Trình độ nhận thức và hiểu biết của người dân về các thiết chế TCPL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 106)

Sự hiểu biết của người dân về pháp luật và việc họ tiếp cận các thiết chế hiện có để bảo vệ các quyền đó là hai yếu tố quan trọng trong mục đích xây dựng chuẩn TCPL. Tuy nhiên đối với hệ thống thiết chế phục vụ quyền TCPL đa dạng thì sự tiếp cận giữa các thiết chế là không đồng đều nhau giữa mọi người. Vì vậy để đánh giá sự hiểu biết và nhận thức của người dân về quyền tiếp cận pháp luật, tác giả lựa chọn cách thực hiện khảo sát đánh giá của người dân ở các mức độ khác nhau về hiệu quả của các thiết chế trong thực tế. Kết quả của khảo sát sẽ vừa cho thấy hiệu quả của thiết chế và mức độ độ phổ biến của thiết chế đó đối với nhu cầu của người dân. Tại nội dung khảo sát, tác giả đã chia các thiết chế để khảo sát ra làm 03 nhóm trong đó gồm:

• Nhóm các thiết chế về thực hiện quản lý hành chính gồm có HĐND xã, UBND xã, Công an xã và Trưởng thôn;

• Nhóm các thiết chế về giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo gồm UBND, Ban thanh tra nhân dân và tổ hòa giải, Trưởng thôn;

• Các thiết chế và hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và bổ trợ gồm UBND xã (Hội nghị, truyền thanh, tủ sách pháp luật), tuyên truyền viên, các hội, đoàn thể.

Nội dung khảo sát gắn liền với nhiều mức độ đánh giá tuy nhiên để đảm bảo sự khách quan về hiểu biết của người dân, tác giả bổ sung phần “không trả lời” vào các mức độ đánh giá làm lựa chọn cho các đối tượng được khảo sát chưa từng tiếp cận, tiếp cận không đầy đủ hoặc không muốn đánh giá thiết chế được hỏi.

a. Hiểu biết của người dân về hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm TCPL của nhóm các thiết chế quản lý hành chính ở cấp xã

Khi được hỏi ý kiến về đánh giá đối với hoạt động của HĐND, 66% số người được hỏi cho rằng HĐND đã bảo đảm quyền TCPL của nhân dân; Có 63% người dân đánh giá vai trò của UBND và 78% người dân cho rằng công an xã đã thực hiện tốt hoạt động của mình; Về vai trò của trưởng thôn, 62% số người được hỏi đã trả lời rằng trưởng thôn có vai trò trong thực hiện TCPL cho người dân ở các mức độ khác nhau.

Đánh giá của người dân về hoạt động của HĐND là không cao mặc dù HĐND là cơ quan có trách nhiệm quyết định những công việc lớn của địa phương, tuy nhiên vì sự phân cấp thẩm quyền và tổ chức hoạt động không thường xuyên vì vậy đối với hiểu biết của người dân thì vai trò của HĐND là không rõ ràng. Tất cả mọi người được hỏi đều trả lời câu hỏi liên quan đến đánh giá hoạt động của UBND và công an xã. Trong đó đánh giá của người dân về lực lượng công an xã có xu hướng cao hơn đánh giá của UBND, kết quả này một phần thể hiện tính chất công việc thường xuyên xuất hiện tại hiện trường, bảo đảm an ninh trật tự của lực lượng công an. Mặc dù cuộc khảo sát không tập trung đánh giá trực tiếp vai trò của UBND và công an xã nhưng kết quả khảo sát dường như cho thấy rằng hai thiết chế này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu TCPL của người dân. Kết quả khảo sát dường như cho thấy Trường thôn mặc dù là người thường xuyên có mặt ở khu dân cư nhưng vai trò trong giải quyết các vấn đề của người dân không cao do hạn chế về thẩm quyền. Vai trò của trưởng thôn theo tác giả tìm hiểu cũng có một sự quan trọng đáng kể trong việc phối hợp giải quyết các vụ việc trên thực tế của UBND liên quan đến các vấn đề phát sinh trong cộng đồng dân cư.

Bảng 4.22. Đánh giá hiệu quả bảo đảm quyền TCPL của nhân dân của nhóm các thiết chế về thực hiện quản lý hành chính

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Không trả lời

n % n % N % n % n %

HĐND 2 2 12 13 45 50 9 10 22 24

UBND là hiệu quả 8 9 11 12 37 41 14 16 0 0 Công an xã 18 20 23 26 29 32 12 13 0 0 Trưởng thôn 2 2 6 7 51 57 16 18 15 17

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

b. Hiểu biết của người dân về hiệu quả bảo đảm TCPL của nhóm các thiết chế về giải quyết tranh chấp và khiếu nại, tố cáo

Nếu như các thiết chế quản lý hành chính có vai trò như là các cơ quan hành pháp thì các thiết chế về giải quyết tranh chấp và khiếu nại tố cáo có nhiệm

vụ như các cơ quan tư pháp ở cấp xã. Đánh giá của người dân về nhóm thiết chế này phần nào còn thể hiện niềm tin của họ đối với những quyết định, các giải pháp được đưa ra trong mỗi vụ việc cụ thể có được công tâm, công bằng hay không.

UBND là thiết chế có mức độ đánh giá là phổ biến nhất với 90% số người được hỏi đánh giá. Cho thấy người dân có xu hướng giải quyết hầu hết các tranh chấp, mâu thuẫn, khiếu nại tố cáo tại UBND. Tuy vậy vẫn có 31% số người đánh giá rằng việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo của UBND xã là không hiệu quả bởi một số lý do như “cách tiếp cận tranh chấp còn thiếu sự công tâm”, hoặc “bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khiến cho việc giải quyết các vụ việc không được vô tư và minh bạch”. Tuy vậy phần lớn số người được hỏi đánh giá việc giải quyết tranh chấp ở UBND cấp xã là hiệu quả trở lên với 59%. Điều này cũng phản ảnh một thực trạng đó là người dân lựa chọn UBND xã để giải quyết hầu hết các tranh chấp, kiến nghị , khiếu nại, tố cáo mà bỏ quan vai trò của một số thiết chế khác được xây dựng sẵn trên địa bàn.

Kết quả khảo sát cho thấy niềm tin vào các tổ hoà giải ở cơ sở còn hơi thấp. Như đã phân tích ở phần trên, chức năng của các tổ hoà giải ở cơ sở là hoà giải hoặc hướng dẫn các ban tự giải quyết tranh chấp giữa họ nhằm bảo đảm sự công bằng và ổn định ở cơ sở. Tuy nhiên, nói chung những người được phỏng vấn có vẻ hiểu biết không nhiều về các tổ hoà giải này và ít tin tưởng vào thiết chế này. Chỉ có 29% số người được hỏi cho rằng hoạt động của các tổ hoà giải là có hiệu quả và 38% số người được hỏi vẫn còn hoài nghi về hiệu quả của tổ hòa giải ở cơ sở; 33% số người được hỏi không trả lời hai câu hỏi này.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy mức độ niềm tin vào tổ hoà giải ở cơ sở là cao hơn trong số những người được phỏng vấn đã từng có cơ hội tiếp cận tổ hoà giải so với những người chưa bao giờ tiếp cận với 5/6 người đã tiếp cận tổ hoà giải cho rằng tổ hoà giải hoạt động có hiệu quả. Xu hướng này càng được thể hiện rõ khi phân tích kết quả phỏng vấn của những người đã đưa ra nhận xét về tổ hoà giải. Điều này cho thấy có thể vì chưa tiếp cận tổ hoà giải mà số người được hỏi đã đưa ra những nhận xét chưa tốt một cách không cần thiết về hoạt động hòa giải.

Có đến 50% số người được hỏi cho rằng chưa từng tiếp cận hoặc không có đủ dữ kiện để đánh giá về Ban thanh tra nhân dân. Nếu chỉ tính riêng những người có đánh giá về Ban thanh tra nhân dân thì có đến 21/45 số người được hỏi

cho rằng ban thanh tra nhân dân hoạt động không hiệu quả. Và chỉ 28% số người được hỏi cho rằng Ban thanh tra nhân dân hoạt động hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Điều này cho thấy vai trò của Thanh tra nhân dân trong việc bảo vệ các quyền lợi của người dân và giám sát vai trò của chính quyền địa phương vẫn chưa thực sự hiệu quả và còn mở nhạt.

Trưởng thôn là thiết chế có mức độ phổ biến khá cao khi 83% số người được hỏi có đánh giá về thiết chế này ở các mức độ khác nhau. Từ thực tế cho thấy đây là chức danh có sự gần gũi và hoạt động gắn bó trực tiếp đối với cuộc sống hàng ngày của người dân. Mức đánh giá hiệu quả hoạt động của thiết chế này cũng khá cao với 62% số người được hỏi đánh giá

c) Hiểu biết của người dân về hiệu quả bảo đảm TCPL của nhóm các thiết chế tuyên truyền và bổ trợ

Các thiết chế tuyên truyền và bổ trợ nhìn chung nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho người dân thông quan hoạt động của mình. Đối với các thiết chế này tác giả tiến hành lấy ý kiến khảo sát của người dân về tính có ích của thiết chế đối với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân.

Nhìn chung, việc tham gia các Hội nghị được đánh giá khá phổ biến, nhất là từ bởi những người đã từng tham gia hội nghị lên đến 70% số người đã tiếp cận. Tuy vậy vẫn còn 15% đánh giá của người dân cho rằng việc tổ chức hội nghị là không hiệu quả.

Vai trò của các hội, Đoàn thể được đánh giá tích cực với 75% số người được có ý kiến đánh giá tuy vậy chỉ có 46% số người được khảo sát cho rằng vai trò của các hội, đoàn thể là có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền TCPL của người dân. Tuy vậy về mặt nội dung của hội tác giả vẫn nhận được những đánh giá cao của người dân cho thấy xu hướng hoạt động của các hội đoàn thể tập trung vào lĩnh vực chuyên môn nhiều hơn đúng so với nhiệm vụ TTPBGDPL.

Mặt khác, 48% số người được khảo sát cho rằng Tủ sách pháp luật là hiệu quả mặc dù chỉ có 50% số người được hỏi cho rằng đã từng sử dụng tủ sách pháp luật cho thấy người dân có xu hướng đánh giá tủ sách pháp luật khá cao dù ở các mức độ tiếp cận khác nhau theo khảo sát tại Bảng 4.1.1.1.b. Đánh giá mức độ phổ biến của các nhiệm vụ đảm bảo quyền TCPL của người dân. 37% số người được hỏi chưa từng sử dụng tủ sách pháp luật không có ý kiến đánh giá. và 15% số người được hỏi cho rằng Tủ sách pháp luật là không có hiệu quả.

79% số người được hỏi cho rằng hệ thống loa truyền thanh là có hiệu quả ở các mức độ khác nhau và 64% số người được hỏi trả lời từ mức độ tốt trở lên. Mặc dù khảo sát không đi sâu vào mức độ hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng đối với việc TCPL của người dân nhưng rõ ràng rằng những người được hỏi đã cho rằng vai trò của phương tiện thông tin đại chúng là quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 106)