Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 55)

3.1.2.1. Đặc điểm xã hội

a) Dân số, dân tộc

Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ (2019) đến tháng 12 năm 2018, dân số vùng là 110.500 người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,28%, tỉ lệ chêch lệch giới tính 116 bé trai/100 bé gái. Mật độ dân số trung bình 356 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung ở các thị trấn, các xã vùng đồng bằng, trong khi đó các xã vùng cao có mật độ dân số tương đối thấp. Đoan Hùng có nhiều dân tộc chung sống đan xen nhau tuy nhiên chủ yếu là người Kinh, người Cao Lan không chiếm dưới 2,5%, còn lại là chiến tỉ lệ không đáng kể, thường là chuyển từ nơi khác đến. (UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

b) Giáo dục

Toàn huyện có 4 trường THPT với 112 lớp học, 56 trường THCS và tiểu học với 549 lớp học, có 29 nhà mẫu giáo với 144 lớp học. Tổng số giáo viên các cấp học là 1.582 người, trong đó THPT là 116 người, THCS là 640 người, tiểu học là 548 người, và 278 giáo viên dạy trẻ mầm non. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 61/88 trường, tỷ lệ đạt 69,3%. Tỷ lệ giáo viên trong biên chế có trình độ đạt trên chuẩn đối với giáo dục mầm non là 63,2 %; đối với giáo dục tiểu học là 89,4%; đối với THCS là 80,08 %.

Đến nay huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ. Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục bước đầu đã có kết quả, phong trào toàn dân chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được chú ý. Tỷ lệ học sinh THCS được xét công nhận tốt nghiệp đạt 99,5%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,17%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng giáo dục giữa các cấp không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất trên địa bàn còn hạn hẹp; đội ngũ giáo viên biên chế còn thiếu đặc biệt là giáo viên văn hóa tiểu học. Việc thực hiện đề án dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2012-2020 gặp nhiều khó khăn do không đủ giáo viên (UBND huyện Đoan Hùng, 2019).

c) Văn hóa, thông tin

Hiện nay, toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có đài phát thanh và được phủ sóng truyền hình. Hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt. Phong trào văn nghệ quần chúng không ngừng phát triển với nhiều loại hình phong phú, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật.

Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã đầu tư nâng cấp nhiều hạng mục góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên

truyền trực quan. Trong năm 2018, Đài Truyền thanh của huyện đã sản xuất được 156 chương trình phát thanh, 330 tin bài đăng trên trang thông tin điện tử, gửi 250 tin bài cho các cơ quan, đài báo của tỉnh, tham gia liên hoan phát thanh triền hình của huyện đạt giải cao.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và được đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia. UBND huyện đã hướng dẫn, bổ sung, phê duyệt hương ước, quy ước cho 54 khu dân cư. Tỷ lệ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa vẫn được được duy trì và phát triển. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 86%, khu dân cư văn hóa đạt 82%; cơ quan, đơn vị văn hóa đạt 91%.

Tuy nhiên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chưa thực sự đồng đều giữa các địa phương; chất lượng hoạt động đài truyền thanh một số xã còn hạn chế; công tác tuyên truyền trực quan ở một số đơn vị, địa phương còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu. (UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

d) Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe

Trong năm 2018, công tác y tế dự phòng trên địa bàn huyện Đoan Hùng được đẩy mạnh triển khai, thực hiện đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch chủ động. Các chương trình quốc gia về y tế đều đạt và vượt kế hoạch, duy trì tiêm chủng ở 28/28 xã, thị trấn; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng là 97,7%, tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng được kiểm soát dưới 13,5%.

Công tác quản lý nhà nước về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chú trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ được tăng cường về cả số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của người dân, tổng số lượt khám chữa bệnh là 307.319 lượt người gồm 56.229 lượt điều trị nội trú trong đó Trung tâm y tế huyện Đoan Hùng tiếp nhận 116.363 lượt người, 28 trạm y tế đặt tại các xã, thị trấn tiếp nhận 56.484 lượt người và bệnh viện Đa khoa Hùng Vương tiếp nhận 134.472 lượt người. Các cơ sở y tế đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới phục vụ chuẩn đoán, điều trị, triển khai khám, lập hồ sơ sức khỏe cho đối tượng người cao tuổi trên địa bàn huyện; Hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 10 trạm y tế đạt chuẩn theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về Y tế nâng tổng số trạm y tế đạt chuẩn lên 18/28 trạm đạt tỷ lệ 64%. (UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

Đến năm 2018, tổng số lao động thuộc vùng có 67.000 lao động, chiếm 61% tổng dân số trong đó tỉ lệ lao động đã qua đào tạo hoặc truyền nghề đạt 37,7%. Trong đó, chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp 40.300 người chiếm 75,2%, lao động phi nông nghiệp 13.500 người , chiếm 24,8%. Năm 2018, số lao động có việc làm mới là 1.215 người, 227 lao động xuất khẩu đi các nước trong khu vực. đào tạo nghề cho 1.095 lao động, số lao động có việc làm mới tăng thêm là 1.215 người.

Công tác đảm bảo chế độ chính sách cho người có công được thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng. Huyện đã tổ chức chúc tết và thăm hỏi những gia đình có công với cách mạng, những gia đình thuộc đối tượng chính sách trong các ngày lễ lớn của dân tộc, ngày thương bình liệt sĩ với 5.347 xuất quà tết trị giá 942.145 nghìn đồng, 2.800 xuất quà nhân ngày 27/7 trị giá 875.400 nghìn đồng thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 466 hộ với số tiền 14,5 tỷ đồng.

Chương trình giảm nghèo bền vững được tiếp cận theo hướng hỗ trợ chăm lo trực tiếp và toàn diện những nhu cầu cuộc sống của người nghèo thông qua thực hiện các dự án như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, vay vốn sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 5,58%, giảm 0,94%; cận nghèo là 5,81%, giảm 1,03% so với năm 2017. Hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở đối với hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 36 hộ với số tiền 900 triệu đồng. Hoạt động bảo trợ xã hội được thực hiện đầy đủ với 100% đối tượng được hưởng trợ cấp.

Các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được triển khai mở rộng. Trong năm 2018, tống số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 7.469 người (trong đó bảo hiểm tự nguyện là 7.022 người), 6.711 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 90.867 người tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 82,4% dân số. Công tác chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm giải quyết đầy đủ, kịp thời và đúng chế độ. (UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

f) An ninh và trật tự an toàn xã hội

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện tương đối ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, an

toàn xã hội trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác nắm tình hình, giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị của địa phương. Đã chủ động xây dựng, phát triển các đợt cao điểm tấn công, trấn áp, đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế, tham nhũng, môi trường. Tỷ lệ công tác điều tra, phá án đạt 91%. Củng cố, liên kết ráp ranh về an ninh trật tự. Lực lượng công an từ huyện đến cơ sở đã tổ chức 1.966 buổi tuần tra, canh gác với trên 10.183 lượt người tham dự, đảm bảo an ninh trật tự từ cơ sở. (UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế

Theo Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Đoan Hùng (UBND huyện Đoan Hùng, 2019) số liệu năm 2018 ở huyện Đoan Hùng:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,4%, trong đó: giá trị tăng thêm khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,5%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 9,8%; khu vực dịch vụ - thương mại tăng 8,0%;

- Thu ngân sách nhà nước đạt 90.900 triệu đồng; - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.426 tỷ đồng - Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực:

+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: 36,89% + Khu vực công nghiệp và xây dựng: 28,74% + Khu vực Dịch vụ: 34,37%

a) Ngành nông - lâm nghiệp

* Trồng trọt

Theo số liệu thống kê năm 2018, vùng có 11.547,1 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 38,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó

Đất trồng cây hàng năm : 5.347,6 ha Đất trồng cây lâu năm: 6.199,5 ha

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trong vùng có nhiều tiến bộ, đã tích cực áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân bón, thủy lợi, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường đưa các giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 46.200 tấn, diện tích gieo trồng cây lúa đạt 6.440,7 ha, sản lượng

thóc đạt 37.176,4 tấn; Diện tích ngô 1.654,9 ha, sản lượng đạt 9.023,6 tấn. Các loại rau màu khác có diện tích gieo trồng 976,2 ha, đạt sản lượng 14.200 tấn, đa dạng, phong phú và có sự luân phiên gieo trồng theo mùa vụ. Diện tích cây chè 2.960 ha, năng suất 155 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 46.000 tấn.

Chương trình phát triển cây bưởi đặc sản, bưởi Diễn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tổng diện tích bưởi trên địa bản huyện đạt 2.346,6 ha, trong đó diện tích bưởi cho thu hoạch là 1.400ha; sản lượng bưởi quả ước đạt 16.000 tấn (trong đó bưởi đặc sản khoảng 11.500 tấn). Giá trị sản phẩm thực tế đạt trên 260 tỷ đồng, huyện đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ triển khai việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm bưởi quả, mở các quầy giới thiệu sản phẩm trong địa bàn tỉnh; phối hợp với liên minh các hợp tác xã tỉnh Phú Thọ khảo sát, triển khai mô hình liên kết tiêu thụ, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch…(UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

* Chăn nuôi, thủy sản

Theo số liệu thống kê năm 2018, Đoan Hùng có khoảng 104.920 con gia súc trong đó ước tính tổng đàn lợn có khoảng 95.000 con, tổng đàn trâu khoảng 6.450 con, tổng đàn bò khoảng 4.800 con ngoài ra còn có nhiều loại gia súc nuôi khác như dê, cừu, hươu, nai…Tổng số đàn gia cầm có khoảng 1.350.000 con và đang có xu hướng tăng khá. Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 21.800 tấn. Đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp.

Nuôi trong thủy sản phát triển với hình thức nuôi thâm canh theo tổ hợp tác như nuôi cá lồng trên sông Lô. Năm 2018 có 72 hộ nuôi với 564 lồng với diện tích nuôi trồng đạt trên 500ha, sản lượng thủy sản ước đạt 2.800 tấn. Các loại cá nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao như rô phi đơn tính, lăng, diêu hồng, trắm cỏ…(UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

* Lâm nghiệp

Huyện Đoan Hùng có 12.990ha diện tích đất lâm nghiệp chiếm 53,23% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 12.196 ha chiếm hơn 90% diện tích đất lâm nghiệp của huyện, rừng phòng hộ và đặc dụng là 794ha. Năm 2018 tổng diện tích rừng trồng tập trung mới trên địa bàn huyện đạt 1.582 ha, trồng 65.600 cây phân tán. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 111.000m3.

Trên địa bàn huyện Đoan Hùng có hơn 143 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có xưởng mộc gia dụng là 25, đóng đồ gia dụng là 02 xưởng, sản xuất đũa là 03

xưởng và 113 xưởng xẻ. Nhìn chung các xưởng chế biến đều có công xuất nhỏ, máy móc công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra còn kém cạnh tranh trên thị trường, hoạt động chế biến không ổn định.(UBND huyện Đoan Hùng, 2019)

b) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2018 ước đạt 6.221,17 triệu đồng đánh giá phát triển chậm. Công nghiệp khai khoáng mới chỉ dừng lại ở mức khai thác nguyên liệu thô. Ngoài ra còn một số ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc, sửa chữa cơ khí nhỏ, chế biến nông sản đã được phát triển và mở rộng đến các xã. Sản xuất cơ khí bước đầu được hình thành trong lĩnh vực chế biến chè, gỗ...

Bảng 3.1. Sản lượng một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu của huyện Đoan Hùng

STT Sản phẩm công nghiệp chủ yếu Đơn vị tính Sản lượng trong năm 2017

1 Gạch tuynen Triệu viên 19,9

2 Đũa gỗ Triệu đôi 1.446

3 Gạch bê tông xi măng Triệu viên 19,94

4 Tấm lợp Triệu m2 1,7

5 Sản xuất giường, tủ, bàn ghế Tỷ đồng 135

6 Cát sỏi M3 108.422

7 Chè khô Tấn 5.179

8 Quần áo may sẵn Nghìn cái 14.344

9 Giày da Triệu đôi 5,53

10 Gỗ sẻ các loại M3 184.822

11 Dăm gỗ nguyên liệu giấy Tấn 117.328

12 Rượu các loại 1000 lít 1.322

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2019) Với sự hình thành và phát triển của cụm Công nghiệp Sóc Đăng và làng nghề Vân Du thành công góp phần phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong các khu dân cư. Một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dây chuyền chế biến những sản phẩm mới, chế biến sâu có giá trị tăng cao như gỗ ép thanh, đũa gỗ… nhưng do mới đầu tư, sản phầm tiêu thụ còn hạn chế nên các sản phẩm mới này vẫn cần phải tìm chỗ đứng trên thị trường.

c) Ngành thương mại và du lịch

Trong năm 2018, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển ước đạt 11.140 triệu đồng, một số tập đoàn bán lẻ đã mở chi nhánh tại Đoan Hùng, các cảng trên sông được duy trì hiệu quả; Tổng mức bán lẻ hành hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn huyện năm 2018 đạt 1.796,3 tỷ đồng. Tuy nhiên là nơi chuyển giao giữa đồng bằng và miền núi thì tiềm năng phát triển thương mại của vùng còn chưa tương xứng. Trong tương lai các loại hình này cần được phát triển nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn.

Hiện nay trên đại bàn huyện chưa có tiềm năng du lịch nào được khai thác đưa vào sử dụng vì vậy doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ đạt 160 triệu đồng. Trong thời gian tới nên kết hợp giữa du lịch cảnh quan trong vùng với du lịch sinh thái nhằm đóng góp cho phát triển nền kinh tế. (UBND huyện Đoan Hùng, 2019).

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a) Giao thông

Đoan Hùng có mạng lưới giao thông phát triển, toàn huyện có 2 đường tuyến đường quốc lộ 2 và quốc lộ 70 chạy qua các tuyến này cơ bản đã được dải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 55)