Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 92)

ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ.

4.2.1. Các quy định về đánh giá xã đạt chuẩn TCPL

Xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ đã được quy định trong Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và được tổ chức thí điểm ở 05 tỉnh, thành phố là Cà Mau, Điện Biên, Thái Bình, Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tổng kết và rút kinh nghiệm từ thực tiễn triển khai nhiệm vụ này tại 5 địa phương này, Bộ Tư pháp đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ban hành ngày 08/5/2017 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó triển khai đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong cả nước.

Trên cơ sở Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về ban hành quy định xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28 tháng 7 năm 2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tiến hành đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Đây cũng là cơ sở để chính quyền huyện Đoan Hùng căn cứ xây dựng kế hoạch, mục tiêu tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật. Huyện Đoan Hùng trong những năm qua đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu về tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu tăng cường

quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng nông thôn phát triển toàn diện, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là ở nông thôn, miền núi bằng các kế hoạch, chỉ đạo cụ thể về thực hiện các luật, bộ Luật cụ thể như Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật hòa giải ở cơ sở 2013...

Trước năm 2017, việc thực hiện các nội dung trên vẫn là các nội dung riêng rẽ, cho đến năm 2017, việc xây dựng và đánh giá xã đạt chuẩn TCPL được đưa vào thực hiện đã hình thành nên thước đo đánh giá hiệu quả các biện pháp tuyên truyền, giáo dục của nhà nước đối với quyền tiếp cận pháp luật của người dân, nhất là khi Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 và Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 ra đời.

Từ thực tiễn đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian qua cho thấy, đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, nhất là tại cơ sở trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, sau chưa đầy 3 năm triển khai, vì còn là lĩnh vực mới được xây dựng, vì vậy các chính sách của Nhà nước vẫn chưa được hoàn thiện, một số tiêu chí, chỉ tiêu có nội dung chung chung, định tính dẫn tới cách hiểu, cách vận dụng chưa thống nhất gây khó khăn cho việc chấm điểm, bên cạnh, một số tiêu chí chưa thực sự phù hợp, còn có khoảng cách so với nhu cầu điều kiện thực tế tại địa phương như.

Về điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL theo điểm b, khoản 1, Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định: “Tổng số điểm của các tiêu chí TCPL phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III” Nội dung này không phù hợp cho việc đánh giá, xếp loại cấp xã đạt chuẩn TCPL, đặc biệt là các xã khó khăn nhưng thuộc xã loại I, loại II thì bắt buộc phải đạt tổng điểm của các tiêu chí từ 80%, 90% trở lên, trong khi điều kiện TCPL tại địa phương chưa thể đáp ứng được yêu cầu tại các chỉ tiêu, tiêu chí chấm điểm. Theo quyết định 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 thì 28/28 xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng đều là các xã khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn trong đó có 4/8 xã loại 2 nhưng là xã đặc biệt khó khăn.

Cũng trong khoản 1, Điều 6 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL ban hành kèm theo Quyết định số 619/QĐ-TTg quy định tại điểm b: “Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.”. Nội dung này tổn tại một bất cập khi việc đánh giá cấp xã chuẩn TCPL là đánh giá các điều kiện TCPL của người dân và mức độ hoàn thiện các thiết chế pháp luật phục vụ mục tiêu TCPL của chính quyền cấp xã. Việc có cán bộ, công chức bị thi hành kỷ luật vì hành vi công vụ không trực tiếp phản ánh tình trạng TCPL của người dân cũng như không phản ánh đúng mức độ hoàn thiện của các thiết chế TCPL do chính quyền cấp xã xây dựng. Tuy nhiên nó lại là một trong các điều kiện tiên quyết để công nhận cấp xã đạt chuẩn TCPL, vì vậy theo tác giả nhận định quy định này vẫn còn chưa phù hợp.

Ngoài ra một số quy định trong các tiêu chí TCPL còn chung chung, khó có số liệu kiểm chứng như tại chỉ tiêu 1 của Tiêu chí 1 “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ” trên thực tế từ 01/7/2016, khi luật ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực, theo Điều 30 của Luật này, sự phân cấp ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cấp huyện, cấp xã ban hành văn bản theo nội dung được luật giao là rất hạn chế. Theo đó, trên địa bàn huyện Đoan Hùng từ năm 2016 đến nay không có văn bản Quy phạm pháp luật nào do cấp huyện, cấp xã ban hành. Vì vậy quy định của chỉ tiêu 1, Tiêu chí 1 có thể không phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Tại nội dung của Mẫu 02-TCPL-II (Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP) phiếu lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng Về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính vẫn còn quá chung chung. Nội dung phiếu đơn giản chỉ gồm nội dung “hài lòng” hoặc “không hài lòng” đối với các nội dung về kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cách ứng xử, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm của công chức. Do đó việc lấy ý kiến đánh giá không có nhiều giá trị tham khảo để cải tiến chất lượng công việc. Bên cạnh đó do không quy định về thời gian và địa điểm lấy mẫu phiếu, vì vậy tác giả đặt ra câu hỏi vậy phải lấy mẫu phiếu đánh giá ở đâu và khi nào thì có thể đảm bảo sự khách quan của người dân nhất hơn cả.

Bảng 4.18. Phân loại cấp xã theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và loại đơn vị hành chính

Tên xã

Phân loại theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội (Quyết định số 0/2016/QĐ-TTg)

Phân loại theo loại đơn vị hành chính (Quyết định 964/QĐ-UBND)

Thị trấn Đoan Hùng xã khó khăn xã loại II Bằng Doãn xã đặc biệt khó khăn xã loại III

Bằng Luân xã khó khăn xã loại II

Ca Đình xã đặc biệt khó khăn xã loại III

Chân Mộng xã khó khăn xã loại III

Chí Đám xã khó khăn xã loại II

Đại Nghĩa xã đặc biệt khó khăn xã loại III Đông Khê xã đặc biệt khó khăn xã loại III Hùng Long xã đặc biệt khó khăn xã loại III Hùng Quan xã đặc biệt khó khăn xã loại III

Hữu Đô xã đặc biệt khó khăn xã loại III

Minh Lương xã đặc biệt khó khăn xã loại III Minh Phú xã đặc biệt khó khăn xã loại II

Minh Tiến xã khó khăn xã loại III

Nghinh Xuyên xã đặc biệt khó khăn xã loại II

Ngọc Quan xã khó khăn xã loại II

Phong Phú xã đặc biệt khó khăn xã loại III Phú Thứ xã đặc biệt khó khăn xã loại III Phúc Lai xã đặc biệt khó khăn xã loại III

Phương Trung xã khó khăn xã loại III

Quế Lâm xã đặc biệt khó khăn xã loại III

Sóc Đăng xã khó khăn xã loại III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tây Cốc xã đặc biệt khó khăn xã loại II

Tiêu Sơn xã khó khăn xã loại III

Vân Đồn xã đặc biệt khó khăn xã loại II

Vân Du xã khó khăn xã loại III

Vụ Quang xã đặc biệt khó khăn xã loại III Yên Kiện xã đặc biệt khó khăn xã loại III

Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 964/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh đó vẫn còn một số quy định về đánh giá còn chung chung chưa được quy định chi tiết trong các văn bản cho thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng cấp xã chuẩn TCPL. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về nội dung đánh giá cấp xã chuẩn TCPL; nghiên cứu các nội dung xây dựng cấp xã chuẩn TCPL một cách khách quan, hiệu quả đồng thời đổi mới quy trình đánh giá chi tiết, khách quan đảm bảo cho việc thụ hưởng các thiết chế TCPL được hiệu quả, thuận lợi đồng thời đảm bảo chất lượng đánh giá cấp xã chuẩn TCPL của các cơ quan có thẩm quyền.

4.2.2. Năng lực của công chức chuyên môn, báo cáo viên và hòa giải viên pháp luật cấp xã

Con người mà cụ thể ở đây là các cán bộ, công chức chuyên môn và những cá nhân được phân công thực hiện các nhiệm vụ trong xây dựng cấp xã chuẩn TCPL có thể nói là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của nhiệm vụ này. Để việc thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL trên địa bàn có hiệu quả thì một trong những nội dung quan trọng được quy định tại khoản 04, Điều 4 Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-TTg là công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ..Hiện nay, toàn huyện có 37 đồng chí Công chức Tư pháp trong đó cấp huyện 3 đồng chí, cấp xã 34 đồng chí, 24 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 210 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, 1.631 hòa giải viên. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của nhóm công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên và so sánh với đánh giá của người dân về hiệu quả của các nhóm này trong công việc để từ đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế phục vụ nghiên cứu của đề tài.

4.2.2.1. Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã

Đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn cấp xã mà đặc biệt là đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã không chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực của mình mà còn phải thực hiện các chức năng khác được pháp luật quy định như theo dõi, tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã về công tác hòa giải, phổ biến giáo dục pháp luật, kiểm soát văn bản, công tác tiếp dân, tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính... Để có thể đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ được giao đòi hỏi người công chức phải có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm giải quyết tình huống phong phú, có khả năng giao tiếp tốt, công tâm, trình độ tin học văn phòng và linh hoạt trong công việc.

Bảng 4.19.Tổng hợp rà soát công chức Tư pháp – Hộ tịch

Tổng số công chức

Độ tuổi Thời gian công tác Trình độ

Dưới 30 30- 40 40- 50 Trên 50 Dưới 05 năm Từ 05- 10 năm Trên 10 năm Trình độ chuyên môn Luật Khác Trên đại học Đại học Đẳng Cao Trung cấp Trên đại học Đại học Trung cấp 34 4 11 4 15 7 10 17 0 17 0 14 0 1 1

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2018) Hiện trên địa bàn huyện có 32/34 đồng chí có trình độ từ chuyên môn Luật từ trung cấp trở lên hầu hết các đồng chí đã được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn của công chức Tư pháp – Hộ tịch; có 6 đơn vị có 02 đồng chí Công chức Tư pháp – Hộ tịch bằng 21,4%; 50% số công chức Tư pháp đã công tác trên 10 năm với kinh nghiệm phong phú, vững vàng về chuyên môn; nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44% trong đó có nhiều đồng chí dự kiến sẽ nghỉ hưu trong một vài năm tới đòi hỏi trong thời gian tới cần thiết phải có sự bổ sung, kiện toàn lại đội ngũ công chức Tư pháp. Hàng năm phòng Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện đã tích cực tham mưu việc kiện toàn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã để phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Phòng Tư pháp cũng thường xuyên tổ chức tập huấn về các lĩnh vực chuyên môn của công tác tư pháp như: Công tác văn bản, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hộ tịch, trợ giúp pháp lý… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã. Ngoài ra còn tổ chức cho cán bộ tư pháp hộ tịch xã-phường tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Sở Tư pháp tỉnh tổ chức như: Luật Hộ tịch, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai… kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý về lĩnh vực đất đai cho cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã, phường, bổ sung các đầu sách pháp luật vào tủ sách pháp luật của các xã, phường để cán bộ tư pháp - hộ tịch vận dụng trong giải quyết công việc hằng ngày.

Về đánh giá chất lượng chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch có thể tham khảo nội dung đánh giá chung tại mục “4.1.2.1. Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ

khi thực hiện thủ tục hành chính”. Bên cạnh đó tác giả tiến hành phân tích thêm về điều kiện đào tạo tập huấn và đánh giá những khó khăn hạn chế trong quá trình thi hành công vụ của nhóm các công chức Tư pháp - Hộ tịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 92)