Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 47)

4 \H

3.2Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu,thông tin phục vụ cho việc thực hiện đề tài được thu thập từ các nguồn khác nhau bao gồm các công bố chính thức ở các cấp, các ngành, cụ thể như sau:Các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước trên sách, báo, tạp chí; Các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ của các khóa trước và các thông tin, số liệu của các phòng ban tại UBND quận Long Biên.

3.2.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Đề tài tiến hành điều tra toàn bộ các cán bộ công chức cấp cơ sở giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo tố cáo tại 14/14 phường trên địa bàn Quận Long Biên bằng phiếu điều tra tiêu chuẩn. Mỗi phường điều tra 1-2 cán bộ lãnh đạo phường bao gồm chủ tịch phường và/hoặc 1 phó chủ tịch phụ trách giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và 3-4 cán bộ phường trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo bao gồm 1-2 cán bộ tư pháp và 2-3 cán bộ địa chính. Tổng số 80 phiếu:

Bên cạnh đó, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu và quan sát cũng được sử dụng để thu thập thêm các thông tin từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về các vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và kiểm chứng thông tin từ phiếu điều tra tiêu chuẩn.

Bảng 3.2 Quy mô mẫu điều tra

STT Chức danh Số người Tỷ lệ (%)

1 Chủ tịch, phó chủ tịch phụ trách giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

28 35

2 Cán bộ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 52 65

Tổng 80 100

3.2.2 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu

Số liệu sau khi thu thập tại địa bàn nghiên cứu được kiểm tra, bổ sung các thông tin chưa đầy đủ, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm tiêu chí, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm dựa trên phần mềm EXCEL sau đó được trình bày dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ hình, phục vụ quá trình phân tích.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm điều kiện làm việc của họ, những thuận lợi và khó khăn của họ trong quá trình làm việc.

3.2.3.2 Phương pháp chuyên gia

Các ý kiến đánh giá và tham vấn của các chuyên gia về giải pháp cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trong thời gian tới.

3.2.3.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa điều kiện làm việc thực tế với điều kiện làm việc kỳ vọng của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trong thời gian tới.

3.2.3.3 Phương pháp thang đo 5 mức độ likert

Thang đo Likert với 5 cấp độ: điều kiện làm việc tốt (1), điều kiện làm

việc khá tốt (2), điều kiện làm việc bình thường- ở mức có thể đảm bảo thực hiện công việc (3), điều kiện làm việc chưa được tốt lắm, còn thiếu hoặc chưa đủ để thực hiện công việc (4), và điều kiện làm việc chưa tốt (5) sẽ được dùng để đánh giá các mức độ đảm bảo về điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trên địa bàn Quận Long Biên.

Đánh giá theo thang đo.

quyền, trong đó, mức độ tốt được cho điểm 1, mức độ khá tốt là 2, mức độ trung bình là 3, mức độ chưa được tốt lắm là 4, mức độ chưa tốt là 5 điểm.

Giá trị khoảng cách = (tối đa - tối thiểu) / n = (5 -1) / 5 = 0,8 Do đó, mức độ và ý nghĩa của các giá trị được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3.3. Khoảng giá trị và mức độ đánh giá

Stt Mức độ khoảng Ý nghĩa

1 1,00-1,80 Điều kiện làm việc tốt 2 1,81-2,60 Điều kiện làm việc khá tốt

3 2,61-3,40 Điều kiện làm việc bình thường (đảm bảo)

4 3,41-4,20 Điều kiện làm việc chưa được tốt lắm (có thể làm việc nhưng còn khó khăn)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THỰC TRẠNG ĐİỀU KİỆN LÀM VİỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ THAM GİA GİẢİ QUYẾT ĐƠN THƯ KHİẾU NẠİ TỐ CÁO, TỐ CÁO TẠİ QUẬN LONG BİÊN

4.1.1 Thực trạng điều kiện pháp lý trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo tại quận Long Biên nại tố cáo tại quận Long Biên

Luật

Theo kết quả điều tra, luật giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được cán bộ công chức cấp cơ sở đánh giá là tốt. Tất cả các cán bộ công chức được điều tra đều cho rằng luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã đầy đủ, và đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ. Các quy định của luật thì khá rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Bảng 4.1. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về luật giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (%)

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Luật về giải quyết đơn

thư khiếu nại, tố cáo đã

đầy đủ 42.5 57.5 0 0 0 1.575 Tốt

Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo quy định

rõ chức năng nhiệm vụ 47.5 52.5 0 0 0 1.525 Tốt Các quy định của luật về

giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rõ ràng, dễ

hiểu 40 45 12.5 2.5 0 1.775 Tốt

Các quy định của luật về giải quyết đơn thư khiếu

nại, tố cáo dễ thực hiện 25 52.5 22.5 0 0 1.975 Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra

Dường như không có sự khác biệt nhiều trong quan điểm đánh giá đối vớiluật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo giữa cán bộ chuyên môn thực hiện với cán bộ lãnh đạo. Chỉ có sự chênh lệch nhỏ giữa người lãnh đạo với cán bộ chuyên môn thực hiện trong quan điểm về “các quy định của luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo là rõ ràng, dễ hiểu” khi cán bộ lãnh đạo cho rằng quy định đã rõ ràng, tốt; còn cán bộ chuyên môn thì cho rằng quy định ở mức khá tốt với một số cán bộ vẫn đánh giá các quy định đôi khi chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lặp.

Bảng 4.2. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về luật giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (%)

Tiêu chí

Lãnh đạo Cán bộ chuyên môn

Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận

Luật về giải quyết đơn thư

khiếu nại, tố cáo đã đầy đủ 1.50 0.53 Tốt 1.60 0.50 Tốt Luật về giải quyết đơn thư

khiếu nại, tố cáo quy định rõ

chức năng nhiệm vụ 1.50 0.53 Tốt 1.53 0.51 Tốt Các quy định của luật về

giải quyết đơn thư khiếu nại,

tố cáo rõ ràng, dễ hiểu 1.70 0.67 Tốt 1.81 0.81

Khá tốt Các quy định của luật về

giải quyết đơn thư khiếu nại,

tố cáo dễ thực hiện 2.00 0.47 Khá

tốt 1.97 0.76

Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra

Văn bản dưới luật

Văn bản dưới luật bao gồm pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, quyết định, quy chế, thông tư do các cơ quan nhà nước ban hành áp dụng cho đối tượng, sự việc cụ thể. Văn bản dưới luật ban hành kịp thời là điều kiện thực thi và hoàn thiện luật và hiến pháp do Quốc hội ban hành. Kết quả điều tra cho thấy, khác với luật về giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được đánh giá là tốt và khá tốt, về cơ bản, các văn bản dưới luật giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được đánh giá chỉ ở mức đảm bảo thực hiện công việc. Phần lớn cán bộ công chức được điều tra cho rằng các quy định khá đầy đủ,ban hành kịp thời, quy định khá rõ ràng chức năng

nhiệm vụ, dễ hiểu và dễ thực hiện. Tuy nhiên,vẫn còn khoảng 30% số cán bộ được điều tra cho rằng các văn bản dưới luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cần được nghiên cứu bổ sung đầy đủ hơn để đảm bảo dễ thực hiện hơn cho những người thực thi là cán bộ thi hành và nhân dân.Các cán bộ này cho rằng văn bản luật chưa được tốt lắm và khó thực hiện.

Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về các văn bản dưới luật giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (%)

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Các văn bản dưới

Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố

cáo đã đầy đủ 10 25 37.5 18 10 2.925 Bình thường (đảm bảo) Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính

kịp thời 12.5 30 35 20 2.5 2.7

Bình thường

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo quy định rõ chức năng nhiệm vụ 20 27.5 25 23 5 2.65 Bình thường Các quy định trong các văn bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rõ ràng, dễ hiểu 17.5 25 30 15 13 2.8 Bình thường Các quy định trong các văn bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo dễ thực

hiện 12.5 27.5 22.5 25 13 2.975

Bình thường

Có sự chênh lệch trong quan điểm giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn khi đánh giá về các văn bản dưới luật. Trong khi cán bộ lãnh đạo đánh giá thấp hơn văn bản dưới luật so với cán bộ chuyên môn về tính đầy đủ, tính kịp thời và và quy định khá rõ về chức năng nhiệm vụ cần thiết thì cán bộ chuyên môn đánh giá thấp hơn cán bộ lãnh đạo về đặc điểm rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Lý giải cho điều này, cán bộ chuyên môn cho rằng, họ là người trực tiếp thực hiện việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo nên họ thường nghiên cứu và vận dụng văn bản dưới luật kỹ hơn so với cán bộ lãnh đạo nên họ thường phát hiện ra nhiều điểm chưa rõ ràng, còn có hiện tượng chồng chéo, trùng lặp hoặc tồn tại hiện tượng không bao trùm hết thực tiễn của văn bản dưới luật.

Bảng 4.4. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về văn bản dưới luật (%)

Tiêu chí

Lãnh đạo Cán bộ chuyên môn

Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã đầy đủ

2.96 0.47 Bình

thường 2.77 0.73

Bình thường

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính kịp thời

2.96 0.47 Bình

thường 2.60 0.61

Bình thường

Các văn bản dưới Luật về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo quy định rõ chức năng nhiệm vụ

2.89 0.32 Bình

thường 2.62 0.43

Bình thường Các quy định trong các văn

bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rõ ràng, dễ hiểu

2.79 0.47 Bình

thường 2.82 0.63

Bình thường Các quy định trong các văn

bản về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo dễ thực hiện

2.68 0.63 Bình

thường 3.05 0.77

Bình thường Nguồn: Số liệu điều tra

Luật khác

Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình sang nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Nhà nước đã và đang quản lý xã hội dựa vào pháp luật. Các văn bản luật do Quốc hội ban hành ngày càng đầy đủ hơn. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, chưa bao giờ Quốc hội nước ta lại quan tâm đặc biệt đến chức năng lập pháp và ban hành được một số lượng rất lớn các bộ luật và đạo luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu trong mọi lĩnh vực xã hội như trong giai đoạn hiện nay. Cũng bởi lẽ vậy, các bộ luật liên tục được nghiên cứu, điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Đánh giá chung, trừ luật về cán bộ công chức được đánh giá tốt, các luật còn lại liên quan đến việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công chức cấp cơ sở được đánh giá là khá tốt. Như vậy, tuy Quốc hội nước tadànhquantâm đặcbiệt đến các bộ luật đang ban hành nhưng các bộ luật nhìn chung và các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo nói riêng vẫn chưa nhận được sự đồng tình đánh giá cao nhất của các cán bộ công chức. Có tới 20% số cán bộ công chức cấp cơ sở đánh giá luật xây dựng, luật đất đai ở mức “bình thường”. Luôn có hơn một nửa số cán bộ được hỏi đánh giá các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo ở mức “khá tốt”. Tuy không có ý kiến đánh giá các luật liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nạo tố cáo ở mức “không tốt, chưa được tốt” nhưng việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bộ luật để phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển là nhiệm vụ chung của toàn cán bộ công chức, lãnh đạo cấp ngành có liên quan.

Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ công chức cấp cơ sở về các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo (%)

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung Luật đất đai 27.5 52.5 20 0 0 1.925 Khá tốt Luật xây dựng 25 47.5 20 0 0 1.946 Khá tốt Bảo hiểm xã hội 20 60 12.5 0 0 1.919 Khá tốt Luật cán bộ, 27.5 60 5 0 0 1.757 Tốt

Tiêu chí Tốt Khá tốt Bình thường Chưa được tốt lắm Không tốt Trung bình Kết luận chung công chức Các văn bản pháp lý khác có liên quan khác 17.5 52.5 22.5 0 0 2.054 Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra Mặc dù về kết luật chung, dường như có sự thống nhất trong quan điểm giữa cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về các luật liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ công chức cấp cơ sở. Nhưng nhìn vào kết quả cụ thể, có sự khác biệt trong quan điểm đánh giá này. Các cán bộ lãnh đạo đánh giá mức điểm cao hơn ở tất cả các tiêu chí luật khác này. Điều này chứng tỏ, cán bộ lãnh đạo đánh giá khá chặt chẽ hơn và cho rằng các luật khác liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn chưa thực sự hỗ trợ họ trong việc giải quyết công việc.

Bảng 4.6. So sánh quan điểm của cán bộ lãnh đạo với cán bộ chuyên môn về các luật liên quan khác

Tiêu chí

Lãnh đạo Cán bộ chuyên môn

Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận Luật đất đai 2.20 0.63 Khá tốt 1.83 0.70 Khá tốt Luật xây dựng 2.22 0.67 Khá tốt 1.86 0.71 Khá tốt Bảo hiểm xã hội 2.00 0.50 Khá tốt 1.89 0.63 Khá tốt Luật cán bộ, công chức 1.70 0.50 Khá tốt 1.68 0.55 Tốt Các văn bản pháp lý khác

có liên quan khác 2.11 0.60 Khá tốt 2.04 0.69 Khá tốt Nguồn: Số liệu điều tra

Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 47)