Sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 108)

Nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn TCPL là nhiệm vụ được giao cho cả hệ thống chính trị trong đó ngành Tư pháp đóng vai trò chính. Thông tư 07/2017/TT-BTP quy định Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện. Sở Tư pháp, phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, Sở Tư pháp, phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Như vậy trong công tác xây dựng cấp xã chuẩn TCPL, vai trò của ngành Tư pháp là chủ đạo trong việc xây dựng văn bản kế hoạch, theo dõi tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BTP việc đánh giá cấp xã chuẩn TCPL được giao cho Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, quy định Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phó Chủ tịch hội đồng là Trưởng phòng Tư pháp, ủy viên hội đồng là đại diện các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật như Công an huyện, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Ủy ban mặt trận Tổ quốc và một số tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện… cho thấy để xây dựng cấp xã chuẩn TCPL cần có sự tham gia và vào cuộc của rất nhiều ban ngành đoàn thể trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngoài vai trò chính của ngành Tư pháp, quy trình xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện còn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đặc thù khác như Thiết chế dân chủ ở cơ sở do của phòng Nội vụ/công chức được giao thực hiện thiết chế ở cơ sở; Quy trình giải quyết vụ việc hành chính thuộc các lĩnh vực như Tài nguyên môi trường, Văn hóa, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài chính, Công an, Quân sự… Về kinh phí và cơ sở vật chất cho thực hiện do phòng Tài chính – Kế hoạch, công chức Tài chính - Kế toán bảo đảm.

Bảng 4.23. Một số lĩnh vực chuyên môn quy định tham gia đánh giá xã Chuẩn TCPL STT Đơn vị cấp huyện /chức danh chuyên môn cấp xã Căn cứ

thực hiện Tài liệu kiểm chứng

1 Văn phòng/ Công chức văn phòng thống kê

Kế hoạch, văn bản chỉ đạo hướng dẫn

Báo cáo các số liệu cụ thể:

• Văn bản quy phạm pháp luật

• Sổ theo dõi tình hình giải quyết thủ tục hành chính.

• Kết quả thực hiện cung cấp thông tin

2 Công an huyện/Công an xã

Báo cáo, kế hoạch hàng năm

• Báo cáo kế hoạch đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội

• Báo cáo số liệu về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội

3

Văn phòng ủy ban/Công chức đầu mối theo dõi, tham mưu giải quyết khiếu nại tố cáo

Báo cáo, kế hoạch

• Số liệu, sổ theo dõi tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo

4

Văn phòng Ủy ban huyện/ Công chức được giao đầu mối tham mưu, theo dõi về công tác tiếp dân

Báo cáo, kế hoạch

• Sổ theo dõi tiếp nhận trả kết quả thủ tục hành chính

• Báo cáo giải quyết thủ tục hành chính

5

Văn phòng Ủy ban huyện/ Công chức được giao đầu mối tham mưu, theo dõi về công giải quyết thủ tục hành chính

• Báo cáo phản ánh kiến nghị của người dân về thủ tục hành chính.

• Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức cá nhân về giải quyết thủ tục hành chính

6 Phòng Tư pháp/ Công chức Tư pháp-Hộ tịch

Kế hoạch, Báo cáo tiếp cận thông tin, thực hiện dân chủ ở cơ sở, phổ biến văn bản chính sách mới

• Danh mục thông tin được công khai.

• Kết quả lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Kết quả phổ biến giáo dục pháp luật

• Kết quả hòa giải ở cơ sở

• Báo cáo khai thác tủ sách pháp luật

• Báo cáo xây dựng hội, câu lạc bộ pháp luật, hòa giải, phòng chống tội phạm

7 Phòng Văn hóa/ Công chức văn hóa - Xã hội

Báo cáo, văn bản về thiết chế thông tin văn hóa

• Kết quả, hiệu quả thiết chế văn hóa

8 Phòng Tài chính – Kế hoạch/Công chức Tài chính – Kế toán Văn bản phê duyệt kinh phí

• Báo cáo kết quả thống kê phê duyệt kinh phí

Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ (2018) Tuy vậy, hiện nay vấn đề tương tác giữa các phòng ban, công chức trong các lĩnh vực chuyên môn vẫn còn những hạn chế nhất định. Sự phụ thuộc vào nhiều nguồn thông tin trong việc đánh giá có thể dẫn đến các nguy cơ như tiến độ đánh giá bị kéo dài, quá nhiều thông tin để đánh giá khiến cho việc kiểm chứng số liệu khó khăn, công chức ở một vị trí phải đảm nhiệm cung cấp nhiều số liệu báo cáo có thể hoàn thiện báo cáo ở mức độ chung chung, hình thức kéo theo việc đánh giá xã chuẩn TCPL có thể thiếu khách quan. Theo tìm hiểu của tác giả thì hiện nay việc cung cấp thông tin giữa các chức danh và giữa các đơn vị là nhiệm vụ bắt buộc, tuy nhiên quy định cụ thể về nội dung thông tin giữa các vị trí còn chung chung, không quy định chi tiết về thời gian hoàn thiện, nhiều chỉ tiêu đánh giá có quy định tài liệu kiểm chứng còn mờ hồ dẫn tới nguy cơ sự phối hợp giữa các bộ phần thiếu sự đồng bộ, các thiết chế phát triển không có sự phối hợp bổ trợ cho nhau dẫn đến thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã chuẩn TCPL không đảm bảo hiệu quả.

Khảo sát về hiệu quả phối hợp giữa các chức danh trong, việc thu thập số liệu phục vụ đánh giá chuẩn TCPL của địa phương cho thấy 57% số cán bộ được hỏi cho rằng việc phối hợp là tốt, còn lại là đánh giá ở mức độ bình thường 43% và không có đánh giá ở mức độ không tốt cho thấy việc phối hợp vẫn còn có thể cải thiện hơn nữa giữa các chức danh trong tổng thể nhiệm vụ đánh giá xã chuẩn TCPL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 108)