Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Gia Viễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 83 - 88)

4.2.8.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Huyện ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng các ban ngành đoàn thể cũng như chính quyền cấp xã, lực lượng cán bộ địa chính: Công tác quản lý nhà

nước về đất đai trên đại bàn huyện có những thành tích đáng ghi nhận, Các

văn bản pháp luật về đất đai được thực hiện theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành. Trong những năm qua lực lượng cán bộ quản lý đất đai nói chung,

cán bộ địa chính nói riêng đã không ngừng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính ở cơ sở trên tất cả các nội dung quản lý nhà nước về đất đai như bản đồ, hồ sơ địa chính, thu hồi đất,

giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất... nhằm giúp công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn.

Về công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai, Ủy ban nhân dân huyện đã

triển khai công tác phổ biến Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn bằng nhiều hình thức khác nhau, cán bộ cấp huyện, cấp xã đều đã được phổ biến Luật đất đai và các văn bản

quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. Ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền lồng ghép phổ biến Luật đất đai cho các hộ gia đình cá nhân vào các buổi sinh hoạt tập thể tại các khu dân cư thôn xóm. Nhìn chung, công tác tuyên truyền pháp luật đất

đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộgia đình và cá nhân sử dụng đất.

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện chặt chẽhơn trước bước đầu đã kịp thời phục vụ cho sự phát triển của các ngành, phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

Công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được quan tâm, từng bước đưa vào sử dụng máy móc hiện đại và phần mềm MicroStion để biên tập bản đồ có độ chính xác cao, sử dụng phần mềm Gcadas phục vụ công tác thống kê, kiểm kê đất đai nên số liệu đã cơ bản thống nhất, có tính logic hợp lý.

Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và thực hiện nghiêm túc cơ

bản đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, đối tượng bị thu hồi đất. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất được tổ chức thực hiện thường

xuyên hơn trước và không manh nặng tính hình thức như trước đây, đã phát hiện

và ngăn chặn sớm các vụ vi phạm pháp luật vềđất đai; đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai cơ bản đã được giải quyết sớm, dứt điểm từng vụ việc, hạn chế

tình trạng khiếu kiện đông người và dai dẳng tạo lòng tin cho người sử dụng đất. Thông tin, số liệu địa chính được cập nhật chỉnh lý thường xuyên phù hợp với thực tếlàm cơ sở cho việc cug cấp thông tin dữ liệu địa chính ngày một tốt hơn.

Nhìn chung, Pháp luật đất đai đã đi vào thực tiễn cuộc sống, Luật đất đai năm 2013 tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn; công tác giao đất, thu hồi đất, nhất là đối với dự án có sử dụng đất

lúa, đất rừng được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; tình trạng dự án treo, chậm tiến độ cơ bản được khắc phục; quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch được đảm bảo; một số khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tiếp tục được tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất; việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai ngày càng được tăng cường, phát huy dân chủ; bộ máy quản lý từng bước được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

4.2.8.2. Những việc chưa làm được trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai huyện Gia Viễn

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Kế hoạch sử dụng đất hàng

năm cấp huyện được lập và phê duyệt muộn so với quy định, dẫn đến việc giao

đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch bị ảnh

hưởng. Có công trình dự án phát sinh còn chậm triển khai, gặp khó do chưa có

trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện vì chưa có quy định về việc điều chỉnh kế hoạch.

Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Việc áp dụng thực

hiện quy định vềđiều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục

đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai còn lúng túng.

Về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Công tác bồi

thường, giải phóng mặt bằng vẫn còn kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của các công trình, dự án; việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn xảy ra và phổ biến.

Về đăng ký, cấp giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

địa chính: Mặc dù đã đạt theo yêu cầu của UBND huỵện nhưng kết quả cấp Giấy

chứng nhận trên cơ sở bản đồđịa chính, trích đo địa chính có toạđộ còn chưa đạt. Kết quảđo đạc bản đồđịa chính, cấp giấy chứng nhận chưa kịp thời đưa vào cơ sở

dữ liệu đất đai để quản lý, vận hành và khai thác sử dụng. Mục tiêu xây dựng lấy một xã, thị trấn một mô hình cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh để làm mẫu cho cả

Một sốxã đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhưng hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin đất đai, do đó cơ sở dữ liệu không được vận hành khai thác sử dụng, dẫn tới cơ sở dữ liệu không được cập nhật biến động

thường xuyên dễ dẫn tới tình trạng cơ sở dữ liệu bị lỗi thời, không có giá trị sử

dụng.Việc lồng ghép giữa đo vẽ bản đồđịa chính với đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn hạn chế. Hệ thống hồsơ địa chính, cơ sở dữ

liệu địa chính việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa kịp thời theo quy định.

Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Việc báo cáo và công bố kết quả

thống kê đất đai hàng năm và kết quả kiểm kê đất đai định kỳ còn chậm so với kế

hoạch đề ra. Còn xảy ra tình trạng thống kê, kiểm kê chưa chính xác, độ tin cậy

chưa cao do căn chỉnh làm tròn ép số liệu cho cân bảng biểu mà không tìm hiểu nguồn gốc thực sự của việc sai lệch số liệu.

Về công tác định giá đất: Tại một số xã, việc triển khai công tác định giá

đất cụ thể theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 còn chậm; thời gian thực hiện việc xác định giá đất cụ thể trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa đáp ứng kịp yêu cầu về tiến độ để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính bồi

thường khi Nhà nước thu hồi đất; việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất còn phức tạp. Việc điều tra, khảo

sát giá đất phổ biến trên thị trường để phục vụ cho công tác xác định giá đất cụ

thể còn gặp khó khăn do người cung cấp thông tin về giá đất (người chuyển

nhượng hoặc người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) không ký vào Phiếu

điều tra để xác nhận thông tin vềgiá đất đã cung cấp.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất: Công tác

xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa sát với thực tế và yêu cầu quản lý nhà

nước về đất đai; các đoàn thanh tra, kiểm tra chậm triển khai theo kế hoạch đã được duyệt; việc ban hành kết luận thanh tra một số vụ việc còn chậm; một số trường hợp thanh tra không đúng đối tượng. Việc thanh tra hàng năm còn ít, mang

tính bịđộng theo các vụ việc mà báo chí, dư luận phản ánh; việc xử phạt vi phạm qua thanh tra còn rất ít. Hiệu quảthanh tra chưa cao do một số vụ việc thanh tra không phát hiện được vi phạm; nhiều trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng việc thực hiện kết luận thanh tra còn chậm; tỷ lệ thu hồi tiền, thu hồi

đất qua thanh tra còn thấp; việc phát hiện hành vi tham nhũng qua hoạt động thanh

4.2.8.3. Nguyên nhân những tồn tại về quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Gia Viễn

Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Nguyên nhân là do

vẫn còn thiếu các quy định để xử lý chuyển tiếp giữa Luật cũ và Luật mới về các

trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dựán đầu tư; dự án triển khai tại các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.

Về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Nguyên nhân gây

ra những tồn tại hạn chế là do việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết tạo việc làm mới, chuyển đổi nghềcho người có đất nông nghiệp bị thu hồi; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số xã chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm

tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm;

- Năng lực của một bộ phận đội ngũ cán bộ địa chính làm công tác bồi

thường, giải phóng mặt bằng còn hạn chế và thiếu chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm đặc biệt là cán bộở các xã miền núi, khó khăn như Gia Thịnh, Liên Sơn,

Gia Lạc, Gia Phong.

Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc về công tác đăng ký, cấp

giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính là do:

- Kinh phí đầu tư của xã và hỗ trợ của huyện, tỉnh cho thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận trong những năm qua còn hạn chế so với nhu cầu do nguồn thu từ đất trong những năm qua đều để xây dựng các công trình công cộng và ngân sách của huyện còn nhiều khó khăn;

- Việc đo đạc lập bản đồđịa chính còn chậm, nhiều địa phương tiến hành cập nhật chỉnh lý hồsơ địa chính còn yếu kém;

- Nhiều xã thị trấn đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, dẫn đến thay đổi cơ bản so với các giấy chứng nhận đã cấp nhưng chưa thực hiện đo đạc, chỉnh lý lại bản đồ địa chính, hồsơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận cho người dân. Trong những

năm tới phải tiến hành ngay việc đo đạc, chỉnh lý bản đồ, hồsơ địa chính đểđáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và thực hiện các quyền của người sử dụng đất;

Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Nguyên nhân báo cáo và công bố

kết quả còn chậm là do việc triển khai công tác này thường vào đúng thời điểm

trước và sau tết âm lịch nên triển khai chậm. Mặt khác, lại phải thực hiện rà soát,

điều chỉnh diện tích đo đạc bản đồđịa chính chính quy tại các đơn vị cấp xã nên mất nhiều thời gian để cập nhật, chỉnh lý biến động.

Riêng với công tác kiểm kê đất đai lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2014, do yêu cầu chất lượng, nội dung thực hiện có sựthay đổi so với kỳ kiểm kê

trước đây, đòi hỏi năng lực, chuyên môn cao của các đơn vị tham gia thực hiện. Ngoài ra, do chất lượng tài liệu, bản đồở một sốđịa phương để sử dụng cho công tác khoanh vẽ chưa đảm bảo, số lượng còn thiếu; nhân lực thực hiện cho công tác

này chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung, phương pháp thực hiện Thông tư

28/2014/TT-BTNMT;

Về công tác định giá đất: Nguyên nhân của tồn tại hạn chế là do Quy định

của pháp luật vềđất đai liên quan đến việc áp dụng các phương pháp định giá để xác định giá đất cụ thể trong một số trường hợp còn phức tạp, chưa phù hợp với

điều kiện thực tiễn của địa phương như thiếu thông tin giá đất thị trường, đội ngũ tư vấn định giá đất chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác định giá. Công tác chỉ đạo thực hiện tại một sốđịa phương chưa thực sự sát sao, quyết liệt.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất: Nguyên

nhân của tình trạng trên là do:

- Việc thu thập thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chưa được đơn vị quan tâm thực hiện, dẫn đến việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chậm;

- Tổ chức thanh tra thiếu ổn định, lực lượng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành còn quá mỏng, nhiều công việc đột xuất phát sinh.

- Việc phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra còn chưa phù hợp, chức

năng thanh tra chuyên ngành còn chồng chéo với các đơn vịkhác (như trả lời đơn thư, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tốcáo); quy định về

phạt tiền vi phạm mang tính hình thức khó thực hiện và kinh phí phục vụ cho các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoàn thanh tra, kiểm tra còn chưa kịp thời, khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 83 - 88)