Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 53)

- Chỉ tiêu về vốn đầu tư, tăng trưởng, phát triển kinh tế

- Chỉ tiêu về diện tích, dân số, lao động, việc làm, thu nhập - Chỉ tiêu vềcơ sở hạ tầng.

3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm, cơ cấu đất đai

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu diện tích các loại đất.

3.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý đất đai

- Hệ thống các văn bản Pháp luật của huyện về quản lý đất đai.

- Công tác lập bản đồ: Sốlượng bản đồ/xã, số bản đồ theo tỷ lệ

- Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:

- Công tác giao đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất - Công tác quản lý tài chính, đấu giá QSD đất

- Thanh tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước vềđất đai.

3.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác quản lý Nhà nước vềđất đai

- Chỉ tiêu mức độ hiểu biết của người dân vềcác văn bản luật vềđất đai và giá đất bồi thường.

- Chỉ tiêu tổng hợp ý kiến của người dân về công tác thu hồi đất, bồi

thường, GPMB.

- Chỉ tiêu tổng hợp ý kiến của người dân về lập quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất của huyện.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. HIỆN TRẠNG PHÂN BỔ, SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT VÀ BỘ MÁY CÁN

BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀĐẤT ĐAI Ở HUYỆN GIA VIỄN

4.1.1. Hiện trạng phân bổ, sử dụng quỹđất của huyện Gia Viễn

Huyện Gia Viễn gồm 21 xã, thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.668,50 ha theo kết quả thống kê đất đai diện tích các loại đất tính đến ngày 31/12/2016 thể hiện ở bảng 4.1:

Bảng 4.1. Hiện trạng cơ cấu từng loại đất năm 2016 huyện Gia Viễn

THỨ TỰ LOẠI ĐẤT Tổng diện tích (ha) Cơ cấu diện tích loại đất (%) I Tổng diện tích 17.668,5 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12.309,2 69,67 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.411,4 47,61 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.756,6 43,90

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 654,8 3,71

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.132,4 17,73

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 753,5 4,26

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 11,9 0,07

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.759,0 26,93

2.1 Đất ở OCT 912,3 5,16

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 865,5 4,90

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 46,8 0,26

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.886,1 16,33

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 16,7 0,09

2.4 Đất cơ sởtín ngưỡng TIN 21,7 0,12 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 180,9 1,02

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 581,0 3,29

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 160,3 0,91

3 Đất chưa sử dụng CSD 600,2 3,40

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 310,1 1,76 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 74,7 0,42 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 215,4 1,22 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Gia Viễn (2016)

- Đất nông nghiệp

Có 12.309,2 ha đất nông nghiệp chiếm 69,67 % diện tích tự nhiên. Trong

đó đất sản xuất nông nghiệp là 8.411,4 ha chiếm 47,61 %, đất lâm nghiệp 3.132,4 ha chiếm 17,73 %, đất nuôi trồng thủy sản 753,5 ha chiếm 4,26%, đất nông nghiệp khác 11,90 ha chiếm 0,07 % tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất đang được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn huyện là 4.759 ha chiếm 26,93% tổng diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp trong thực tếcó xu hướng luôn tăng và chủ yếu dùng vào mục đích đất ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong đó:

+ Đất đô thị: Toàn huyện có một thị trấn (thị trấn Me), có 8 điểm dân cư theo

kiểu đô thị (Phố Mới, Phố Me, Thống Nhất, Tiến Yết, Tân Mỹ, Mỹ Trung, Mỹ Cát, MỹSơn). Thị trấn Me có tổng diện tích tự nhiên là 342,78 ha (chiếm 1,94% diện tích tự nhiên toàn huyện, có 5.342 nhân khẩu (chiếm 4,39% dân số toàn huyện), mật độ dân số 1.558 người/km2. Phần lớn diện tích thị trấn Me là đất nông nghiệp, thổ cư, thổvườn và một phần là đất rừng phòng hộ và đất đồi núi chưa

sử dụng. Đất thổ cư, thổvườn ở khu vực trung tâm thị trấn trải dài theo hướng

chính là Đông - Tây, chủ yếu chạy dọc theo các trục giao thông như đường tỉnh lộ 477 chạy qua địa bàn thị trấn và các trục giao thông lớn khác.

+ Đất khu dân cư nông thôn

Tại các khu dân cư nông thôn: Toàn huyện hiện có 20 xã với tổng diện tích

khu dân cư nông thôn là 865,50 ha. Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển,

các khu dân cư trên địa bàn huyện được hình thành với mật độ tập trung thành từng xóm, cụm dân cư ở ven các trục đường giao thông chính, các trung tâm kinh tế, văn hoá của các xã. Tại các điểm dân cư nông thôn: 100% số hộ được cấp

điện, đã cấp nước sinh hoạt cho một số điểm, còn lại chưa được cấp nước sinh hoạt, 70% đường trục chính được cứng hóa bằng bê tông xi măng hoặc nhựa,

chưa có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, bảo vệ môi trường, đã có cơ sở

phục vụ thông tin nhưng còn nhỏ bé, các công trình công cộng hầu như chưa được xây dựng, nhà ở dân cư ở mức độ thấp cả về diện tích và tiện nghi sử dụng.

+ Đất công trình công cộng như các công trình hành chính - sự nghiệp; giáo dục; văn hóa; tôn giáo công viên cây xanh - TDTT… chủ yếu chạy dọc theo trục giao thông như đường tỉnh lộ 477. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, để

xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện cần thiết phải xây dựng phát triển

đô thị, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện,

xử lý chất thải...), và các công trình phúc lợi công cộng khác ...

- Đất chưa sử dụng

Có 600,20 ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 3,40 % tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất bằng và đất đồi núi có khảnăng đưa vào sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới huyện cần có kế hoạch thực hiện để bảo vệđất khỏi xói mòn rửa trôi, thoái hóa, bạc màu và tăng cường cải tạo đất thêm diện tích sản xuất cho người dân.

Biểu đồ4.1 Cơ cấu các loại đất chính năm 2016 huyện Gia Viễn

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Gia Viễn (2016)

4.1.2. Hệ thống bộmáy cơ quan quản lý Nhà nước vềđất đai ở huyện Gia Viễn

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy

định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị

xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Căn cứ theo Thông tư liên

tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường- Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài

nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh.

69,67% 26,93 %

3,40%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện là UBND huyện Gia Viễn. Cơ quan

chuyên môn về quản lý đất đai huyện là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Viễn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản

lý nhà nước vềtài nguyên và môi trường gồm: đất nông nghiệp, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư

cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của SởTài nguyên và Môi trường.

Sơ đồ 4.1 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước vềđất đai của huyện Gia Viễn

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin thu thập (2017) Chú thích: Mối quan hệ chỉđạo

Mối quan hệ phối hợp

Thời gian qua, công tác kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ công

chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường đã được Huyện ủy, HĐND,

UBND huyện quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh và kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường chính thức có 08 đồng chí gồm: 01 đồng chí

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HĐND XÃ, THỊ TRẤN UBND XÃ, THỊ TRẤN CÁN BỘĐỊA CHÍNH XÃ, THỊ TRẤN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN

Trưởng phòng; 01 đồng chí Phó trưởng phòng; 02 công chức; 02 viên chức; 02 cán bộ hợp đồng. Trong 02 năm gần đây huyện Gia Viễn có bước phát triển mới nhiều công trình dự án lớn được triển khai, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

hàng trăm ha đất tại các cụm công nghiệp Gia Vân, Gia Phú; mở rộng khu công nghiệp Gián Khẩu tại xã Gia Tân, các dựán đấu giá QSD đất theo cơ chếđặc thù với diện tích lớn để tạo nguồn thu thực hiện dự án xây dựng khu trung tâm hành chính huyện Gia Viễn. Do khối lượng công việc rất nhiều, Phòng Tài nguyên và

Môi trường được tăng cường, trưng tập thêm 02 cán bộ có chuyên môn về quản lý đất đai. Như vậy, hiện nay phòng Tài nguyên và Môi trường có 10 cán bộ,

được bố trí 03 phòng làm việc với trang thiết bị tương đối đầy đủđảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức.

Năm 2007, Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Văn phòng đăng ký

quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên đến

tháng 4 năm 2017, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Viễn đã được sát nhập với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường tỉnh quản lý. Phòng Tài nguyên và Môi trường không còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sự nghiệp (dịch vụ công) tại đơn vị.

Đối cơ quan quản lý đất đai cấp xã do khối lượng công việc của cán bộ địa chính quá nhiều, trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế, một số xã cán bộ địa chính phải làm kiêm cả công việc nông nghiệp - xây dựng - giao thông - thủy lợi nên việc tham mưu cho UBND cấp xã trong vấn đề quản lý

nhà nước về đất đai chưa được đảm bảo. Năm 2015, UBND huyện đã tổ chức thi tuyển mỗi đơn vị cấp xã 01 công chức địa chính có trình độ chuyên môn

đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước vềđất đai. Hiện nay có 21 đồng chí cán bộ địa chính (mỗi xã, thị trấn 01 đồng chí), tất cả được trang bị phòng làm việc riêng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước vềđất đai đã được quan tâm đầu tư đúng mức; 100% xã, thị

trấn có tủ đựng tài liệu sổ sách, bản đồ; 100% cán bộ địa chính có máy vi tính; các phần mềm quản lý chuyên ngành được triển khai đến tận cấp xã, thị trấn, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, nhằm quản lý sử dụng đất chặt chẽvà khai thác tài nguyên đất của huyện có hiệu quảhơn.

4.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN

4.2.1. Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai thông qua các văn bản quy phạm pháp luật phạm pháp luật

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước vềđất đai, giải quyết tồn tại về đất đai, UBND huyện Gia Viễn đã ban hành Văn bản số 560/UBND-TNMT ngày 1/9/2016 về việc lập, xây dựng phương án giải quyết các tồn tại đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất; Văn bản số 674/UBND-VP ngày 5/10/2017 về việc tập trung giải quyết việc cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài ra, các nội dung khác về quản lý đất đai

UBND huyện đều có Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và báo cáo kết quảđịnh kỳ, đột xuất theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Ninh Bình như

công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, kết quảđấu giá QSD đất, tình hình thực hiện các dựán... và các văn bản chuyên môn khác.

Nhìn chung, việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước vềđất đai, các quy

trình thủ tục về đất đai, các Văn bản quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn thực hiện đều căn cứ, bám sát vào các Thông tư, Nghịđịnh cũng như các văn bản hướng dẫn do Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh ban

hành để thực hiện và đảm bảo nguyên tắc đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

* Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủđược triển khai trên địa bàn huyện

- Luật đất đai năm 2013;

- Nghịđịnh số43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số01/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (Hiệu lực 03/3/2017);

- Nghịđịnh số47/2014/NĐ-CP ngày 1/7/2014 quy định về Bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 1/7/2014 quy định về thu tiền thuê

đất, thuê mặt nước;

dụng đất;

- Nghịđịnh số44/2014/NĐ-CP ngày 1/7/2014 quy định vềgiá đất;

- Nghị định số102/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 quy định về xửa phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014 Quy định về khung

giá đất.

* Thực hiện các thông tư về quản lý đất đai và các thông tư liên

tịch của các Bộ ngành liên quan trong lĩnh vực quản lý đất đai. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồsơ địa chính; - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồđịa chính;

- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất;

- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ,

tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồsơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư 48/2017/TT-BTC quy định chế độ Tài chính trong hoạt động

đấu giá tài sản;

- Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đểgiao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho

thuê đất.

* Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đất đai của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 53)