Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 70 - 73)

Việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một chủtrương lớn của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai, nội dung này đã được quy

định cụ thể trong Nghịđịnh 64-CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Thực hiện các văn bản của Nhà nước và chỉđạo của Tỉnh, trong những năm qua

Uỷ ban nhân dân huyện Gia Viễn đã chỉ đạo, triển khai thực hiện việc giao đất nông nghiệp ổn định cho hộ nông dân và hầu hết các địa phương trong huyện các hộdân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, tính từ 1/7/2014 (Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành)

đến nay trên địa bàn huyện đã thực hiện 03 dự án cho hộgia đình cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế

với tổng diện tích 76.826 m2. Các dự án triển khai về cơ bản đảm bảo đúng trình

tự, thủ tục theo quy định, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp được gia hạn 50 năm.

Về giao đất, đấu giá QSD đất: UBND huyện Gia Viễn đã ban hành Quyết

định giao đất làm nhà ở cho 02 hộ gia đình cá nhân thuộc diện gia đình chính sách. Ngoài ra, các trường hợp giao đất làm nhà ở khác đều tiến hành bằng hình thức đấu giá QSD đất đảm bảo công bằng, công khai minh bạch.

Về thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án: Tại địa phương, công tác

bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện công khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là từ khi Luật Đất đai năm 2013, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có

đất bị thu hồi được đảm bảo, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

Tính từ năm khi Luật đất đai có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2014 đến 2017, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai thực hiện thực hiện thu hồi

đất bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án với tổng diện tích trên 138ha đất, với tổng số hộ có diện tích thu hồi là 2930 hộ. Bồi thường đất bằng tiền là 61.518,7 triệu đồng, không có trường hợp nào bồi thường bằng hình thức đất đổi

đất; Số tiền bồi thường hỗ trợ tài sản, vật kiến trúc gắn liền với đất là 7.159,6 triệu đồng. Khối lượng công việc, diện tích thu hồi trong năm 2016 là lớn nhất

107,14 ha do trong năm có các dự án khối lượng giải phóng mặt bằng lớn như dự

án xây dựng cụm công nghiệp Gia Vân (28,3 ha), cụm công nghiệp Gia Phú (50ha). Kết quả chi tiết ở bảng dưới đây.

Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Gia Viễn giai đoạn (2014-2017)

Năm Loại đất thu hồi

Số hộ có DT thu hồi (hộ)

Diện tích (ha) Bồi thường

Tổng Hộ gia đình, CN CQ, đơn vị NN Bằng tiền (triệu đồng) Tài sản gắn liền với đất (triệu đồng) Tổng cộng 2930 138,66 117,32 21,34 61518,7 7159,6 2014 Tổng 156 8,20 6,00 2,20 3.252,3 523,6 Đất nông nghiệp 156 7,15 6,00 1,15 Đất ở Đất phi NN không phải đất ở 0,30 0,30 Đất chưa sử dụng 0,75 0,75 2015 Tng 129 9,60 5,94 3,66 4.741,5 918,5 Đất nông nghiệp 129 7,78 5,94 1,84 Đất ở Đất phi NN không phải đất ở 1,34 1,34 Đất chưa sử dụng 0,48 0,48 2016 Tổng 2063 107,14 94,18 12,96 48.197,60 5.321,60 Đất nông nghiệp 2062 98,87 94,14 4,73 Đất ở 1 0,04 0,04 Đất phi NN không phải đất ở 6,84 6,84 Đất chưa sử dụng 1,39 1,39 2017 Tổng 582 13,72 11,20 2,52 5.327,3 395,9 Đất nông nghiệp 582 11,40 11,20 0,20 Đất ở Đất phi NN không phải đất ở 1,20 1,20 Đất chưa sử dụng 1,12 1,12

Qua khảo sát ý kiến của người dân về công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đại đa số người dân đánh giá tốt với tỷ lệ cao 87,77 % biết đến việc công khai minh bạch quy hoạch vị trí, tổng diện tích, các vấn đề liên quan

đến chủ đầu tư của khu vực bị thu hồi đất, GPMB. Số người dân biết việc niêm yết công khai phương án bồi thường, GPMB là 95,55% và 97,77% người dân cho biết thời gian niêm yết tối thiểu đủ 20 ngày. Có thể nói rằng về quy trình, trình tự

thủ tục việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện thực hiện khá tốt, mang tính công khai minh bạch cao. Kết quả theo bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ý kiến của người dân về công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng

STT Chỉ tiêu Sốlượng

(ý kiến) Tỷ lệ (%)

1

Công khai, minh bạch việc thu hồi đất (vị trí, diện tích, mục đích

sử dụng…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 79 87,77

Không 11 12,23

Tổng 90 100

2 Niêm yết công khai phương án

bồi thường, hỗ trợvà tái định cư

Có 86 95,55 Không 4 4,45 Tổng 90 100 3 Thời gian niêm yết ít nhất 20 ngày Có 88 97,77 Không 2 2,23 Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Trong thời gian tới, UBND huyện Gia Viễn tiến hành triển khai thu hồi

đất, bồi thường GPMB thực hiện các dự án lớn như: mở rộng Khu công nghiệp Gián Khẩu (50 ha), khu nhà ở công nhân (24ha) ở Gia Trấn; cụm công nghiệp Gia Thắng- Gia Tiến (100ha) tiếp tục thực hiện các dựán đấu giá QSD đất thuộc

cơ chếđặc thù tại xã Gia Trấn, Gia Lập, Gia Thịnh, Gia Vượng…

Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của huyện; các quy định về bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ

chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người bị

quyền sử dụng đất gặp phải một số khó khăn vướng mắc: Trình tự thủ tục phải tiến hành qua nhiều khâu, nhiều bước, khối lượng văn bản nhiều đôi khi ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đấu giá QSD đất.

Về quản lý quỹ đất đã thu hồi: Huyện Gia Viễn chưa thành lập Tổ chức phát

triển quỹ đất để thực hiện nhiệm vụ thu hồi đất, bồi thường GPMB và quản lý quỹ đất đã thu hồi. Việc thu hồi đất, bồi thường GPMB thường giao các Hội

đồng bồi thường GPMB và Tổ công tác giúp việc Hội đồng đối với từng dự án cụ

thể do UBND huyện thành lập.

Trong Hội đồng GPMB, mỗi cơ quan đơn vị có thành phần tham gia Hội

đồng đảm nhận những công việc khác nhau như: Việc thu hồi đất do Phòng Tài

nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã thực hiện; việc đo đạc kiểm đếm tài sản cây cối hoa màu, vật kiến trúc do phòng Kinh tế-Hạ

tầng đảm nhận, còn việc áp giá lên phương án đền bù do phòng TC-KH huyện chịu trách nhiệm. Hội đồng bồi thường GPMB có trách nhiệm thẩm định, kiểm

tra các phương án bồi thường, hỗ trợ người có đất thu hồi do UBND cấp xã hoặc Tổ công tác lập, tham mưu cho UBND huyện phê duyệt phương án và thực hiện chi trảtheo phương án được duyệt. Diện tích đất sau khi đã thu hồi mà chưa tiến hành giao, cho thuê thì giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý.

4.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồsơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 70 - 73)