Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 41)

Nguyễn Thị Lài (2018), Xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL góp phần xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội.

Nghiên cứu đã chỉ ra những yêu cầu cấp thiết cần phải bổ sung nội dung về chuẩn TCPL vào chương trình nông thôn mới, tránh đưa nhiệm vụ phát triển nông thôn mới trở thành một nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng thuần túy mà không cải thiện chất lượng TCPL cho người dân; Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã so sánh theo tiến trình thực hiện ban hành các quy định về xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL bắt đầu từ thời điểm thí điểm triển khai áp dụng cấp xã đạt chuẩn TCPL theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/10/2013 trên đại bàn 05 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về sự đổi mới của địa phương từ khi áp dụng thí điểm xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL và những hạn chế, nguyên nhân dẫn tới việc ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg đã khắc phục những nhược điểm trên ra sao và phát huy những thế mạnh về xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận trên phạm vi toàn quốc.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trong thời điểm hiện tại về quy định, và những khó khăn khi áp dụng quy định trên thực tế để từ đó để xuất một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả hơn quy định về cấp xã đạt chuẩn TCPL.

Võ Thị Diệu Hương (2018), Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội

Tác giả Võ Thị Diệu Hương đã chỉ ra trong nghiên cứu để việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL ngày càng có hiệu quả thì một trong những nội dung quan trọng được quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg là công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ xã thực hiện công tác này. Việc quy định trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL từ trung ương đến địa phương nói chung và công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ này nói riêng đã nhấn mạnh vai trò của các cấp trong việc tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ nắm vững kiến thức pháp luật và có đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL.

Nghiên cứu cũng chỉ ra việc xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL không phải là nhiệm vụ thuần túy của ngành Tư pháp mà là nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, bên cạnh đó việc tận dụng hệ thống nhân sự có sẵn trong hệ thống hành chính để thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL cũng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra hiệu quả từ việc phối hợp giữa các lực lượng từ báo cáo viên trung ương, báo cáo viên cấp tỉnh, báo cáo viên cấp huyện, tuyên truyền viên cấp cơ sở, tổ hòa giải, hòa giải viên, giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân trong nhà trường. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra phương pháp bồi dưỡng tổng quan, các ngành luật có hiệu quả trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng đời sống của nhân dân tại cơ sở như hoạt động tổ chức hội thảo, hội nghị, cung cấp tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về các ngành luật cơ bản như Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự 2015, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Lao động năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Một phần rất quan trọng mà tác giả đề cập đến là bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng ứng xử văn hóa, đạo đức nghề nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng đưa hoạt động hành chính theo phong cách phục vụ, cống hiến vì nhân dân.

Vũ Thành Lâm (2018), Chủ động, tích cực trong xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL, Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ

Tác giả Vũ Thành Lâm với cương vị là Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của 2 năm từ khi áp dụng chính thức

nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến khi tỉnh Phú Thọ hoàn thành được nửa chặng đường.

Tác giả đã nêu ra những thành tích nổi bật của một số đơn vị trên địa bàn tỉnh khi sớm về đích trong năm 2018 với tỉ lệ 100% số đơn vị cấp xã đã đạt chuẩn TCPL (Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy và thị xã Phú Thọ), là điển hình mẫu mực trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng nông thôn mới cũng như xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập đến những khó khăn, bất cập trong quá trình xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn, những đơn vị còn đang có xã, phường chưa đạt chuẩn TCPL như: Thanh Sơn có 19/23 xã; Hạ Hòa có 9/33 xã; Đoan Hùng có 7/28 xã; Tân Sơn có 6/17 xã; Lâm Thao có 3/14 xã Phù Ninh có 2/19 xã; Cẩm Khê có 2/31 xã; Yên Lập có 2/17 xã và thành phố Việt Trì có 2/23 xã, phường. Các giải pháp tác giả trình bày có thể tóm tắt để thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL trong năm 2018 và những năm tiếp theo:

Thứ nhất, UBND cấp huyện cần chủ động, tích cực trong chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến nội dung tiêu chí cấp xã đạt chuẩn TCPL, giám sát chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;Chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức xã gắn với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn triển khai thực hiện. Bảo đảm kinh phí cho việc đánh giá chuẩn TCPL ở cơ sở hằng năm; bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác cho công chức Tư pháp cấp xã.

Thứ hai, việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL phải được coi là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Thứ ba, hội đồng đánh giá chuẩn TCPL cấp huyện tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong thẩm tra, xác minh việc tự đánh giá của các xã, phường, thị trấn; Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị và UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình triển khai; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập, đề xuất Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xem xét, giải quyết.

Thứ tư, việc đánh giá chuẩn TCPL phải gắn với ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tình hình vi phạm pháp luật và đời sống của người dân tại cơ sở.

Trương Văn Dũng (2017) Quyền tiếp cận pháp luật của người dân, một số vấn đề lý luận và thực tiễn

TS. Trương Văn Dũng - Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã nhận định quyền TCPL của người dân được Đảng và nhà nước quan tâm chú trọng, quyền này có trong nội hàm của rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị, nghị quyết khác nhau. Tuy vậy cho đến trước Quyết định 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khái niệm chuẩn TCPL vẫn chưa được rõ ràng. Quy định TCPL của người dân tại cơ sở đã nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực này và nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức pháp luật, phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, từng bước hình thành ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật của người dân. Căn cứ vào bộ Tiêu chí theo Quyết định 09/2013/QĐ-TTg, chính quyền cơ sở và người dân có điều kiện tập trung đánh giá một cách có hệ thống, đồng bộ, toàn diện thực trạng TCPL, bảo đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm minh, thống nhất.

Nghiên cứu của tác giả cũng đồng thời phản ánh được thực trạng TCPL của người dân tại cơ sở, vai trò của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp trong việc đảm bảo thiết chế TCPL cho người dân từ đó tìm ra các điểm thuận lợi, các mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.

Cuối cùng tác giả đề xuất một số giải pháp trên cơ sở đã nghiên cứu như: - Người dân và mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của việc TCPL của người dân tại cơ sở, để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình. - Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần đơn giản, minh bạch, rõ ràng, “dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm” để cán bộ cũng như người dân dễ dàng tiếp cận và vận dụng trong thực tiễn quản lý nhà nước. Và quan trọng nhất là Nhà nước cần phải công nhận TCPL là một quyền cơ bản của người dân. Trên cơ sở đó để hoàn thiện pháp luật về quyền TCPL, bảo đảm người dân có thể TCPL một cách thuận lợi, đầy đủ, kịp thời nhất, và khi TCPL trở thành thói quen, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống người dân thì lúc đó xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

Các đề tài nghiên cứu của các tác giả đã hệ thống hóa các lý luận về chuẩn TCPL và xây dựng cấp xã chuẩn TCPL trong thời gian qua, từ đó đánh giá những

thành tựu đạt được để phát huy và những hạn chế còn thiếu sót cần giải quyết. Ngoài ra, các nghiên cứu đã đi sâu phân tích các vấn đề trọng tâm trong công tác đảm bảo TCPL của người dân. Nhưng do mục đích khác nhau nên mỗi bài nghiên cứu chỉ đi sâu vào một số khía cạnh nhất định, điều đó vừa tạo ra sự đa dạng trong đề tài nghiên cứu cũng như nguồn dữ liệu tham khảo vừa hình thành nhu cầu cần có đề tài về xây dựng cấp xã chuẩn TCPL chi tiết hơn ở mức độ địa phương để có cái nhìn rõ nét hơn, có chiều sâu và phản ánh cụ thể tình hình TCPL của người dân ở cơ sở.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ huyện Đoan Hùng

Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Phía Tây Bắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 30.244,47 ha, cách thành phố Việt Trì 56km về phía Bắc, có Quốc lộ 2, Quốc lộ 70 và các đường liên tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính, trong đó có thị trấn Đoan Hùng nằm ở trung tâm huyện và 27 xã. Thị trấn Đoan Hùng có diện tích 513,91 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện. Tuy là một huyện miền núi, song Đoan Hùng có một vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh. (Trang thông tin điện tử huyện Đoan Hùng, 2019).

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 30.244,47 ha, cách thành phố Việt Trì 56km về phía Bắc, có Quốc lộ 2, Quốc lộ 70 và các đường liên tỉnh chạy qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính, trong đó có thị trấn Đoan Hùng nằm ở trung tâm huyện và 27 xã. Thị trấn Đoan Hùng có diện tích 513,91 ha là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện. Tuy là một huyện miền núi, song Đoan Hùng có một vị trí rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và các huyện trong tỉnh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm xã hội

a) Dân số, dân tộc

Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ (2019) đến tháng 12 năm 2018, dân số vùng là 110.500 người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,28%, tỉ lệ chêch lệch giới tính 116 bé trai/100 bé gái. Mật độ dân số trung bình 356 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng cao có mật độ dân số tương đối thấp. Đoan Hùng có nhiều dân tộc chung sống đan xen nhau tuy nhiên chủ yếu là người Kinh, người Cao Lan không chiếm dưới 2,5%, còn lại là chiến tỉ lệ không đáng kể, thường là chuyển từ nơi khác đến. (UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

b) Giáo dục

Toàn huyện có 4 trường THPT với 112 lớp học, 56 trường THCS và tiểu học với 549 lớp học, có 29 nhà mẫu giáo với 144 lớp học. Tổng số giáo viên các cấp học là 1.582 người, trong đó THPT là 116 người, THCS là 640 người, tiểu học là 548 người, và 278 giáo viên dạy trẻ mầm non. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 61/88 trường, tỷ lệ đạt 69,3%. Tỷ lệ giáo viên trong biên chế có trình độ đạt trên chuẩn đối với giáo dục mầm non là 63,2 %; đối với giáo dục tiểu học là 89,4%; đối với THCS là 80,08 %.

Đến nay huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ. Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục bước đầu đã có kết quả, phong trào toàn dân chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được chú ý. Tỷ lệ học sinh THCS được xét công nhận tốt nghiệp đạt 99,5%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,17%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng giáo dục giữa các cấp không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất trên địa bàn còn hạn hẹp; đội ngũ giáo viên biên chế còn thiếu đặc biệt là giáo viên văn hóa tiểu học. Việc thực hiện đề án dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012-2020 gặp nhiều khó khăn do không đủ giáo viên (UBND huyện Đoan Hùng, 2019).

c) Văn hóa, thông tin

Hiện nay, toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có đài phát thanh và được phủ sóng truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt. Phong trào văn nghệ quần chúng không ngừng phát triển với nhiều loại hình phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật.

Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã đầu tư nâng cấp nhiều hạng mục góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên

truyền trực quan. Trong năm 2018, Đài Truyền thanh của huyện đã sản xuất được 156 chương trình phát thanh, 330 tin bài đăng trên trang thông tin điện tử, gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 41)