này, cán bộ chuyên môn cho rằng, họ là người trực tiếp thực hiện việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo nên họ thường nghiên cứu và vận dụng văn bản dưới luật kỹ hơn so với cán bộ lãnh đạo nên họ thường phát hiện ra nhiều điểm chưa rõ ràng, còn có hiện tượng chồng chéo, trùng lặp hoặc tồn tại hiện tượng không bao trùm hết thực tiễn của văn bản dưới luật.

Bảng 4.4. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về văn bản dưới luật (%)

Tiêu chí

Lãnh đạo Cán bộ chuyên môn

Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã đầy đủ

2.96 0.47 Bình

thường 2.77 0.73

Bình thường

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính kịp thời

2.96 0.47 Bình

thường 2.60 0.61

Bình thường

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo quy định rõ chức năng nhiệm vụ

2.89 0.32 Bình

thường 2.62 0.43

Bình thường Các quy định trong các văn

bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rõ ràng, dễ hiểu

2.79 0.47 Bình

thường 2.82 0.63

Bình thường Các quy định trong các văn

bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo dễ thực hiện

2.68 0.63 Bình

thường 3.05 0.77

Bình thường Nguồn: Số liệu điều tra

Luật khác

Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình sang nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Nhà nước đã và đang quản lý xã hội dựa vào pháp luật. Các văn bản luật do Quốc hội ban hành ngày càng đầy đủ hơn. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, chưa bao giờ Quốc hội nước ta lại quan tâm đặc biệt đến chức năng lập pháp và ban hành được một số lượng rất lớn các bộ luật và đạo luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu trong mọi lĩnh vực xã hội như trong giai đoạn hiện nay. Cũng bởi lẽ vậy, các bộ luật liên tục được nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Đánh giá chung, trừ luật về cán bộ công chức được đánh giá tốt, các luật còn lại liên quan đến việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công chức cấp cơ sở được đánh giá là khá tốt. Như vậy, tuy Quốc hội nước tadànhquantâm đặcbiệt đến các bộ luật đang ban hành nhưng các bộ luật nhìn chung và các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo nói riêng vẫn chưa nhận được sự đồng tình đánh giá cao nhất của các cán bộ công chức. Có tới 20% số cán bộ công chức cấp cơ sở đánh giá luật xây dựng, luật đất đai ở mức “bình thường”. Luôn có hơn một nửa số cán bộ được hỏi đánh giá các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo ở mức “khá tốt”. Tuy không có ý kiến đánh giá các luật liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nạo tố cáo ở mức “không tốt, chưa được tốt” nhưng việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bộ luật để phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển là nhiệm vụ chung của toàn cán bộ công chức, lãnh đạo cấp ngành có liên quan.

Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (%)

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Luật đất đai 27.5 52.5 20 0 0 1.925 Khá tốt Luật xây dựng 25 47.5 20 0 0 1.946 Khá tốt Bảo hiểm xã hội 20 60 12.5 0 0 1.919 Khá tốt Luật cán bộ, 27.5 60 5 0 0 1.757 Tốt

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung công chức Các văn bản pháp lý khác có liên quan khác 17.5 52.5 22.5 0 0 2.054 Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra Mặc dù về kết luật chung, dường như có sự thống nhất trong quan điểm giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về các luật liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công chức cấp cơ sở. Nhưng nhìn vào kết quả cụ thể, có sự khác biệt trong quan điểm đánh giá này. Các cán bộ lãnh đạo đánh giá mức điểm cao hơn ở tất cả các tiêu chí luật khác này. Điều này chứng tỏ, cán bộ lãnh đạo đánh giá khá chặt chẽ hơn và cho rằng các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn chưa thực sự hỗ trợ họ trong việc giải quyết công việc.

Bảng 4.6. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về các luật liên quan khác

Tiêu chí

Lãnh đạo Cán bộ chuyên môn

Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Luật đất đai 2.20 0.63 Khá tốt 1.83 0.70 Khá tốt Luật xây dựng 2.22 0.67 Khá tốt 1.86 0.71 Khá tốt Bảo hiểm xã hội 2.00 0.50 Khá tốt 1.89 0.63 Khá tốt Luật cán bộ, công chức 1.70 0.50 Khá tốt 1.68 0.55 Tốt Các văn bản pháp lý khác

có liên quan khác 2.11 0.60 Khá tốt 2.04 0.69 Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra

Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết

công việc của các cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.

Trong tiến trình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung không được hay chậm cải cách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta.

Qua nhiều năm nghiên cứu, xây dựng và đưa vào áp dụng thực tiễn, đến thời điểm hiện tại, công cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có thể kết quả chưa được như kỳ vọng, nhưng qua đánh giá của các cán bộ công chức cấp cơ sở về thủ tục hành chính giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo nói riêng và tại các cơ quan nhà nước nói chung, các thủ tục hành chính về cơ bản đã đầy đủ hơn, đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, dễ thực hiện hơn và đa số đều đánh giá ở mức khá tốt trở lên. Khoảng hơn 90% cán bộ công chức hài lòng và khá hài lòng với cơ chế hiện tại.

Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về thủ tục hành chính giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Thủ tục hành chính đầy đủ 30 55 15 0 0 1.821 Khá tốt Thủ tục hành chính đơn giản 30 62.5 7.5 0 0 1.775 Tốt Thủ tục hành chính được công bố rộng

rãi, công khai 50 47.5 2.5 0 0 1.525 Tốt Thủ tục hành chính

thuận tiện, dễ hiểu 45 52.5 2.5 0 0 1.575 Tốt Thủ tục hành chính

rõ ràng 42.5 57.5 0 0 0 1.575 Tốt

Về thủ tục hành chính, quan điểm của cán bộ chuyên môn có vẻ đánh giá thấp hơn so với cán bộ lãnh đạo ở hai tiêu chí: “thủ tục hành chính đầy đủ” và “thủ tục hành chính đơn giản”. Điều này có thể lý giải bởi vì cán bộ chuyên môn trực tiếp thực thi giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nên họ nhận thấy một số thủ tục hành chính vẫn còn một số bất cập nhất định.

Bảng 4.8. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về thủ tục hành chính

Tiêu chí

Lãnh đạo Cán bộ chuyên môn

Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Thủ tục hành chính đầy đủ 1.70 0.48 Tốt 1.86 0.69 Khá tốt Thủ tục hành chính đơn giản 1.70 0.48 Tốt 1.81 0.61 Khá tốt Thủ tục hành chính được

công bố rộng rãi, công khai 1.70 0.48 Tốt 1.47 0.57 Tốt Thủ tục hành chính thuận

tiện, dễ hiểu 1.70 0.48 Tốt 1.53 0.57 Tốt Thủ tục hành chính rõ ràng 1.70 0.48 Tốt 1.53 0.51 Tốt

Nguồn: Số liệu điều tra

Quy trình thực hiện

Xét về tổng thể, quy trình thực hiên giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đang được đánh giá là đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Tất cả các tiêu chí về quy trình thực hiện được đánh giá ở mức tốt. Những chuyển biến tích cực trong công tác thực hiện thủ tục hành chính thời gian gần đây được đánh giá có hiệu quả và phản hồi tốt, đều được cán bộ ngành đánh giá là “khá tốt” trở lên. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể thấy quy trình thực hiện và giải quyết công việc cho công dân ở các tổ chức hành chính nhà nước vẫn còn là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm từ các cấp các ngành cho đến quần chúng nhân dân. Tại quận Long Biên – thành phố Hà Nội,khi đánh giá về quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, vẫn còn một số ý kiến của chính cán bộ công chức thực thi chưa hài lòng về quy trình thực hiện đã và đang áp dụng.

Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về quy trình thực hiện giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Quy trình thực hiện đầy đủ 55 45 0 0 0 1.45 Tốt Quy trình thực

hiện đơn giản 37.5 60 2.5 0 0 1.65 Tốt

Quy trình thực hiện được công bố

rộng rãi, công khai 52.5 45 2.5 0 0 1.5 Tốt Quy trình thực

hiện thuận tiện, dễ

hiểu 35 62.5 2.5 0 0 1.675 Tốt

Quy trình thực

hiện rõ ràng 30 62.5 7.5 0 0 1.775 Tốt

Nguồn: Số liệu điều tra Chỉ có sự khác biệt trong quan điểm giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn trực tiếp thực thi công việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo khi đánh giá về tiêu chí “quy trình thực hiện rõ ràng”. Cán bộ lãnh đạo đánh giá quy trình đã rõ ràng, dễ hiểu trong khi cán bộ chuyên môn vẫn còn một số người vẫn chưa đồng ý hoàn toàn với đánh giá này.

Bảng 4.10. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 50 - 59)