Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 73 - 80)

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. UBND huyện đã chỉđạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã,

thị trấn tập trung giải quyết đảm bảo hoàn thành tiến độ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Từ kết quả khảo sát cho thấy đến nay cấp GCN QSD đất bình quân đạt 83,33%, xã Gia Thanh đạt tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSD đất cao nhất với 90%. Số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất nhiều nhất là xã Gia Lạc với 16,67%. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện là khá cao. Tỷ lệ

cấp giấy chứng nhận QSD đất của xã Gia Lạc thấp nhất trong các xã khảo sát do

trước đây đời sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, nằm trong vùng chiêm trũng, thường xuyên ngập lụt, người dân chưa quan tâm coi trọng đến việc

đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận QSD đất nhất là phần diện tích đất canh tác bãi bồi ngoài sông.

Bảng 4.8. Số hộđược cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ởđịa phương

Địa phương điều tra khảo sát Đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất Chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Xã Gia Thanh 27 90 3 10 Xã Gia Vân 26 86,67 4 13,33 Xã Gia Lạc 22 73,33 8 26,67 Bình quân 25 83,33 5 16,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Đánh giá về công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện: Một tín hiệu đáng mừng đó là 50% người dân đánh giá thủ tục cấp giấy đơn

giản, dễ dàng, nhanh chóng và một tỷ lệ khá cao đến 55,55% đánh giá cán bộ địa chính xã, thị trấn đã nhiệt tình, trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng nhận QSD đất cho nhân dân. Ngoài ra, số lượng người dân đánh giá thủ tục cấp giấy vẫn mất nhiều thời gian, phải đi lại nhiều (32,23%) và 27,79% đánh

giá cán bộ địa chính còn hướng dẫn nửa vời, chưa nhiệt tình và không hết trách nhiệm. Bên cạnh đó 17,77% người dân đánh giá thủ tục cấp giấy còn phức tạp và rườm rà, vẫn còn xảy ra tình trạng gây khó khăn cản trở của cán bộ địa chính đối với người dân khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận với tỷ lệ

16,66%. Trong thời gian tới cần phải tăng cường cải cách thủ tục hành chính,

đơn giản hóa thủ tục hồ sơ giấy tờ, kiểm tra giám sát nâng cao tinh thần thái

độ, trách nhiệm của cán bộ địa chính xã trong việc làm thủ tục cấp giấy

CNQSDĐ để chấm dứt tình trạng gây phiền hà, khó khăn, hướng dẫn nửa vời, giảm thời gian đợi chờ giải quyết và tránh việc phải đi lại nhiều cho người dân. Kết quả theo bảng dưới đây.

Bảng 4.9. Tổng hợp đánh giá của người dân về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TT Nội dung Sốlượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1 Đánh giá của người dân về thủ tục cấp giấy 90 100,00

- Đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng 45 50,00

- Phức tạp, nhiều thủ tục rườm rà 16 17,77

- Thời gian giải quyết chậm, phải đi lại nhiều 29 32,23

2 Đánh giá của người dân về cán bộđịa chính xã, thị trấn trong việc làm thủ tục cấp GCN

90 100,00

- Nhiệt tình, trách nhiệm 50 55,55

- Gây khó khăn, cản trở 15 16,66

- Hướng dẫn nửa vời 25 27,79

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Theo thống kê trên địa bàn huyện Gia Viễn các trường hợp tồn đọng tổng số 2270 trường hợp với diện tích khoảng 303.730 m2 chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu, trong đó:

- Có 569 trường hợp giao đất trái thẩm quyền với diện tích 67.320m2. - Có 500 trường hợp lấn chiếm đất với tổng diện tích 84.370m2

- Có 841 trường hợp đã có quyết định giao đất nhưng do nợ tiền sử dụng

đất, thiếu đất, thay đổi vị trí giao đất, thay đổi mặt bằng giao đất,… với diện tích 86.540m2.

- Có 77 trường hợp cấp sót, chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất do thời điểm đo đạc để cấp giấy chứng nhận QSD đất hộ gia đình đi vắng, do tranh chấp đất đai, do giấy chứng nhận viết sai nên chưa ký, … với diện tích 8.900m2.

- Còn 283/346 trường hợp với diện tích 56.600m2 của xã Gia Trung đã có

quyết định xử lý tại Quyết định số 2713/QĐ-UB ngày 29/12/2000 của UBND tỉnh Ninh Bình nhưng không thực hiện được do các hộ chưa nhất trí với quyết

định giải quyết…

Kết quả trong năm 2016 đã tiếp nhận 72 hồ sơ đề nghị cấp mới và giải quyết được 48 trường hợp đạt 66,66 %. Còn lại 24 trường hợp đã thẩm tra hồsơ,

Phòng Tài nguyên trả lại hồsơ cho công dân cùng UBND xã để bổ sung giấy tờ

Bảng 4.10. Thống kê, phân loại các trường hợp tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận lần đầu

STT Đơn vị hành chính

Tổng số các

trường hợp tồn

đọng

Phân loại theo các nguyên nhân Kết quả giải quyết

Đất giao trái thẩm quyền phù hợp với quy hoạch Đất lấn chiếm không phù hợp với quy hoạch Đã có quyết định giao đất nhưng do nợ tiền đất, thiếu đất, thay

đổi vị trí giao,

thay đổi mặt bằng, …

Các trường hợp cấp sót trong khu dân

cư ( Tranh

chấp, khi đo đạc các hộđi

vắng chưa kê

khai, sai tên, diện tích, … Có QĐ xử lý 06 năm 2000 nhưng chưa thực hiện hết 283/346 trường hợp do các hộ không nhất trí với quyết định xử lý Tổng số các trường hợp tồn đọng đã giải quyết Đã có quyết định giao đất nhưng do nợ tiền đất, thiếu đất, thay đổi vị trí giao, thay đổi mặt bằng, Các trường hợp cấp sót trong khu dân

cư ( Tranh

chấp, khi đo đạc các hộđi văng chưa kê

khai, sai tên, diện tích, … Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Số lượng Diện tích (m²) Toàn huyện 2270 303730 569 67320 500 84370 841 86540 77 8900 283 56600 48 5120 42 4250 6 870 1 Xã Gia Thanh 3 280 1 80 2 200 2 Xã Gia Xuân 251 24110 208 20800 11 110 32 3200 3 Xã Gia Trấn 184 5050 21 3150 160 1600 3 300 4 Xã Gia Tân 67 6700 56 5600 2 200 3 300 6 600 5 Xã Gia Lập 20 2200 14 1400 6 800 2 250 2 250 6 Xã Gia Vân 78 7950 2 150 68 6800 8 1000 7 Xã Gia Thắng 238 23800 238 23800 8 Xã Gia Tiến 328 81720 4 720 324 81000 9 Xã Gia Trung 333 66600 48 9600 2 400 283 56600 10 Xã Gia Phương 95 9500 4 400 4 400 87 8700 11 Xã Gia Phú 152 17970 16 1500 131 15720 5 750 2 320 2 320 12 Xã Gia Thịnh 48 6750 29 4350 2 150 17 2250 2 300 2 300 13 Xã Gia Vượng 6 850 5 750 1 100 14 Xã Gia Hòa 4 800 4 800 2 200 2 200 15 Xã Gia Hưng 29 4350 28 4200 1 150 16 Xã Gia Phong 65 8450 26 2600 39 5850 17 Xã Gia Minh 0 0 18 Xã Gia Sinh 4 550 1 100 3 450 19 Xã Gia Lạc 213 25560 54 6480 8 960 151 18120 30 3600 30 3600 20 Xã Liên Sơn 42 5040 32 3840 10 1200 21 Thị trấn Me 110 5500 21 1680 1 60 88 3760 10 450 10 450 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu có sẵn và thu thập (2017)

Để giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn tại chưa được cấp giấy chứng nhận lần đầu trên địa bàn huyện Gia Viễn. Dựa trên những nguyên nhân đã phân

loại ở bảng trên; dựa trên sự hiểu biết pháp luật, qua tìm tòi nắm bắt thông tin và kinh nghiệm công tác của tôi trong thời gian qua tại địa phương. Tác giả mạnh dạn đưa vào đề tài đề xuất phương án giải quyết các tồn tại nêu trên, cụ thể chi tiết như sau:

- Đối với trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền:

+ Nhóm thứ nhất: Các trường hợp xã giao đất không đúng thẩm quyền mà đã giao đất tại thực địa, người dân đã nhận đất: Đề nghị UBND các xã, TT lập phương

án xử lý theo biểu mẫu của phòng TNMT đã hướng dẫn. Căn cứ để xây dựng

phương án theo quy định của Luật đất đai 2013; Tại Khoản 1, 2 Điều 20; Điều 23 của Nghị định 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và điều 19 Nghị định 01/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ bổ sung khoản 6 vào điều 23 Nghịđịnh số 43/NĐ-CP và

Căn cứ vào thời điểm xã thu tiền và giao đất đểxác định người sử dụng đất có phải nộp thêm tiền sử dụng đất hay không.

+ Nhóm thứ hai: Các trường hợp xã báo cáo giao đất không đúng thẩm quyền, xã đã thu tiền giao đất nhưng chưa giao đất tại thực địa, người dân chưa nhận

đất: Những trường hợp này không được sửlý theo quy định của luật đất đai, số tiền

xã đã thu của các hộđược sử lý theo luật ngân sách.

Hướng tháo gỡ nội dung này như sau: Xã rà soát lại quy hoạch KHSD đất để lập hồ sơ xin giao đất theo quy định và người được giao đất phải nộp tiền sử dụng đất theo

quy định tại thời điểm giao đất. Khó khăn ở nội dung này đó là: Thứ nhất: Người

được giao đất phải đủđiều kiện theo quy định của luật đất đai đó là Có khẩu tại địa

phương, có nhu cầu đất làm nhà ởvà chưa được nhà nước giao đất lần đầu. Thứ hai

là người được giao đất không đồng ý với việc nộp tiền sử dụng đất theo quy định vì cho rằng họđã nộp tiền giao đất cho xã rồi…

- Đối với các trường hợp lấn chiếm đất đai: Đề nghị lập hồ sơ theo hướng dẫn của phòng TNMT đã hướng dẫn. Căn cứ để xử lý và lập phương án theo quy định của Luật đất đai 2013; Điều 22 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; Điều 18 Nghịđịnh 01/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 22 Nghịđịnh 43/NĐ-CP;

- Đối với các trường hợp đã có Quyết định giao đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận: Có 2 nhóm chính.

+ Nhóm thứ nhất: Các trường hợp đã được giao đất theo quyết định của cơ

quan có thẩm quyền nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, do xã chưa chứng minh

được việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước thì Đề nghị UBND các xã, thị

trấn rà soát, kiểm tra các Quyết định cụ thể, làm việc với Chi Cục thuế và Kho Bạc

Nhà nước huyện để xác nhận, sao lục giấy tờ chứng minh nghĩa vụtài chính làm căn

cứ lập hồsơ để cấp giấy chứng nhận QSD Đ lần đầu theo Quyết định số526/QĐ- UBND ngày 20/10/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc công bố danh mục và nội dung thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý, thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường; thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

+ Nhóm thứ hai: Các trường hợp đã được giao đất theo quyết định của cơ

quan có thẩm quyền nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, do xã đã thu tiền sử

dụng đất của hộdân nhưng chưa nộp vào kho bạc nhà nước theo quy định thì đề nghị

UBND xã bố trí nguồn để nộp vào ngân sách đểđược cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu theo quy định hoặc lập hồsơ đề nghị cấp giấy chứng nhận QSD đất có ghi nợ

tiền sử dụng đất. (Trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất trong giấy chứng nhận QSD đất

người dân xẽkhông đồng ý vì người dân đã nộp tiền sử dụng đất cho UBND xã) - Đối với trường hợp cấp sót, chưa được cấp do hộgia đình đi vắng, do tranh chấp đất đai… Đề nghị UBND xã tập trung giải quyết việc tranh chấp đất đai, xác định danh giới sử dụng đất của từng hộ với hộ liền kề sau đó UBND xã phối hợp với Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện để đo đạc hiện trạng dử dụng đất

và hướng dẫn các hộ lập đơn tựđăng ký kê khai sử dụng đất làm cơ sở lập hồsơ đề

nghị cấp giấy chứng nhận QSD đất theo Quyết định số 526/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình;

Trên cơ sở phương án đề nghị giải quyết các trường hợp giao không đúng

thẩm quyền của các xã, Thị trấn lập, phòng TNMT xẽtham mưu cho UBND huyện thành lập đoàn Liên ngành gồm TNMT, TC-KH, Thanh tra huyện, Chi cục thuế

huyện tiến hành thẩm định từng trường hợp cụ thể, các trường hợp tồn tại khác phòng TNMT thẩm định đểtham mưu cho UBND huyện cấp giấy chứng nhận QSD

đất theo quy định.

* Tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tình hình chuyển nhượng QSDĐ đất tại huyện Gia Viễn từ năm 2014

Bảng 4.11. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất huyện Gia Viễn giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: trường hợp

Tên xã, thị trấn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ

PTBQ (%) Thị Trấn Me 101 163 144 119,40 Gia Thanh 43 85 116 164,25 Gia Xuân 15 49 32 146,06 Gia Trấn 49 74 87 133,25 Gia Tân 92 131 131 119,33 Gia Lập 103 292 261 159,18 Gia Vân 52 60 74 119,29 Gia Thắng 24 17 21 93,54 Gia Tiến 34 61 21 78,59 Gia Trung 56 76 63 106,07 Gia Phương 16 23 62 196,85 Gia Sinh 153 158 133 93,24 Gia Lạc 61 63 54 94,09 Gia Phong 25 46 36 120,0 Gia Minh 27 44 26 98,13 Gia Thịnh 69 106 51 85,97 Gia Hòa 57 147 85 122,12 Liên Sơn 19 52 74 197,35 Gia Vượng 61 73 40 80,98 Gia Hưng 34 34 78 151,46 Gia Phú 71 126 96 116,28 Tổng cộng 1162 1880 1685 120,42

Nguồn: Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Gia Viễn (2016)

Qua bảng cho thấy số lượng người thực hiện quyền chuyển nhượng

QSDĐ đến đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn huyện Gia Viễn

tương đối lớn. Việc chuyển nhượng ở mỗi xã, thị trấn khác nhau có sự khác biệt qua các năm. Tại xã và thị trấn có công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển thì việc chuyển nhượng đất diễn ra sôi động hơn tại các xã thuần nông, xa trung tâm hành chính.

* Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:

Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, tuy nhiên việc dồn điền đổi thửa thực hiện chưa triệt để, một số xã đã tiến hành dồn điền đổi thửa xong nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý, việc chỉnh lý hồsơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa chưa được thực hiện. Hiện nay, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự

toán công trình hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu của 03 xã trên địa bàn huyện gồm: Xã Gia Hưng, xã Gia Trấn, xã Gia Tân.

Trong thời gian tới, Phòng Tài nguyên và Môi trường đang lập phương án đề

nghị UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét cho phép thực hiện hoàn thiện hệ thống hồsơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu của các xã còn lại trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 73 - 80)