Hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)

Công tác hòa giải ở cơ sở bắt đầu được luật hóa và triển khai sâu rộng sau khi Luật Hòa giải ra đời năm 2013 (áp dụng ngày 01/01/2014). Sau 05 năm triển khai mô hình tổ hòa giải, ban hòa giải ở cấp xã, huyện Đoan Hùng đã có 276 tổ hòa giải với 1.631 hòa giải viên. Các hòa giải viên được lựa chọn từ những người có uy tín, có học thức, có mối quan hệ thắm thiết trong cộng đồng dân cư nhằm mục tiêu giúp các bên tranh chấp trên địa bàn giải quyết được mâu thuẫn trên tinh thần tự nguyện, tự thỏa thuận.

Bảng 4.15. Kết quả hoạt động hòa giải trên địa bàn huyện Đoan Hùng từ năm 2016-2018 Đơn vị tính: Vụ việc Năm Tổng số vụ việc Số vụ việc hòa giải thành

Số vụ việc hòa giải không thành Tỉ lệ

hòa giải thành (%) Tổng số Mâu thuẫn giữa các bên Hôn nhân và gia đình Vụ việc khác thuộc thẩm quyền 2016 374 212 162 28 106 28 56,68 2017 353 212 141 18 80 43 60,05 2018 356 274 82 11 65 6 76,96

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2016, 2017, 2018) Qua các năm, tỷ lệ hòa giải thành của các tổ hòa giải trên địa bàn ngày càng hiệu quả. Kết quả công tác hòa giải trên địa bàn huyện đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp về hoạt động hòa giải cơ sở đã có tác động tích cực đến các tầng lớp Nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giảm đáng kể những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, nhằm xây dựng tình làng, nghĩa xóm, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, củng cố và phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng khu dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên thi hành xây dựng chuẩn TCPL tại cấp xã thì một trong những nhận định, đánh giá về những tồn tại, hạn chế của công tác hòa giải ở cơ sở là trình

độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ hòa giải viên còn rất hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu.

Trình độ của lực lượng hòa giải viên nhìn chung còn hạn chế, số lượng hòa giải viên có trình độ chuyên môn luật chỉ chiếm 2% tổng số hòa giải viên trên địa bàn (38 người). Số lượng hòa giải viên được bồi dưỡng nghiệp vụ qua các năm không có sự biến động lớn năm 2016 là 636 lượt hòa giải viên, năm 2017 là 747 lượt và năm 2018 là 757 lượt.

Nhiều hòa giải viên ở khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu hòa giải theo kinh nghiệm sống, theo luật tục và gần như không biết vận dụng pháp luật để giải quyết các tình huống cụ thể. Hoạt động hòa giải ở cơ sở chủ yếu vẫn dựa trên uy tín, kinh nghiệm sống và kiến thức hiểu biết xã hội của hòa giải viên mà chưa dựa trên quy định của pháp luật. Một số trường hợp, do hòa giải viên không nắm vững các quy định của pháp luật nên vẫn tiến hành hòa giải những vụ việc không thuộc phạm vi hòa giải như hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý về mặt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật.

Hộp 4.2. Ý kiến về kinh phí bố trí cho hòa giải ở cơ sở

“Như trên địa bàn xã hàng năm thu ngân sách chỉ khoảng 70 triệu đồng, nguồn vốn ngân sách cấp trên phân bổ có giới hạn nên việc bố trí kinh phí cho công tác hòa giải là rất khó khăn, ngay cả ban hòa giải của UBND xã cũng không bố trí được kinh phí.”

“Tổ hòa giải ở cơ sở được cơ cấu 9 người nhưng chỉ có 4 người được hưởng phụ cấp công tác ở cơ sở (trong đó không có công tác hòa giải). Với 5 người còn lại trong tổ không được bố trí kinh phí mặc dù vẫn phải bỏ thời gian công sức, đi lại để tham gia hòa giải”

Ông Đinh Hải Lý – Công chức Tư pháp Hộ tịch xã Ngọc Quan, ngày 25/02/2019 tại UBND xã Ngọc Quan) Bên cạnh đó đối với Chỉ tiêu 3, Tiêu chí 4 về bố trí kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở thì 100% số xã trên địa bàn không đáp ứng đầy đủ tiêu chí này do dự toán ngân sách hàng năm không có kinh phí chi cho hòa giải ở cơ sở. Đây là khó khăn chung của chính quyền cấp xã.

Ngoài ra còn tồn tại một thực tế trong công tác hòa giải là áp lực trong một vụ việc hòa giải nhiều khi là rất lớn, khác với nội dung giải quyết tranh chấp ở tòa, giải quyết tranh chấp ở cơ sở phổ biến với các mâu thuẫn vụn vặt nhưng rất

dễ gây kích động đối với các bên trong tranh chấp. Tình huống trong một vụ hòa giải nhiều khi khác hẳn so với quy chuẩn một buổi hòa giải theo quy định.

Tất cả những tồn tại, hạn chế nêu trên đã trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả công tác hòa giải ở cơ sở tại các địa phương này, và ở khía cạnh nhất định đã gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động đánh giá cấp xã đạt chuẩn TCPL ở cơ sở.

Tuy vậy, để có cái nhìn khách quan nhất về xu hướng lựa chọn hòa giải để giải quyết tranh chấp của người dân, tác giả đã khảo sát theo mẫu. Kết quả cho thấy hầu hết người dân lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải vì chi phí thấp (thấp hơn so với theo đuổi kiện tụng tại tòa) chiếm 98%; thời gian giải quyết được rút gọn chiếm 88%; thủ tục đơn giản hơn 56%; có hiệu quả chắc chắn 56%; sự công minh, vô tư của người hòa giải chiếm 52%. Kết quả trên cho thấy xu hướng lựa chọn hình thức hòa giải của người dân liên quan nhiều đến yếu tố chi phí, và rút gọn thời gian xử lý. Tuy nhiên họ vẫn thể hiện sự không tin tưởng vào sự công minh, công bằng của các hòa giải viên, đồng thời họ cũng không tin vào hệ quả pháp lý và sự tuân thủ bắt buộc của kết quả hòa giải thành. Điều này là một phần nguyên nhân dẫn đến việc nhiều trường hợp tuy đã hòa giải thành nhưng sau đó vẫn tiếp tục tiến hành khởi kiện tại tòa do những thỏa thuận đạt được trong hòa giải không có giá trị pháp lý.

Bảng 4.16. Khảo sát lựa chọn của người dân giữa hòa giải với khởi kiện nếu có tranh chấp

Số lượt phỏng vấn

(n)

Chi phí

thấp hơn nhanh hơn Thời gian

Thủ tục đơn giản hơn Tính tuân thủ bắt buộc

Hòa giải viên vô tư và công

bằng

n % n % n % n % n %

90 88 98 79 88 50 56 50 56 46 52

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)