Khái quát đặc điểm cơ bản về quận long biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 38)

4 \H

3.1Khái quát đặc điểm cơ bản về quận long biên

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Quận Long Biên được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô trong thời kỳ mới, hình thành các vùng kinh tế động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Gia Lâm với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Gia Thuỵ, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Đức Giang, Sài Đồng.

3.1.2 Vị trí địa lý

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp sông Hồng. Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và đê sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo đê 2 sông với địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng, thương mại – dịch vụ cao cấp và các khu công nghệ cao.

Với hệ thống đê bao, các bãi bồi và hệ thống sông, quận Long Biên có khả năng phát triển các loại hình du lịch, các cơ sở lưu trú theo hướng gần gũi với tự nhiên. là tiềm năng quan trọng cho phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn, của quá trình phát triển đô thị hiện đại, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Long Biên có khả năng phát triển du lịch gắn với nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái.

Ngoài ra, Quận Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt, quốc lộ, đường thuỷ nối liền trung tâm thủ đô của cả nước với các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh) và các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh). Nhờ vậy, Quận Long Biên là

một mắt xích quan trọng trên trục tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nằm ở trung tâm của một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Vị trí này tạo nên một sức hút mạnh để quận Long Biên phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, cùng với nhịp độ phát triển chung của Thủ đô.

Hình 3.1: Địa giới hành chính quận Long Biên. 3.1.3 Tình hình đất đai

Theo số liệu thống kê tổng diện tích theo địa giới hành chính quận Long Biên là 5993,0288 ha. Trong đó :

- Nhóm đất nông nghiệp 1462,58 ha, chiếm 24,40 % tổng diện tích tự nhiên. - Nhóm đất phi nông nghiệp 4402,36 ha, chiếm 73,46% tổng diện tích - Nhóm đất phi nông nghiệp 4402,36 ha, chiếm 73,46% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất chưa sử dụng 128,09 ha, chiếm 2,14 % tổng diện tích tự nhiên.

* Nhóm đất nông nghiệp:

Diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn quận 1462,58 ha, chiếm 24,40% tổng diện tích tự nhiên.Trong đó:

* Đất sản xuất nông nghiệp 1360,92 ha chiếm 22.71 % diện tích tự nhiên. Gồm:

- Đất trồng lúa 566,33 ha chiếm 9,45 % diện tích tự nhiên.

- Đất trồng cây hàng năm khác 542,96 ha chiếm 9,06 % diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây lâu năm 251,63 ha chiếm 2,5 % diện tích tự nhiên. * Đất nuôi trồng thủy sản 95,69 ha chiếm 1,6 % diện tích tự nhiên. *Đất nông nghiệp khác 5,97 ha chiếm 0,1 % diện tích tự nhiên.

* Nhóm đất phi nông nghiệp

Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp trên địa bàn quận 4402,36 ha chiếm 73,46 % diện tích tự nhiên. Trong đó:

* Đất ở đô thị 1244,85 ha chiếm 20,77 % diện tích tự nhiên. * Đất chuyên dùng 1875,24 ha chiếm 31,29 % diện tích tự nhiên.

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 31,92 ha chiếm 0,53% diện tích tự nhiên.

- Đất quốc phòng: 337,23 ha chiếm 5,67 % diện tích tự nhiên. - Đất an ninh 2,56 ha chiếm 0,03 % diện tích tự nhiên.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 533,38 ha chiếm 8,3 % diện tích tự nhiên.

+ Đất khu công nghiệp: 98,67 ha

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 399,95 ha + Đất cho hoạt động khoáng sản 24,39 ha

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 10,37 ha

- Đất có mục đích công cộng 970,15 ha chiếm 14,52,19 % diện tích tự nhiên. * Đất tôn giáo tín ngưỡng 20,46 ha chiếm 0,34 % diện tích tự nhiên * Đất nghĩa trang nghĩa địa 42,01 ha chiếm 0,7% diện tích tự nhiên

* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1219,80 ha chiếm 31,29 % diện tích tự nhiên

* Nhóm đất chưa sử dụng

Diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên địa bàn quận 128,09 ha chiếm 2,14 % diện tích tự nhiên. Toàn bộ là đất bằng chưa sử dụng.

Hình 3.2 Tình hình đất đai quận Long Biên

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên (2016)

3.1.4 Tình hình dân số

Long Biên là quận mới thành lập nên có nhiều biến động về quy mô dân số. Tính từ năm thành lập quận đến nay, tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm khoảng 4,4%. Năm 2014, tốc độ tăng dân số trung bình toàn Quận lên tới 4,68%, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,32% và tốc độ tăng cơ học là 3,36%. So với các quận nội thành khác, Long Biên có tốc độ tăng dân số cao nhất, kể cả tăng tự nhiên và tăng cơ học. Tốc độ tăng dân số cơ học cao và khó kiểm soát là một xu hướng tất yếu đối với các quận mới thành lập và đang có tốc độ đô thị hoá nhanh như quận Long Biên Tuy nhiên biến động dân số cơ học sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội như khó khăn trong quản lý trật tự đô thị, sự quá tải của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gia tăng tình trạng thất nghiệp…

Quy mô dân số cao và tăng hàng năm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Một mặt sẽ làm tăng lực lượng lao động tham gia các hoạt động lao động trên địa bàn Quận và thị trường lao động Thủ đô. Mặt khác, quy mô dân số lớn cùng với cơ cấu tiêu dùng của đông đảo tầng lớp nhân dân trên địa bàn Quận sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng, tạo điều kiện cho quận Long Biên thuận lợi trong xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm cũng như

trong việc phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh sẽ kéo theo những yêu cầu về giải quyết việc làm, nhà ở và các vấn đề xã hội khác, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Việc nhiều trường học, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở vui chơi giải trí quá tải đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đô thị.

Bảng 3.1 Dân số và mật độ dân số trên địa bàn quận Long Biên

Đơn vị tính: người/km2 STT Tên đơn vị hành chính Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn quận 199.541 3.183 1 Thượng Thanh 18.5 3.819 2 Ngọc Thuỵ 20.317 2.286 3 Giang Biên 6.251 1.350 4 Đức Giang 25.119 10.440 5 Việt Hưng 10.222 2.666 6 Gia Thuỵ 10.78 8.622 7 Ngọc Lâm 22.128 18.063 8 Phúc Lợi 10.668 1.742 9 Bồ Đề 20.193 5.315 10 Sài Đồng 15.074 17.610 11 Long Biên 12.182 1.685 12 Thạch Bàn 13.436 2.584 13 Phúc Đồng 8.458 1.710 14 Cự Khối 6.213 1.295

Nguồn: Số liệu thống kê quận Long Biên (2015) Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các phường trên địa bàn quận. Đông, đơn vị có số dân đông nhất là phường Ngọc Lâm với mật độ dân số 18.063

người/ km2, nằm trong lòng thị trấn Gia Lâm cũ, địa bàn trải dài theo trục đường

quốc lộ 1 và tiếp giáp với quận Hoàn Kiếm qua cầu Chương Dương. Phường có

mật độ dân số thấp nhất là phường Giang Biên (mật độ dân số 1.350 người/km2)

và phường Cự Khối (mật độ dân số 1.295 người/ km2) với phần lớn diện tích

thuộc đất ngoài bãi. Một số phường khác như Sài Đồng, Đức Giang – nơi có nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp - sẽ thu hút nhiều dân nhập cư, lao động từ các tỉnh về làm việc, đẩy mật độ dân số lên cao. Sự phân bố dân cư

không hợp lý, mật độ dân số ở một số phường khá cao gây ra sự quá tải về cơ sở hạ tầng và các điều kiện xã hội.

3.1.5 Tình hình phát triển kinh tế Quận Long Biên

Kinh tế Quận những năm qua liên tục tăng trưởng:Tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng đầu năm 2015 là 5.780 tỷ đồng, đạt 85,1% kế hoạch; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống là 1.333 tỷ đồng, đạt 86,3 % kế hoạch. Năm 2015 có 585 doanh nghiệp và 1.024 hộ cá thể được cấp đăng ký kinh doanh mới.

Về sản xuất nông nghiệp vẫn được được đẩy mạnh, diện tích chuyển đổi cây trồng được 13,3 ha từ đất hoang hóa sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế

cao1 đạt 102,3% so với kế hoạch. Đã hỗ trợ 800 triệu đồng cho sản xuất nông nghiệp.

Cấp 7 giấy chứng nhận trang trại. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các hộ dân,

nông dân trong sản xuất nông nghiệp2

Thương mại, dịch vụ: Hoàn thành đưa vào sử dụng chợ tạm Ô Cách - Đức

Giang; khởi công xây dựng 03 chợ3. Phê duyệt xây dựng, cải tạo 02 chợ4. Phê

duyệt phương án xây dựng, quản lý và tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện

03 chợ5. Hoàn thiện hồ sơ GPMB 02 chợ6. Công tác chống buôn lậu, hàng giả,

gian lận thương mại được tập trung thực hiện. Trong 9 tháng đã kiểm tra 299 vụ,

phát hiện xử phạt hành chính 226 vụ đạt 105% kế hoạch7.

Thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2015 đạt 4.257 tỷ đồng. Thu cân đối ngân sách uớc đạt 2.676 tỷ đồng bằng 106% dự toán quận giao (bằng 140% dự toán Thành phố giao).

Thu thuế ngoài quốc doanh: 778,8 tỷ đồng đạt 120% dự toán. Thu từ đất: 259,5 tỷ đồng đạt 109% so dự toán. Thu phí, lệ phí và thu khác NS: 396,6 tỷ đồng đạt 99% so dự toán. Các khoản thu để lại chi đầu tư phát triển: 1.242 tỷ đồng đạt 101% so dự toán quận giao. Trong đó thu tiền sử dụng đất ước 1.200/1.217 tỷ đồng đạt 99% so kế hoạch quận giao và đạt 195% dự toán Thành

phố giao (1.200/616 tỷ đồng) là điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ chế đặc thù

1Tại phường Phúc Lợi – 3 ha; Giang Biên – 4 ha, Ngọc Thuỵ 2 ha, Thạch Bàn 4,3 ha

2Tổ chức 10 buổi tuyên truyền tập huấn cho các hộ dân về quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong

sản xuất rau quả; 02 lớp tập huấn kỹ thuật theo quy trình IPM; 04 lớp tập huấn về về sinh an toàn thực phẩm.

3 Chợ chính Ô cách – Đức Giang, chợ Đồng Dinh – Thạch Bàn, chợ Tình Quang – Giang Biên

4 Chợ Gia Lâm – Ngọc Lâm; chợ Tổ 25 - Ngọc Thụy

5 Chợ Tổ 12 - Thạch Bàn, chợ tổ 10 - Ngọc Thụy, Sắp xếp điểm kinh doanh khu 918 - Phúc Đồng

6 Chợ Cự Khối, chợ Gia Thụy

7 Tổng giá trị hàng hoá tịch thu 4,9 tỷ đồng; xử lý phạt hành chính 226 vụ với số tiền 1,62 tỷ đồng. Kiểm

về sử dụng nguồn vốn đã được Thành phố chấp thuận. Chi ngân sách nhà nước ước thực hiện 9 tháng là 1.468 tỷ đồng đạt 66% dự toán. Trong đó chi trong cân

đối ngân sách cấp quận và phường là 1.138 tỷ đồng đạt 61% dự toán8. UBND

quận đã được Thành phố chấp thuận thực hiện cơ chế đặc thù thực hiện các dự án đầu tư. Đã hoàn ứng ngân sách quận 316 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiền sử dụng đất. Tiếp tục ứng vốn để thực hiện 11 dự án thuộc nhiệm vụ chi của Thành phố

để đảm bảo tiến độ9.

3.1.6. Lĩnh vực văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ, an sinh xã hội. xã hội.

- Công tác tuyên truyền được thực hiện có nề nếp, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đại hội Đảng bộ quận lần thứ III; kỷ niệm 70 cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tổ chức tốt việc đưa các đại biểu quần chúng đi tham dự lễ diễu binh, diễu hành tại quảng trường Ba Đình.

- Công tác quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin: tổ chức thành công 36/36 lễ hội truyền thống và trên 30 lượt kiểm tra các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực văn hoá thông tin. Hoạt động đài truyền thanh được duy trì hiệu quả. UBND quận đã ban hành hướng dẫn số 6449/HD-UBND ngày 07/8/2015 về quy trình đặt tên đường phố trên địa bàn quận, làm cơ sở để các địa phương chủ động trong công tác thực hiện. Việc thực hiện đề án quy hoạch sắp xếp biển hiệu biển quảng cáo bước đầu được triển khai thực hiện, phân loại và xử lý được 385 biểu hiệu, 884 biển di động, 231 biển quảng cáo rao vặt sai quy định.

- Các hoạt động văn hoá thể thao:

Tập trung triển khai thí điểm Mô hình hoạt động Nhà văn hóa tổ dân phố. Trong 9 tháng đầu năm, UBND quận đã phê duyệt 07 mô hình nhà văn hóa tổ dân phố cấp quận, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị với tổng số tiến trên 1,7 tỷ đồng, tổ chức ra mắt 7 CLB văn hoá và 7 CLB thể dục thể thao. Đặc biệt việc đầu tư các trang thiết bị thể dục thể thao ngoài trời góp phần thúc đẩy phong trào

8Chi ngân sách cấp quận: 1.020 tỷ đồng đạt 60% so dự toán. Chi đầu tư XDCB: 625,6 tỷ đồng đạt 54%

kế hoạch vốn. Chi thường xuyên: 394,4 tỷ đồng bằng 72% dự toán. Chi ngân sách cấp phường: 118,8

tỷ đồng bằng 74% dự toán. Chi đầu tư XDCB: 30,4 tỷ đồng đạt 81% kế hoạch vốn. Chi thường xuyên: 88 tỷ đồng đạt 73% dự toán

9Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, đường 40m Thạch Bàn, tuyến đường hành lang chân đê Ngọc Thuỵ,

luyện tập thể dục thể thao thường xuyên của người dân được nâng cao, nhân dân đồng tình và hưởng ứng mạnh mẽ. Sau 9 tháng triển khai thí điểm, mô hình nhà

văn hóa tổ dân phố đã đạt được hiệu quả rõ nét.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”được triển

khai sâu rộng. Đã có 57.149/58.894 hộ đăng ký gia đình văn hoá (đạt 97,03%),

100% các tổ dân phố đăng ký xây dựng tổ dân phố văn hóa.

Các hoạt động văn hoá - thể dục thể thao quần chúng diễn ra phong phú vàđa dạng. Trong 9 tháng đầu năm, tham gia các liên hoan văn nghệ cấp Thành phố (Đồng ca hợp xướng Đảng – Mùa Xuân – Dân tộc Hà Nội 2015, múa không chuyên 2015), cấp quận (tổng kết phong trào thi đua khối Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể) và tại các địa phương. Các môn thi đấu thể dục thể thao cấp Thành phố hoàn thành vượt 5,6% kế hoạch năm 2015 đạt 132 huy chương (47 vàng- 40 bạc- 50 đồng).5 môn thể thao mũi nhọn đạt 72 huy chương, chiếm 54,5% tổng thành tích chung của tất cả các môn.

Chất lượng giáo dục đào tạo: Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu năm học 2014-2015 và chất lượng giáo dục đào tạo tại 3 cấp học đứng trong tốp đầu Thành phố.

Công tác duy trì và xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao được tập trung thực hiện: Công nhận mới 4 trường, công nhận lại 8 trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công chức cấp cơ sở tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận long biên (Trang 38)