Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 96)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đất công ích

4.3. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất công

4.3.2. Giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

Một số loại đất cũng nên cho các hộ có quyền chuyển đổi trên nguyên tắc sử dụng với cùng mục đích là đất xây dựng các công trình làm dịch vụ sản xuất của hộ.

Bổ sung thêm quy định về điều kiện chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất canh tác theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, nhưng phải quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất canh tác của các hộ nông dân. Nên quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ nông dân nhất thiết phải qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người nhận chuyển nhượng phải thực sự sử dụng vào sản xuất nông nghiệp; người chuyển nhượng đất canh tác vì gia đình thực sự không có yêu cầu; trừ số chuyển đổi được ngành nghề; đối với những trường hợp vì khó khăn bất khả kháng phải tính đến việc chuyển nhượng đất thì Nhà nước mua lại quyền sử dụng đất này và cho người chuyển nhượng thuê lại quyền sử dụng đất; đồng thời chính quyền, đoàn thể cần có biện pháp giúp đỡ để người nông dân không phải vì chuyển nhượng đất rồi lâm vào cảnh bần cùng.

Khi thời hạn sử dụng đất đã hết mà hộ gia đình vẫn có nguyện vọng tiếp tục cho thuê đất thì cần có sự thương lượng giữa chính quyền, Hội Nông dân và các

đoàn thể ở địa phương (đưa vào quỹ dự trữ đất nông nghiệp của địa phương).

4.3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Tại huyện Yên Thế, mức độ nhận thức của người dân về đất công ích còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó cũng còn thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của người quản lý... dẫn đến việc SDĐ chưa hiệu quả và công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu và thực hiện đúng pháp luật của nhà nước về đất công ích, có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn phức tạp, lại trong quá trình công tác quản lý có nhiều thay đổi nhiều. Các cấp chính quyền cần cập nhật, tổng hợp để biên soạn một cách hệ thống, đơn giản cho phù hợp từng khu vực dân cư, từng loại đối tượng cụ thể để tuyên truyền. Tuyên truyền pháp luật cần gắn với quy hoạch, kế hoạch SDĐ, các mục tiêu QLNN về đất công ích, chính sách phát triển để mọi người hiểu và tự nguyện tham gia, tránh bệnh hình thức. Tuyên truyền cần nắm bắt nhu cầu của từng loại đối tượng, các lợi ích mà họ quan tâm và cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì để được hưởng quyền lợi đó, tránh thông tin thừa khó nắm bắt. Người dân hiểu biết về pháp luật thì ý thức chấp hành sẽ tốt hơn. Điều này đặt ra công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho lãnh đạo huyện, nhà quản lý về đất đai cần được tăng cường triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, hầu hết các đối tượng được hỏi đều cho rằng việc công khai quy hoạch, kế hoạch cũng như các thông tin khác về đất là cần thiết. Hiện công tác này chưa được quan tâm thích đáng, trong thời gian tới cần tập trung giải quyết bằng cách: tạo nguồn thông tin như đo đạc, quản lý, quy hoạch chi tiết, công khai quy hoạch, cập nhật sự biến động diện tích đất đai, mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc tích cực trong công tác QLNN về đất đai. Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành luật pháp.

Huyện cần tiếp tục rà soát các văn bản pháp quy, loại bỏ các văn bản lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu quản lý của nhà nước dù mới ban hành. Cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng

của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi cao

Để xây dựng cho người dân niềm tin vào các hoạt động quản lý của chính quyền cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật đất đai, thông báo rộng rãi kết quả để mọi người biết, tạo hiệu ứng răn đe ngăn chặn vi phạm. Trên thực tế, có không ít đối tượng vi phạm quản lý và SDĐ lại là những người nắm rất rõ về pháp luật đất đai và có quan hệ với nhiều cơ quan QLNN. Do vậy, đòi hỏi sự nghiêm minh của việc thực thi pháp luật trong quản lý, tuyên truyền phải gắn với xử lý vi phạm. Nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai, tỉnh cũng cần xây dựng cơ chế khuyến khích về vật chất, tinh thần cho cán bộ quản lý, người dân thực hiện tốt, hoặc sáng tạo trong thực hiện quy chế dân chủ đối lĩnh vực QLĐĐ. Thông qua việc tạo ra các lợi ích thiết thực người dân sẽ nhận thức được những quyền lợi cụ thể từ hành động tham gia của mình vào QLĐĐ của chính quyền, tránh tuyên truyền suông, nói một đằng làm một nẻo. Hiện nay, động cơ khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động QLNN về đất đai còn hạn chế, đối với cả người dân và cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, của các tổ chức, đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách về QLNN về đất đai, cần xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền, giám sát quản lý, cần khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân trong nhận thức, hiểu và tự nguyện tham gia QLNN về đất đai, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của huyện.

Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trong hoạt động quản lý và SDĐ đai nói chung và Đất công ích nói riêng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới QLNN về Đất công ích. Việc nâng cao ý thức pháp luật đất đai của cán bộ QLNN về đất nông nông nghiệp và người SD đất công ích có tác dụng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo các quy phạm pháp luật đất đai được thực hiện tốt hơn.

Cần nâng cao ý thức pháp luật, luật đất đai, đảm bảo cho ý thức pháp luật, luật đất đai trở thành nhân tố tác động có hiệu quả tới công tác quản lý thì cần phải:

- Tuyên truyền, phổ biến hệ thống văn bản pháp luật và luật đất đai cho toàn thể cán bộ và nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Làm cho mọi người hiểu rõ pháp luật đất đai và các quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đai nói

chung và đất công ích nói riêng, nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của pháp luật đất đai trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.

- Đưa môn học Quản lý đất đai vào trong các trường đại học để giảng dạy cho sinh viên. Đây là một phương pháp có tính chiến lược bởi sinh viên là những cán bộ trong tương lai.

4.3.2.3. Hoàn thiện công tác đo đạc lập bản đồ địa chính

- Công tác khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa chính cần phải nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của cán bộ địa chính thực hiện tốt công tác khảo sát, đo đạc.

- Bổ sung cán bộ trong quá trình khảo sát, đo đạc ở cấp xã, thị trấn giúp công tác khảo sát đo đạc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.

- Đầu tư kinh phí hợp lý để công tác khảo sát, đo đạc tiến hành nhanh gọn, hiệu quả.

- Cử cán bộ huyện về hướng dẫn, giám sát việc khảo sát đo đạc tại các xã, thị trấn đảm bảo công tác khảo sát đo đạc đạt độ chính xác cao.

- Đầu tư trang bị máy móc hiện đại trong quá trình đo đạc để đạt độ chính xác cao.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã làm công tác thống kê, kiểm kế đất để công tác thống kê, kiểm kê đất chính xác cả về diện tích về các loại đất.

- Bổ sung cán bộ địa chính xã làm đảm bảo tiến độ hoàn thành nhanh chóng, kịp thời.

- Cử cán bộ cấp huyện về hướng dẫn, giám sát công tác thống kê, kiểm kê Đất công ích tại các xã để nâng cao công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện đúng quy định, độ chính xác cao.

- Tăng cường công tác khảo sát thực tế trong thống kê, kiểm kê đất công ích. Tránh trường hợp chỉ thực hiện dựa vào hiện trạng SDĐ kỳ trước rồi kết hợp với sổ theo dõi biến động, sổ nhật ký và những sổ sách địa chính khác để lên kết quả thống kê, kiểm kê cho kỳ hiện tại.

- Hỗ trợ kinh phí phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê nhằm đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của công tác thống kê, kiểm kê đất công ích.

4.3.2.4. Tăng cường hiệu lực pháp luật, có chế tài xử lý vi phạm pháp luật đất đai nghiêm khắc, triệt để

Chúng ta thấy trong thời gian qua có rất nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo với xu hướng ngày càng tăng. Trong đó có không ít những vụ việc liên quan đến cán bộ công chức làm mất dần niềm tin của nhân dân. Để khắc phục thực tế đó, huyện Yên Thế cần cấp thiết đề ra phương hướng giải quyết cứng rắn hơn nữa, trừng trị thích đáng những kẻ suy thoái đạo đức, nhân cách người cán bộ chân chính. Đặc biệt, huyện cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm những vụ việc còn tồn đọng trong những năm qua để ốn định tình hình sử dụng đất trong huyện. Đi đôi với việc áp dụng những chế tài xử phạt một cách nghiêm túc, huyện Yên Thế cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đế kịp thời phát hiện sai phạm để có phương hướng chấn chỉnh.

Nếu làm tốt công tác thanh tra, kiếm tra và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai chắc chắn bộ máy quản lý đất đai từ cấp huyện đến cơ sở sẽ trở nên trong sạch hơn và quản lý nhà nước về đất công ích cũng sẽ có những chuyển biến tích cực.

4.3.2.5. Tăng cường quản lý tài chính thu được từ đất công ích

Phải có một cơ chế tài chính chung và thống nhất trên phạm vi cả nước, cần quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý sử dụng nguồn từ quỹ đất công ích, có chế tài xử lý các sai phạm liên quan đến sử dụng nguồn thu này; cơ chế, chính sách, phương thức đấu thầu, giao khoán làm lành mạnh hóa nguồn thu từ đất công ích, làm tăng niềm tin của người người nông dân đối với chính quyền cơ sở.

4.3.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ quản lý Nhà nước về đất

công ích

Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về đất đai của huyện Yên Thế hiện được xem là yếu và chưa thực sự mạnh cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Chính quyền các cấp của huyện cần tăng cường công tác kiện toàn công tác cán bộ làm thay đổi nhận thức của công chức thực hiện QLNN về đất đai.

Đối với công tác nhân sự cần công khai các tiêu chuẩn thi tuyển công chức, thi tuyển các chức vụ QLNN, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng kỷ luật phải rõ ràng có khoa học. Sau đó cần được công bố rộng rãi để mọi người biết, phấn đấu, đánh giá và kiểm tra. Cần thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm. Kiên

quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, đảng viên không đủ tư cách phẩm chất trình độ chuyên môn.

Coi việc tuyên truyền giáo dục cán bộ đảng viên sống và làm việc theo phong cách đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên. Từ đó, phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ QLNN vi phạm tiêu cực trong quản lý đất đai, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cũng như việc kiểm tra chặt chẽ QLNN về đất đai, tạo hệ thống kênh thông tin ngắn nhất trong QLNN về đất đai giữa các cấp quản lý.

Một trong những biện pháp thiết thực và mang lại hiệu quả là cần tập trung cũng cố bộ máy QLNN về đất đai của cấp xã, thị trấn. Bởi vì, khi nói đến QLNN về đất, thì không thể không nói đến quản lý của chính quyền cơ sở. Đất đai gắn liền địa bàn xã, thị trấn và được sử dụng sinh lợi từ địa bàn cơ sở. Chính quyền xã, thị trấn là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và thường trực, trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động SDĐ của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hàng ngày. Người ta không thể quản lý tốt về đất đai ở một địa bàn cụ thể nào đó mà ở đấy chính quyền cơ sở yếu kém về năng lực, có nhiều tiêu cực. Thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền cơ sở vững mạnh, thì nơi đó thường không để xẩy ra các bê bối trong QLNN về đất đai, cũng như các vụ kiện cáo tranh chấp đất đai kéo dài. Các mối quan hệ về đất đai chủ yếu phát sinh từ cơ sở, về mặt xã hội đất đai gắn liền với các khái niệm về “lãnh thổ”, “địa phận”, “địa chỉ”, gắn liền với lịch sử phát triển của đơn vị hành chính như xã, thị trấn... Do vậy, cần quan tâm, đầu tư thích đáng cả về lượng và chất đối với chính quyền cấp cơ sở.

Tiếp tục rà soát các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị cá nhân để có thể phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý. Thực hiện tốt việc phân cấp phân quyền trong quản lý theo nguyên tắc: Công việc của đơn vị nào, cấp nào giải quyết tốt hơn thì giao cho đơn vị đó, cấp trên chỉ tập trung hướng dẫn và tăng cường kiểm tra giúp đỡ cấp dưới thức hiện.

Tập trung đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ QLNN về đất đai cho cán bộ QLNN về đất đai, cán bộ chủ chốt của xã, thị trấn nhằm nâng cao nghiệp vụ. Chăm lo giáo dục tư tưởng, vật chất, đời sống cho cán bộ, quy định chế độ khen thưởng và kỷ luật rõ ràng. Kiên quyết loại bỏ các cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi bộ máy QLNN về đất đai.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, ở các cấp chính quyền đặc biệt chính quyền cơ sở, xây dựng cơ chế Cấp ủy Đảng và chính quyền cùng chịu trách nhiệm theo chức năng và nhiệm vụ được giao, nếu để xảy ra các sai phạm yếu kém trong QLNN về đất đai tại địa phương. Tăng cường sự giám sát thi hành pháp luật của các cơ quan HĐND các cấp bằng các chương trình giám sát với các nội dung cụ thể. Cần có những biện pháp để kiểm tra trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan kiểm tra, giám sát, công bố kết quản công khai để mọi người dân cùng biết, tránh tình trạng không có ai, cơ quan nào kiểm tra đối với các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát; vận động sự tham gia QLNN về đất đối với các tổ chức đoàn thể, người dân làm tốt việc thực hiện nghiêm Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH 11, ngày 20/4/2007 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tiếp tục chỉ đạo triển khai cải cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)