Các thiết chế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 68)

dựng cấp xã chuẩn TCPL pháp luật.

4.1.1.1. Các thiết chế thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quyền TCPL cho người dân

Vì là nhiệm vụ có liên quan đến nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực khác nhau nên xây dựng xã chuẩn TCPL là nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều cấp. Trên thực tế có rất nhiều thiết chế được pháp luật quy định nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin cho người dân như Tòa án, Viện kiểm sát, Luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý… Tuy nhiên trong giới hạn phạm vi của nội dung nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào các thiết chế được tổ chức và hoạt động ở cấp xã gồm những thiết chế được liệt kê cùng với khái quát về nhiệm vụ trong tổng thể xây dựng cấp xã chuẩn TCPL trong bảng sau.

Nhìn chung các thiết chế được pháp luật quy định ở cấp xã đều có vai trò trong việc đảm bảo quyền TCPL cho người dân. Tuy nhiên các chức năng có sự phân bổ không đều, hầu hết nhiệm vụ đảm bảo quyền TCPL cho người dân ở cấp xã thuộc về nhiệm vụ của UBND. Vai trò của các thiết chế trên cũng bị giới hạn bởi hệ thống phân cấp của chính quyền địa phương.

Bảng 4.4. Các thiết chế ở cấp xã thực hiện nhiệm vụ xây dựng chuẩn TCPL

STT Tên thiết chế Chức năng thực hiện trong xây dựng cấp xã chuẩn TCPL

1 HĐND cấp xã

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện;

Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải theo quy định.

2 UBND cấp xã Thực hiện triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của cấp trên trên địa bàn Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã;

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở cơ sở; Giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính;

Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên;

Phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải theo quy định;

Trang bị các điều kiện vật chất theo quy định như Tủ sách pháp luật, hệ thống loa truyền thanh;

Công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

3 Công an xã, thị trấn

Bảo đảm An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

Thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

4 Ban hòa giải, Tổ hòa giải

Giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải “theo yêu cầu của các bên” trên tinh thần tự nguyện, tự thỏa thuận;

5 Các câu lạc bộ, Hội

Nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên;

Cùng tham gia giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn; 6 Trưởng thôn,

trưởng khu hành chính, tổ trưởng tổ dân phố.

Đôn đốc việc thực hiện các nội dung theo chỉ đạo, quyết định của chính quyền xã trên địa bàn được phân công;

Tham gia hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn khi có yên cầu.

Quan hệ giữa các thiết chế cũng có sự phối hợp với nhau trong một chỉnh thể thống nhất như Lãnh đạo xã, Công chức chuyên môn của xã thường là thành viên trong Ban hòa giải, trưởng thôn kiêm nhiệm làm tổ trưởng tổ hòa giải, các hòa giải viên có thể đồng thời là tuyên truyền viên pháp luật... Việc có sự phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các thiết chế đảm bảo quyền TCPL được đầy đủ, phổ biến và có chiều sâu.

Sơ đồ: 4.1. Các thiết chế thực hiện quyền TCPL cho người dân ở cấp xã

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2019) Mỗi thiết chế trong tổng thể nhiệm vụ bảo đảm quyền TCPL của người dân ở cấp xã đều gắn trực tiếp với nội dung hoạt động đặc thù có thể tham khảo tại Bảng 4.4. Các hoạt động này đa phần đều đem lại cách tiếp cận trực tiếp cho người dân về pháp luật. Tuy nhiên việc thực hiện có hiệu quả các thiết chế này hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều nội dung thực hiện còn hình thức, chưa đảm bảo chất lượng đáp ứng nhiệm vụ. Các hạn chế này tác giả sẽ tiến hành phân tích thể tại các phần nội dung sau trong luận văn.

4.1.1.2. Điều kiện tiếp cận các thiết chế TCPL của người dân

Việc tiếp cận thực sự của người dân đối với pháp luật và các thiết chế là rất quan trọng trong việc xây dựng một xã hội pháp quyền. Nếu như người dân không mong muốn hoặc không có khả năng tiếp cận pháp luật thì khó có thể nói rằng bộ máy pháp luật đang vận hành tốt.

Bảng 4.5. Đánh giá mức độ phổ biến của các nhiệm vụ đảm bảo quyền TCPL của người dân

Nội dung Thường xuyên Đã từng Chưa từng N= (%) CC N= (%) CC N= (%) CC Tham dự hội nghị TTPBGDPL 22 24.4 41 45.6 27 30.0 Sử dụng tủ sách PL 12 13.3 33 36.7 45 50.0

Nghe Tuyên truyền pháp luật quan loa

truyền thanh 43 47.8 28 31.1 19 21.1

Được cấp phát tài liệu sách, báo, tờ

gấp tuyên truyền PL 9 10.0 26 28.9 55 61.1

Thực hiện TTHC 49 54.4 41 45.6 0 0.0

Được hướng dẫn thực hiện TTHC, tạo

lập hợp đồng, di chúc 3 3.3 13 14.4 74 82.2

Được tiến hành hòa giải 1 1.1 5 5.6 84 93.3

Được tiếp xúc cử tri 6 6.7 31 34.4 53 58.9

Lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL 0 0.0 8 8.9 82 91.1 Yêu cầu chính quyền cung cấp thông

tin 0 0.0 14 15.6 76 84.4

Tham gia ban thanh tra nhân dân 0 0.0 3 3.3 87 96.7 Yêu cầu giải quyết khiếu nại tố cáo 0 0.0 2 2.2 88 97.8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Đối với các thiết chế như đã trình bày ở trên, mỗi thiết chế đều thực hiện các nhiệm vụ đặc thù nhằm cung cấp cho người dân các điều kiện về tiếp cận pháp luật. Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 90 người dân được hỏi ngẫu nhiên ở các địa bàn được lựa chọn nhằm đánh giá mức độ phổ biến cũng như các thiết chế trên thực tế trong đó bao gồm các hành vi tiếp cận như tham dự, sử dụng, áp dụng,.. với ba mức độ đánh giá khác nhau từ chưa từng thực hiện, thực hiện 01 hoặc giới hạn, thực hiện thường xuyên.

Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tiếp cận của người dân đối với thông tin pháp luật và các thiết chế pháp luật là không đồng đều và phụ thuộc vào tần suất thực hiện của thiết chế và nhu cầu phát sinh trên thực tế của người dân. Trong đó việc thực hiện TTHC là nội dung được thực hiện thường xuyên nhất với 100% người được khảo sát đã từng thực hiện trong đó 54,4% người dân cho rằng mình

thường xuyên thực hiện đăng ký TTHC; 78% số người được hỏi đã từng TCPL qua hệ thống loa truyền thanh trong đó 43% số người được hỏi trả lời rằng việc này diễn ra thường xuyên; có 69% số người được hỏi đã từng tham gia ít nhất một hội nghị về tuyên truyền pháp luật; 50% số người được hỏi đã từng sử dụng tủ sách pháp luật ít nhất 1 lần tuy nhiên chỉ có 13% số người được hỏi sử dụng đến lần thứ hai; 41% số người được hỏi đã từng được tiếp xúc cử tri; 39% số người được hỏi cho rằng đã từng tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri. Cho thấy việc người dân TCPL thông qua các thiết chế ở cấp xã chủ yếu qua bằng các hình thức như thực hiện thủ tục hành chính, tham dự hội nghị tuyên truyền, qua loa truyền thanh. Các hình thức TCPL thông qua tủ sách pháp luật, thông qua tài liệu sách báo tuy có mức độ phổ biến tương đối cao nhưng mức độ thường xuyên lại thấp cho thấy mức độ ưa chuộng của người dân đối với hình thức TCPL này là không cao.

Ngược lại, một số hình thức như “yêu cầu giải quyết khiếu nại tố cáo”, “yêu cầu cung cấp thông tin”, “lấy ý kiến về dự thảo văn bản QPPL” có mức độ phổ biến khá thấp thể hiện tần suất thực hiện, nhu cầu hạn chế cũng như sự thụ động trong TCPL của người dân. Hòa giải cũng là hình thức xuất hiện ở tần suất thấp với khoảng 7% số người được phỏng vấn đã từng yêu cầu được hòa giải ở cơ sở, tuy nhiên thực tế số lượng các vụ hòa giải qua các năm có xu hướng tăng.

Xét về mức độ TCPL giữa các khu vực được khảo sát, tác giả nhận thấy người dân sinh sống ở khu vực thị trấn có tần suất TCPL nhiều hơn các xã còn lại do các điều kiện về kinh tế cũng như xã hội phát triển hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 68)