Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 96)

Đểđảm bảo những định hướng trên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước vềđất đai cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp sau:

4.4.2.1. Nhóm giải pháp chung

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất bằng việc đổi mới phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng khả năng dự báo nhu cầu sử dụng đất, tăng cường kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất trong tất cả các khâu từ lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch.

- Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê

đất nhằm tạo sựbình đẳng trong sử dụng đất.

- Đảm bảo nguyên tắc giá đất phù hợp với cơ chế thị trường bằng việc tổ

chức cơ quan tham mưu xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập, đồng thời khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn định giá đất

độc lập.

- Giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội

được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất để giải phóng mặt bằng, tạo quỹđất sạch, sau đó đưa ra đấu giá chọn chủđầu

tư, không cho phép chủđầu tư tham gia vào quá trình này. Nguồn thu chênh lệch

giá đất trước và sau thu hồi sẽ thuộc vềNhà nước. Để thuận lợi cho việc tích tụ, tập trung đất cho quá trình sản xuất hàng hóa lớn, cần có quy định cụ thể về kéo dài thời gian giao đất và tăng mức hạn điền.

- Để tránh tình trạng sử dụng đất lãng phí, đầu cơ đất, cần sớm hoàn thiện và

đưa vào thực hiện chính sách thuế luỹ tiến đối với các dự án đầu tư chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc với những người sử dụng nhiều đất, nhiều nhà ở… Đối với các đơn vị thuộc sở hữu

nhà nước sẽcó chính sách đánh thuế, đấu giá nhằm buộc các cơ quan, đơn vị này phải sử dụng tiết kiệm. Đồng thời, rà soát lại và xử lý kịp thời, kiên quyết trường hợp nhà đầu tư đã được giao đất nhưng sử dụng sai mục đích, chậm đưa vào sử

dụng bằng các biện pháp như thu hồi và không đền bù vềđất, tài sản đã đầu tư.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đất đai,trong đó tập trung đổi mới trình tự, thủ tục ban hành các quyết định hành chính theo hướng

giảm tính độc đoán của người có thẩm quyền ban hành quyết định. Có quy định cụ thể về trách nhiệm giải trình đối với từng vị trí công tác trong bộ máy quản lý

đất đai.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin vềđất đai và tài

sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụđa mục tiêu, vừa nâng cao tính chính xác, sự nhanh gọn, tiện lợi, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho mọi đối tượng có nhu cầu, vừa góp phần chống tham nhũng

một cách hiệu quả.

- Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xửlý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai thông qua việc kiện toàn bộmáy và đội

ngũ những người làm công tác thanh tra, xét xử cả về năng lực lẫn đạo đức nghề

nghiệp, tăng tính trách nhiệm giảm thiểu tình trạng trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

4.4.2.2. Giải pháp cụ thể

Huyện Gia Viễn là địa phương đang trên đà phát triển mạnh công nghiệp và du lịch, đang trong quá trình xây dựng đô thị hóa vì vậy cần có những giải pháp cụ

thểnhư sau:

* Giải pháp tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN vềđất đai của huyện

Bất kỳ hoạt động nào, môi trường nào trong hoạt động quản lý đều do con

người tiến hành, để hoạt động QLNN vềđất đai được thực hiện theo đúng theo các

chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định, cần có những quan tâm đầu tư đối với tổ

chức của bộ máy quản lý đất đai của Nhà nước trên địa bàn huyện. Cần xác định đây là công tác đột phá đầu tiên nhằm tăng cường QLNN vềđất đai trong điều kiện nền KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cần hoàn thiện bộ máy, tổ chức và kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý đất

đai, địa chính từ huyện đến xã, thị trấn (bổ sung biên chế chính thức cho Phòng

Tài nguyên và Môi trường huyện).

- Quan tâm đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, sử dụng thành thạo máy vi tính; ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thực hiện việc luân chuyển cán bộ địa chính giữa các xã, thị trấn để

tránh tình trạng cục bộ, lợi ích nhóm, tạo điều kiện cho cán bộđịa chính phát huy hết năng lực, phẩm chất, không bị kìm hãm chi phối bởi mối quan hệ gia đình,

anh em họ hàng. Hoặc luân chuyển trong nội bộ xã (chuyển từ cán bộ địa chính

sang địa chính xây dựng, môi trường) để tăng hiệu suất công việc và không làm

ảnh hưởng đến công tác quản lý.

- Tăng cường trang bị các thiết bị quản lý hiện đại (sử dụng công nghệ tin học mới nhất), đảm bảo cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nhanh nhất. Nghiên cứu để thực hiện việc tiếp nhận đơn thư trên cổng thông tin

điện tử.

Đồng thời để giảm bớt sức ép từ khối lượng công việc lên bộ máy quản lý

nên đề xuất thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trường hợp thu hồi đất cũng như quản lý quỹ đất đã thu

hồi và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

* Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai; nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ, người dân trong việc quản lý, sử dụng đất

Nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật đất

đai nói riêng của một bộ phận không nhỏngười dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, giải pháp về nhận thức là vô cùng quan trọng.

- Cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức: hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, phát hành tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về quản lý, sử dụng đất đai;

phát huy vai trò của hệ thống đài truyền thanh 3 cấp của các xã thị trấn, tổ chức hoạt

động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng; thi tìm hiểu về pháp luật đất đai, tăng cường bài viết thời lượng phát sóng trên đài truyền hình địa phương để nhân rộng điển hình thực hiện tốt việc bảo vệ cải tạo sử dụng đất có hiệu quả, cũng như răn đe, xửlý các trường hợp vi phạm quản lý sử dụng đất đai trên nêu gương trên

các chuyên mục vềtài nguyên và môi trường, trên báo viết, báo hình, báo điện tử. - Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ

thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp luật

đất đai nói riêng từđó tác động tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn thể nhân dân.

- Cần tập trung chỉ đạo và có cơ chế hoạt động cụ thể để tăng cường chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp và thanh tra nhân dân trong việc tổ chức thực hiện công tác QLNN vềđất đai. Cấp ủy Đảng và chính quyền cần tạo điều kiện hơn nữa để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng và nhân dân giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

- Cần nâng cao nhận thức về quan hệ trách nhiệm giữa chủ thể quản lý, thay mặt Nhà nước thực hiện quyền đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, và đối

tượng quản lý là người SDĐ (theo pháp luật quy định).

* Đối với nhân dân, người sử dụng đất

Người SDĐ cần nhận thức đúng đắn đất đai là tài sản vô giá của quốc gia,

người SDĐ có trách nhiệm quản lý khai thác và sử dụng diện tích đất được giao

theo đúng diện tích, đúng mục đích sử dụng được giao, đảm bảo đất được sử

dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ tài nguyên đất và bảo vệ môi trường. Người SDĐ phải được sử dụng theo đúng quy hoạch được cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đất được sử dụng đúng cơ cấu SDĐ chung

của toàn xã. Người SDĐ phải tuân thủ đúng nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quản lý SDĐ đó là chỉ làm được những gì mà pháp luật cho phép, pháp luật

không quy định thì không được làm. Người SDĐ phải có trách nhiệm thực hiện

đầy đủ, đúng thời hạn các nghĩa vụtài chính và các nghĩa vụ khác trong SDĐ do Nhà nước quy định. Có trách nhiệm phát hiện và tham gia phối hợp, giúp đỡ các

cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý SDĐ.

* Tăng cường công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến; quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lượng thực, có tính đến

tác động của biến đổi khí hậu; công khai và tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không dừng lại ở phân bổ tài nguyên đất đai cho các chủ sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch mà còn là cơ sở để phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định, đồng thời thực hiện đầy đủcơ chế lấy ý kiến của nhân dân về việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập

khác có liên quan tới lợi ích của người dân đảm bảo thực sự công khai minh bạch, khắc phục tình trạng "lợi ích nhóm" trong các hoạt động quản lý, sử dụng đất.

- Tập trung ưu tiên đẩy mạnh phối hợp quy hoạch đất đai với quy hoạch xây dựng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Nhất là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị Gián Khẩu, xã Gia Trấn và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng như: quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị và nhà

ở, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ

với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai tại các xã khó khăn,

xã miền núi của huyện, hạn chế tối đa việc lấy vào đất chuyên trồng lúa.

*Một số giải pháp tăng cường khác gắn liền với nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai, cụ thể

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu áp dụng các cơ

chế tài chính điều tiết phần giá trị gia tăng của đất không phải do chủđầu tư mà do nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc do quy hoạch tạo nên để phục vụ mục

đích công; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp đểNhà nước kiểm soát được tất cả các hoạt động giao dịch đất đai nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hạn chế tối đa, tiến đến xóa bỏ tình trạng giao dịch “ngầm” vềđất đai; điều chỉnh các mức nghĩa vụtài chính trong đăng ký đất đai cho phù hợp, tiến tới xóa bỏ các phí không chính thức trong đăng ký đất đai.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính theo

hướng hiện đại UBND huyện Gia Viễn cần tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc lập bản đồ, hồ sơ địa chính, Hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ

liệu đất đai và hệ thống hồsơ địa chính cần đẩy nhanh tiếnđộ đo đạc bản đồ địa

chính mới đối với các xã chưa được tiến hành đo đạc lại sau khi dồn điền đổi thửa đểkhắc phục tình trạng “điền bất cập bạ”.

Đối với 03 xã đang đo đạc cần nhanh chóng hoàn thiện bản đồ, hồ sơ địa chính chính quy, đưa bản đồ địa chính vào khai thác sử dụng cả dạng bản đồ giấy và bản đồ số; Sau khi đo đạc xong đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đápứng nhu cầu của người sử dụng đất.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụcông tác điều

bản đồ giá đất, giám sát biến động tài nguyên đất đai lồng ghép với các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chếđịnh giá đất, phù hợp với thực tếđểlàm căn

cứ để tính thuế, phí, cho thuê, bồi thường thiệt hại. Tổ chức thực hiện theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất gắn với cơ sở dữ liệu đất đai. Công khai giá trị bất động sản đến từng đơn vị bất động sản trong hệ thống tính thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính có liên quan.

- Xây dựng nền hành chính thực sự công minh bạch, hiệu quảđảm bảo thực hiện tốt các hoạt động quản lý nhà nước và các dịch vụ công vềđất đai vừa thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp; quan tâm đến nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp vừa và nhỏ, người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương khác.

- Tổ chức tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề xã hội liên

quan đến đất đai; hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và khiếu nại vềđất đai theo hướng tăng cường đối thoại và pháp luật thừa nhận hòa giải tại cộng đồng, giải quyết dứt điểm các khiếu nại và tranh chấp về đất đai ngay từ cơ sở, thành lập các tổ hòa giải cơ sở và tổ chức đến tận nơi cư trú của người dân để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn không để xảy ra các điểm “nóng” và tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

- Đẩy mạnh xử lý sai phạm, đặc biệt là các sai phạm khiến tình trạng nhiều

khu đất để hoang, dự án treo kéo dài gây thiện hại, lãng phí nguồn đất và ngân

sách nhà nước. Xây dựng chính sách đối với người dân sau khi thu hồi dự án treo hoạch các quy hoạch chậm thực hiện, tạo niềm tin với người dân không bị hạn chế về quyền theo quy định của pháp luật.

- Chú trọng phát triển dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Không chỉ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹđất tham gia dịch vụ

công về đất đai mà cần khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 96)