Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 33)

Theo báo cáo kết quảcông tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụnăm

2017 của Tổng cục Quản lý đất đai, BộTài nguyên và Môi trường:

Luật đất đai mới năm 2013 được ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 nên việc quản lý đất đai của các địa phương trên cả nước tập trung triển khai thi hành các chính sách, pháp luật vềđất đai; Các địa phương đã ban hành hơn 450 văn bản cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. Các văn bản do địa phương ban

hành tập trung vào các lĩnh vực giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức sử dụng đất, điện tích tối thiểu được phép tách thửa; quy định về

trình tự thủ tục về giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Triển khai rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và

kế hoạch sử dụng đất (2016 - 2020) các cấp phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương. Có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương triển khai việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh và cấp huyện và lập kế

hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện.

Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản được các địa phương triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa,

đất có rừng đặc dụng, phòng hộđược kiểm soát chặt chẽ. Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã thực hiện giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 69 nghìn ha cho hơn 3 nghìn tổ chức và gần 2,5 nghìn hộ gia

đình, cá nhân để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho nhân dân. Việc thu hồi

đất, giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục được tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây; sàng lọc được các nhà đầu tư có năng

lực bảo đảm đưa đất vào sử dụng, không đểđất đai lãng phí bỏ hoang.

Triển khai nhiều giải pháp để hoàn thiện hồ sơ địa chính, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đến nay, cảnước cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, đạt trên 94,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp, trong đó riêng trong 11 tháng đầu năm 2015 cả nước đã cấp được hơn 0,20 triệu Giấy chứng nhận. Hệ thống hồsơ địa chính tiếp tục được hiện đại hóa, cảnước có đã có 107 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai nhiều địa phương đã thực hiện liên thông với hệ thống cơ quan thuế để phục vụđa mục tiêu (trong đó có 59 đơn vị cấp huyện đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp), có 9.027 đơn vị cấp xã xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa.

Triển khai kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm. Tiếp tục triển khai việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, giao đất, cho thuê

đất; cấp giấy chứng nhận, tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông

và Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất

đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân khác sử dụng.

Tiếp tục tháo gỡvướng mắc về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các địa phương, đặc biệt là bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự

án trọng điểm. Các địa phương đã và đang kiện toàn, thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất. Tăng cường cải cách hành chính trong quản lý đất đai; thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Nhìn chung trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các địa phương trên cả nước có chuyển biến rõ nét; đã hoàn thành tốt nhiệm vụ

xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đất đai tạo hành lang pháp lý đầy đủ giúp cho việc triển khai thi hành Luật có hiệu quảhơn. Đã theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thi hành Luật Đất đai, không để ách tắc gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân. Việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất

theo quy định của Luật Đất đai đã hạn chế được giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư không có năng lực, tránh được lãng phí trong việc sử dụng đất. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối

đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng

đất. Việc xây dựng bảng giá đất 05 năm đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đã được tăng cường về số lượng; điều chỉnh về đối tượng, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan

quản lý nhà nước về đất đai; coi trọng việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và công khai kết quả thực các kết luận thanh tra. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã có

giảm, chỉ có 45/1.214 vụ việc khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Thủ tục hành

chính trong lĩnh vực đất đai và chú trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực đất

đai. Cảở Trung ương và nhiều địa phương đã tập trung quyết liệt để xây dựng và công bố bộ thủ tục hành chính vềđất đai theo hướng cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính vềđất đai.

Tuy nhiên, một sốđịa phương, việc áp dụng thực hiện quy định về thu hồi

đất, điều kiện đểđược giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng

đất chưa thực sự thực hiện triệt để theo tinh thần tạo quỹđất sạch đểđấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Mặc dù đã đạt tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cơ bản hoàn thành nhưng kết quả cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở bản đồđịa chính, trích đo địa chính có tọa độ còn hạn chế. Sốlượng các cuộc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cấp còn ít; việc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan quản lý nhà nước vềđất đai tại các địa

phương chưa được tăng cường mạnh mẽ; việc xử lý vi phạm còn chậm, kéo dài, kết quả xử lý còn khiêm tốn so với sốlượng các vi phạm đã phát hiện; tính răn đe, ngăn chặn của công tác thanh tra, kiểm tra chưa cao. Việc rà soát, tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai và Trung tâm phát triển quỹđất theo quy định của Luật Đất

đai năm 2013 còn chậm. Một sốđịa phương chưa thật sát sao, quyết liệt trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 33)