Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 33 - 37)

2.2.2.1. Huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Theo tác giả Phạm Tiến Phúc (2012). Đông Triều là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm đầu mối giao thương với các tỉnh Hải

Dương, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Uống Bí và thành phố Hạ Long, với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ 18A, 18B, đường thuỷ nối liền các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và các tỉnh lân cận.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh:Về quy hoạch sử dụng đất: Huyện Đông Triều được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. Triển khai quy hoạch chung của huyện, đã tiến hành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang phát triển công nghiệp - dịch vụ; quy hoạch mở rộng cụm công nghiệp Kim Sơn; quy hoạch phát triển công nghiệp tại Bình Khê Tràng An; quy hoạch hai bên đường tránh thị trấn Đông Triều; quy hoạch xây dựng khu liên cơ quan, trung tâm bồi dưỡng chính trị; Quy hoạch nâng cấp đường các tuyến đường trọng điểm như: Đường Nguyễn Huệ, đường Mạo Khê - Bình Khê, đường An Sinh đi Lục Nam, đường vào khu Lăng mộ các vua Trần, đường từ NgọVân đi Yên Tử qua Tràng Lương…

Công tác xác định địa giới hành chính: Huyện đã xác định cụ thể mốc địa giới hành chính trên thực địa và xây dựng bản đồ địa giới hành chính cho 21 xã, thị trấn, tạo điều kiện cho các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ ranh giới, diện tích.

Công tác giao đất, thu hồi đất được huyện quan tâm, trú trọng. Trong những năm qua, huyện Đông Triều đã tiến hành giao đất dự án cho các đơn vị

triển khai thực hiện như: Dự án khu đô thị mới Mạo Khê, khu đô thị Kim Sơn,

Cụm công nghiệp Kim Sơn, Dự án nhà máy nhiệt điện Đông Triều... ; giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra huyện thu hồi

đất trong các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, đất thuộc khu xây dựng các dự án…

Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê được tiến

hành 5 năm một lần theo đúng quy định của Luật đất đai 2003. Về chất lượng số

liệu, chất lượng hồsơ và thời gian thực hiện luôn đạt yêu cầu. Nhìn chung, công tác quản lý đất đai trên các lĩnh vực liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất như

quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất…đều được đảm bảo thực hiện theo

quy định.

Tuy còn những mặt hạn chế nhưng công tác quản lý nhà nước về đất đai

của huyện Đông Triều đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Đểđạt được những thành công đó phải kểđến những quan điểm quản lý nhà nước vềđất đai

hợp lý của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:

Một là, quản lý nhà nước về đất đai đảm bảo kết hợp giữa quyền sở hữu

với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước;

Hai là, quản lý nhà nước về đất đai đảm bảo kết hợp với vấn đề bảo vệ

môi trường và các vấn đề xã hội;

Ba là, quản lý nhà nước vềđất đaiđảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.

2.2.2.2 Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Theo tác giả Thân Văn Nam, (2015). Những kết quả đạt được trong công tác QLNN vềđất đai huyện Việt Yên:

Thứ nhất, bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay của huyện không

ngừng được tăng cường và hoàn thiện. Lực lượng cán bộ chuyên môn phục vụ

công tác quản lý Nhà nước vềđất đai hiện nay tương đối đạt yêu cầu về QLNN.

Thứ hai, Các văn bản pháp quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời đó

tháo gỡđược nhiều vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất, bồi thường GPMB, xử lý cấp GCN quyền sử dụng đất.... Các hình thức tuyên truyền được sử

dụng đa dạng, dễ tiếp thu. Hàng năm, đó tổ chức tập huấn nghiệp vụ, phổ biến và giải đáp pháp luật cho hàng chục ngàn lượt người tham gia. Nhờ đẩy mạnh công

tác tuyên truyền nên các quy định của pháp luật dần được đưa vào cuộc sống, ý thức chấp hành pháp luật được nâng lên, hạn chế các vi phạm trong quản lý, sử

dụng đất.

Thứ ba, Công tác thống kê đất được thực hiện đều đặn, đầy đủ hàng năm

theo luật định. Số liệu được cập nhật hàng năm, phản ánh tình hình sử dụng đất và biến động quỹđất, phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội

trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, về công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Huyện Việt Yên

đã và đang không ngừng thực hiện các mục tiêu đề ra trong quy hoạch sử dụng

đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2010-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hoàn thành sớm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do tỉnh đề

ra ở cấp huyện và quy hoạch theo ngành, chương trình, dự án, quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, khu du lịch cũng đã được thực hiện tương đối đồng bộ.

Thứ năm, công tác giao đất, thu hồi đất. Huyện Việt Yên đã sớm hoàn

thành việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định theo nghịđịnh 64 NĐ/CP của Chính phủ. Hàng năm, thực hiện thu hồi đất, giao đất và

cho thuê đất với diện tích hàng ngàn ha sử dụng vào mục đích chuyên dùng, phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Thứ sáu, về công tác giải phóng mặt bằng Hàng năm, Tỉnh đã ban hành

bảng giá đất, là căn cứ cho huyện thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế

chuyền quyền sử dụng đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Việc quản lý các nguồn thu từ đất cũng được quan tâm, các khoản thu được đưa vào ngân sách,

huyện đã ban hành các quy định về tỷ lệ trích nộp ở các cấp cũng như chế độ chi tiêu nguồn kinh phí này.

Thứ bảy, Thanh tra đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử

lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Huyện thường xuyên làm tốt công tác

kiểm tra nhằm chấn chỉnh các tồn tại về quản lý đất đai. Phân loại đơn thư khiếu nại vềđất đai, trả lời kịp thời cho người dân và hướng dẫn về các thị trấn xã giải quyết theo thẩm quyền. Các vướng mắc về khiếu nại đất đai ở các xã, thị trấn trực tiếp về tham gia họp để giải quyết dứt điểm tại cơ sở.

Một số bài học từ công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Gia VIệt Yên, tỉnh Bắc Giang:

Thứ nhất: Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt

động quản lý đất đai được áp dụng trên địa bàn huyện;

Thứ hai: Xây dựng và chuẩn hoá hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính:

Thứ ba: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin về đất

đai, ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vềđất đai.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Gia Viễn trong quản lý Nhà nước vềđất đai

Từ thực tế những thành tựu đạt được của một số huyện như huyện Đông

Triều, tỉnh Quảng Ninh và huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho huyện Gia Viễn trong quá trình thực hiện công tác quản lý

nhà nước vềđất đai:

Một là, Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới đất đai cũng cần có

những thay đổi kịp thời, thống nhất và đồng bộ.

Hai là, Cần có sự quan tâm đúng mực đến công tác quản lý quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất đai.

Ba là, Sự ủng hộ của nhân dân nếu nhân dân, cùng đồng sức đồng lòng

với chính quyền và doanh nghiệp thì những dự án mới thành công. Phải tạo được sựđoàn kết, thống nhất trong Đảng, chính quyền và sựđồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Tất cả vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ động sáng tạo, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương của các cấp ủy và Nghị quyết HĐND trong lĩnh vực quản lý Nhà nước vềđất đai.

Bốn là, Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực trình độ cán bộ

quản lý, cán bộ chuyên môn. Tăng cường, quan tâm hơn nữa tới việc phổ biến cập nhật, tuyên truyền, giải thích cho các tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện

đúng các quy định về pháp luật đất đai.

Năm là, Quản lý quỹ đất chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm đúng mục đích gắn

liền với việc bảo vệmôi trường. Cần đánh giá đúng mức độ tác động đối với các

lĩnh vực sản xuất và tránh gây tâm trạng hoang mang cho nhân dân.

Sáu là, Quan tâm đến đầu tư kinh phí phát triển, tái đầu tư đất đai hơn nữa

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 33 - 37)