Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đất công ích
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất công íc hở một số địa phương
trong nước
2.2.2.1. Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm gần đây mặc dù đã được sự quan tâm của Nhà nước, các cấp, Bộ ngành về đất đai cụ thể hơn lữa là về đất công ích, về hiệu quả sử dụng của nhóm đất công hiện đang được Nhà nước quản lý theo phân cấp. Theo quy định, quỹ đất công ích được sử dụng vào các mục đích như cho thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc xây dựng công trình công cộng tại cấp xã, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; tiền thu được từ việc cho thuê quỹ đất công ích được dùng cho nhu cầu công ích của địa phương. Tuy nhiên, do quỹ đất này trước đây chưa được quy hoạch gọn vùng mà nằm rải rác, xen kẹt và sự lỏng lẻo trong công tác quản lý dẫn tới bị sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chiếm dụng, cho thuê sai quy định... ở một số nơi (Văn phòng UBND huyện Yên Phong, 2017).
Để việc quản lý đất công ích trên địa bàn huyện Yên Phong trong thời gian tới đi vào nền nếp, đúng pháp luật rất cần các giải pháp đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Theo đó, UBND các xã, thị trấn cần kiên quyết thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai quy định; có kế hoạch cụ thể thanh tra tình hình quản lý, sử dụng quỹ đất công ích, việc thu chi tài chính từ nguồn cho thuê đất công ích tại các xã, phường, thị trấn.
Các xã, phường, thị trấn cần tiếp tục rà soát lại quỹ đất công ích, giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn tại của quỹ đất công ích do địa phương quản lý; chịu trách nhiệm về việc để các hộ gia đình xây dựng trái phép trên đất công ích, mượn, chuyển nhượng đất công ích, tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật. Đồng thời có biện pháp ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công ích trái pháp luật; không hợp thức hóa và làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp vi phạm; không áp dụng hoặc đề nghị hỗ trợ thiệt hại ngoài chính
sách quy định cho các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đất công khi Nhà nước thu hồi (Văn phòng UBND huyện Yên Phong, 2017).
Bên cạnh đó, các sở, ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý, thực hiện nghiêm quy hoạch có liên quan, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chủ động kiểm tra, hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất đai cho cấp huyện, cấp xã và tổ chức, cá nhân. Kiên quyết thanh lý, hủy bỏ hợp đồng đã ký với các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thuê đất không đúng thời gian theo quy định để ký lại hợp đồng; lập hồ sơ xử lý các trường hợp tự ý xây dựng trái phép; làm rõ số tiền thu, chi từ việc cho thuê đất công ích để quản lý, sử dụng theo quy định... Trên cơ sở Luật Đất đai, chủ động nghiên cứu, đề xuất quy định về giao đất, cho thuê đất, gia hạn thời gian sử dụng đất; lựa chọn các địa phương, khu vực có vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất công ích nghiêm trọng, kéo dài, chậm xử lý để thanh tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm, xử lý nghiêm minh trước pháp luật (Văn phòng UBND huyện Yên Phong, 2017).
2.2.2.2. Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai năm 2014 trên địa bàn huyện Thái Thụy, Phong Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai kế hoạch ngay đầu năm, kết quả đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực. Về tổ chức, triển khai thi hành pháp luật đất đai: công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai luôn được quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: mở các chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình, mỗi tháng phát 1 lần;Tổ chức hội nghị triển khai cho cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể cấp huyện và UBND các xã, trị trấn; phối hợp với Công đoàn viên chức huyện Thái Thụy tổ chức hội nghị tuyên truyền cho cán bộ Công đoàn cơ sở thuộc khối các cơ quan huyện; phối hợp cùng cấp xã tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn ở cấp huyện, xã cho 13/13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; các huyện, thành, thị triển khai, quán triệt Luật Đất đai cho 277/277 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tích cực và kịp thời việc ban hành văn bản quy phạm, văn bản chỉ đạo về công tác quản lý đất đai tại địa phương, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị, UBND tỉnh ban hành 02 Quy định cụ thể và 03 văn bản chỉ đạo.
Đẩy mạnh Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoàn thành đạt 92,1%); xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Năm
2014, triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính 05 xã với diện tích đã lập bản đồ địa chính để phục vụ cấp và cấp đổi GCNQSDĐ.
Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực đất đai đã được UBND huyện quan tâm: UBND huyện đã cấp kinh phí cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai, tuyên truyền pháp luật về đất đai; bố trí trong dự toán chi 10% nguồn thu tiền sử dụng đất cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo đúng chỉ tiêu kế hoạch. Bên cạnh đó công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy về đất đai cũng được thực hiện đúng chỉ đạo
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thái Thụy trong năm 2014 đã tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả khá tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ tài nguyên và Môi trường, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được Huyện ủy, UBND huyện giao (Phạm Văn Luật, 2013).