Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 25 - 29)

Các nội dung của QLNN vềđất đai ởnước ta trên cơ sở quy định của Luật

Đất đai năm 2013 cụ thểnhư sau:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thống kê, kiểm kê đất đai.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

- Quản lý tài chính vềđất đai và giá đất.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật vềđất đai.

- Giải quyết tranh chấp vềđất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Quản lý hoạt động dịch vụ vềđất đai.

Tuy nhiên, các hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước tại địa phương về đất đai có các nhóm cơ bản sau:

2.1.4.1. Ban hành văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng đất đai

Văn bản dưới luật là văn bản do các cơ quan nhà nước ở địa phương có

được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây là

những văn bản không chỉ cung cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí mệnh lệnh của chính quyền địa phương đối với người sử dụng đất nhằm thực hiện các quy

định luật lệ của Nhà nước (Trịnh Thành Công, 2015).

Việc xây dựng văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước địa phương

về đất đai. Dựa trên việc ban hành các văn bản dưới luật này, chính quyền địa

phương buộc các đối tượng sử dụng đất phải thực hiện các quy định theo một khuôn khổ. Văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng đất biểu hiện quyền lực của chính quyền địa phương về đất đai, nhằm lập lại một trật tự pháp lý theo mục tiêu nhất định. Nhưng văn bản dưới luật về đất đai phải vừa thể hiện ý chí của

cơ quan ban hành, vừa thể hiện được nguyện vọng của đối tượng sử dụng đất

đai. Quản lý đất đai muốn đạt được hiệu quả cao thì các văn bản được ban hành cần phải đảm bảo thống nhất, minh bạch, rõ ràng và đồng bộ (Trịnh Thành Công, 2015).

2.1.4.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là chức năng vô

cùng quan trọng của Nhà nước hiện đại nhằm định hướng chiến lược phát triển toàn diện và phát triển bền vững cả kinh tế, chính trị, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Quy hoạch sử dụng đất là một dạng quy hoạch tổng thể, đó là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đúng mục đích, sử

dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và tiết kiệm. Quy hoạch sử dụng đất thường

được xây dựng cho thời gian 10 – 20 năm hoặc 30 năm (định kỳ quy hoạch), tùy thuộc tính chất của quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch sử dụng đất chi tiết hay tổng thể, quy hoạch vùng hay quy hoạch cho một đơn vị hành chính (Thân Văn

Nam, 2015).

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất cụ thể

hóa quy hoạch, tập trung những nguồn lực vào giải quyết có hiệu quả những vấn

đề của quy hoạch trong từng thời kỳ. Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm

khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch (Trịnh Thành Công, 2015). Theo Luật đất đai năm 2013, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập chi tiết đến từng năm.

2.1.4.3. Quản lý giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất

Tại điều 3, Luật Đất đai năm 2013 ghi:

“ Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối

tượng có nhu cầu sử dụng đất”.

“Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê

đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất”.

“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng

đất vi phạm pháp luật vềđất đai”

Chính quyền địa phương được quyền giao đất và cho phép chuyển mục đích sử

dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất phù hợp với thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương. Giao đất là công việc của chính quyền địa phương trao quyền sử

dụng đất bằng quyết định hành chính và bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Họ sẽlà người sử dụng, khai thác trực tiếp đất đai với nhiệm vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn sử dụng và thực hiện đầy đủcác nghĩa vụtài chính đối với cơ quan chức năng (Trịnh Thành Công, 2015).

2.1.4.4. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công tác hết sức quan trọng trong lĩnh vực đất

đai, là biện pháp giúp Nhà nước theo dõi tình hình sử dụng và biến động thường xuyên của đất đai. Là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với người sử dụng đất, tạo cơ

sở pháp lý để người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của

mình đối với Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác

định vào hồsơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện thường xuyên liên tục để có thể phản ánh kịp thời những biến động của đất đai (Phạm Tiến Phúc, 2012).

là công cụgiúp Nhà nước quản lý quỹđất của tất cả các cấp. Qua đó Nhà nước sẽ

có những chính sách, biện pháp nhằm quản lý đất đai một cách có hiệu quả và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Đối với người sử dụng đất

đây là công tác có ý nghĩa tới quyền lợi của họ. Đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý của người sử dụng đất, là

căn cứ cho các quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đối với đất đai mình đang

sử dụng (Phạm Tiến Phúc, 2012).

Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, những quy định mới về cấp

GCNQSDĐ đã được quy định rất rõ ràng tại các Nghịđịnh, Thông tư hướng dẫn về

việc cấp GCN.

2.1.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

Thanh tra đất đai nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng đất được tuân thủ theo đúng pháp luật. Quá trình thanh tra, kiểm tra ngoài việc phát hiện các sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài ra, cũng có thể phát hiện những điều bất hợp lý trong chủ

trương chính sách, pháp luật để có kiến nghị bổ sung chỉnh sửa kịp thời. Thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất, có thể khi có hoặc không có dấu hiệu vi phạm.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc các cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị của cá nhân, tập thể hoặc tổ chức trong trường hợp không chấp thuận quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước hoặc tố cáo những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất (Thân Văn Nam, 2015).

Trong quá trình sử dụng đất không tránh khỏi việc xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường như hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị lớn, tranh chấp đất

đai ngày càng phức tạp nếu không có cơ chế giải quyết sẽ mất ổn định kinh tế - xã hội. Lúc này, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại diễn ra tại địa phương. Khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ

sở luôn là biện pháp ưu tiên hàng đầu khi thực hiện công tác này (Trịnh Thành Công, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 25 - 29)