Xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trong tổng thể phát triển nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)

thôn mới.

Cho đến nay, đã có 3/28 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đoan Hùng hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới là Chí Đám (2016), Minh Tiến (2017), Chí Đám (2019). Việc xây dựng nông thôn mới đang được triển khai sâu rộng ở các địa phương, nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn triển khai đồng bộ, nghiêm túc, đặc biệt chú trọng việc đánh giá chuẩn TCPL đối với các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đã được thành lập ở cấp huyện và cấp xã theo chủ chương của tỉnh, được tổ chức bài bản, đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong đó

nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL giao phòng Tư pháp trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ này; bổ sung đại diện, lãnh đạo phòng Tư pháp làm thành viên ban chỉ đạo chương trình nông thôn mới của huyện.

Trên cơ sở đó, phòng Tư pháp huyện đã tham mưu cho UBND huyện Đoan Hùng ban hành công văn hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL trong thực hiện chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia về nông thôn mới,ra hướng dẫn về thời điểm đánh giá xã đạt chuẩn TCPL, việc sử dụng kết quả đánh giá xã đạt chuẩn TCPL để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới phối hợp tổ chức tuyên truyền, thông tin, tập huấn, bố trí nguồn lực giúp địa phương tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính, phát huy dân chủ, sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin nhất là ở cơ sở; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ công, nâng cao hiệu lực hiệu quả thi hành pháp luật.

Hiệu quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL đã được thể hiện rõ qua “những con số biết nói” như tỉ lệ tội phạm giảm nhanh sau nhiều năm, tỷ lệ hòa giải thành tăng lên, các tủ sách pháp luật, các nội dung tuyên truyền pháp luật thường xuyên và phổ biến hơn đem đến cho đời sống văn hóa của người dân một tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa hành xử trong khuôn khổ pháp luật đóng góp vào sự thay đổi toàn diện trong việc xây dựng nông thôn mới.

Hiệu quả của chuẩn TCPL còn một phần thể hiện tinh thần tự nguyện tự giác, sẵn sàng đóng góp vật chất, góp một phần đất cho việc mở rộng đường giao thông nông thôn, các vụ việc vi phạm mục đích sử dụng đất ngoài xu hướng giảm còn theo đó là tinh thần tự giác khắc phục hậu quả, ý thức của bà con nhân dân trong đóng góp vào công việc chung của làng xã. Với việc phát huy hiệu quả của các nội dung chuẩn TCPL, bộ mặt nông thôn mới sẽ đảm bảo nhiều chuyển biến tích cực trong lối sống của người dân, góp phần xây dựng xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật và xây dựng chính quyền vững mạnh.

Tuy nhiên kết quả đạt được từ công tác xây dựng cấp xã chuẩn TCPL dường như vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phối hợp với các tiêu chí khác trong hệ thống Tiêu chí nông thôn mới. Giữa các tiêu chí về đảm bảo cơ sở vật chất với tiêu chỉ về đảm bảo TCPL. Vì vậy trong tổng thể chung mặc dù 23/28 xã đạt chuẩn TCPL nhưng chỉ có 3/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới cho thấy tiềm năng của tiêu chí xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL vẫn chưa được khai thác hết trong

tổng thể xây dựng nông thôn mới, điều đó đòi hỏi chính quyền địa phương cần tìm thêm nhiều giải pháp hơn nữa để sử dụng hiệu quả, đồng bộ các tiêu chí, phát huy tối đa vai trò của xây dựng xã chuẩn TCPL vào công cuộc thay đổi bộ mặt nông thôn của địa phương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)