Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 90)

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ của không chỉ ngành Tư pháp mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Đây là tiêu chí được các địa phương cấp xã hoàn thành với số điểm trung bình khá cao 17,21 (tương đương 86%), mức độ hoàn thiện chỉ sau Tiêu chí 1. Nhìn chung các đơn vị đều hoàn thành tốt. Các xã có điểm được đánh giá thấp nhất là Hữu Đô, Phúc Lai, Chân Mộng, Phương Trung cũng đạt điểm 16 cho thấy thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ tiêu cơ

bản cần thiết phải thực hiện. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được đánh giá triển khai theo 5 chỉ tiêu thành phần trong đó

Việc công khai các nội dung quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện quy chế dân chủ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã cụ thể hóa nhiều nội dung, công khai cho nhân dân biết thông qua đài phát thanh, tổ chức ho ̣p dân, niêm yết công khai tại tru ̣ sở UBND biết về những chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến nhân dân như: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán, quyết toán thu chi ngân sách hàng năm; phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các loại quỹ theo quy định những quy định về mức thuế, phí, lệ phí, các nghĩa vụ của công dân, các khoản huy động nhân dân đóng góp, kết quả bình xét hộ nghèo; công khai danh sách nguồn thanh niên sẵn sàng nhập ngũ, diện miễn hoãn, chế độ chính sách xã hội, người có công.

Những vấn đề nhân dân bàn và quyết định trực tiếp như: Huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi; xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa; quỹ khuyến học, quỹ vệ sinh môi trường, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ ngày vì người nghèo và các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư; thành lập Ban giám sát các công trình xây dựng do dân đóng góp; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường thôn, bình xét gia đình văn hóa, hộ nghèo...

Về những nội dung nhân dân được tham gia ý kiến: UBND các xã, thị trấn đã tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến tham gia của nhân dân trước khi đưa ra quyết định như: xây dựng Nghị quyết của HĐND, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND; việc xây dựng Hương ước, quy ước;

Những nội dung nhân dân giám sát, kiểm tra được thực hiện các hoạt động của cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế, các dự án đầu tư xây dựng, thực hiện an sinh xã hội thông qua tiếp xúc cử tri tham gia kỳ họp HĐND, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng. Các nội dung giám sát chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: dự toán, quyết toán ngân sách; giám sát xây dựng các công trình do dân đóng góp, quản lý và sử dụng đất đai; giám sát thu, chi ngân sách địa phương và các khoản đóng góp của dân, kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc liên quan đến tổ chức, công dân đều được UBND xã, phường, thị trấn công khai dân chủ nên đã hạn chế được các khiếu nại, thắc mắc trong nhân dân.

Tuy nhiên, cùng với kết quả đạt được, việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn trên địa bàn huyện vẫn còn những hạn chế do một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa làm hết vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chưa gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị. Công tác kiểm tra, đôn đốc chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao.

Với vai trò là thước đo đánh giá sự dân chủ ở các địa phương trên địa bàn huyện, việc thực hiện dân chủ tốt đồng nghĩa với việc người dân đã có những hiểu biết về pháp luật ở mức cụ thể. Tuy nhiên qua khảo sát, tác giả nhận thấy việc thực hiện quy chế về dân chủ ở địa phương còn mang tính hình thức. Các đánh giá của người dân về các nội dung thực hiện quy chế về dân chủ vẫn còn thiếu sự lạc quan nhất định khi chỉ 42% số người được hỏi cho rằng việc thực hiện quy chế dân chủ là hiệu quả ở các mức độ khác nhau, 8% số người được hỏi cho rằng quy chế dân chủ không thực sự hiệu quả và có đến 50% số người được hỏi không đánh giá vì không muốn hoặc không có dữ kiện để đánh giá.

Bảng 4.17. Đánh giá về hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở

Số lượt đánh giá (n)

Rất hiệu

quả Hiệu quả thường Bình Không hiệu quả Không trả lời

n % n % n % n % n %

90 0 0 6 7 31 35 8 9 45 50

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 88 - 90)